Tình hình dân sin h kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của các vùng dân cư đến chất lượng nước suối ngọc tuyền đoạn chảy qua thành phố lạng sơn​ (Trang 38)

Phạm vi nghiên cứu thuộc địa bàn thành phố Lạng Sơn, theo Báo cáo số 602/BC-UBND ngày 04/12/2018 của UBND thành phố Lạng Sơn về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2018, mục tiêu, nhiệm vụ năm 2019, cho thấy:

- Về kinh tế: Hoạt động thƣơng mại, dịch vụ trên địa bàn tiếp tục đƣợc duy trì, nguồn cung hàng hóa phong phú, giá cả thị trƣờng cơ bản ổn định, các mặt hàng thiết yếu đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân. Các dịch vụ đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc, vận chuyển hàng hoá và đi lại của nhân dân. Đẩy mạnh công tác quảng bá về du lịch, tham gia các sự kiện văn hoá trong, ngoài tỉnh; xây dựng Đề án phát triển du lịch thành phố Lạng Sơn giai đoạn 2018 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030; tổ chức hội nghị gặp mặt các tổ chức, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch và triển khai các danh mục dự án du lịch kêu gọi đầu tƣ. Tổng số lƣợng khách du lịch trên địa bàn năm 2018 ƣớc đạt 1.748.200 lƣợt, trong đó khách quốc tế là: 182.680 lƣợt; khách nội địa là: 1.565.520 lƣợt khách.

Theo phiếu điều tra thu thập đƣợc, khu vực dân cƣ sinh sống gần suối Ngọc Tuyền chủ yếu là các hộ gia đình, có khoảng vài chục hộ sản xuất, buôn bán nhỏ lẻ; ở tất cả các hộ gia đình này đều đã đầu tƣ xây dựng bể tự hoại để xử lý nƣớc thải sinh hoạt phát sinh; có các thùng rác để đựng rác thải theo đúng quy định.

- Công tác quản lý đô thị, đất đai, môi trƣờng, xây dựng cơ bản: Tiếp tục tăng cƣờng công tác quản lý quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất và quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị. Tăng cƣờng công tác quản lý trật tự xây dựng, đã cấp 676 giấy phép xây dựng, cải tạo nhà ở cho tổ chức, nhân dân; Kiểm tra 827 công trình xây dựng, tỷ lệ công trình có giấy phép đạt 98,79%; Tiếp tục thực hiện công tác bồi thƣờng GPMB 40 dự án, trong đó có 2 dự án trọng

điểm của tỉnh là dự án: Cầu Kỳ Cùng và dự án: Đƣờng cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn. Thành lập đoàn kiểm tra công tác bảo vệ môi trƣờng đối với 66 đơn vị, đã xử phạt vi phạm hành chính 12 cơ sở với số tiền 66,75 triệu đồng. Thu gom, vận chuyển và xử lý đƣợc trên 96% lƣợng rác thải sinh hoạt, phế thải xây dựng cơ bản đảm bảo vệ sinh môi trƣờng và mỹ quan đô thị.

- Lĩnh vực văn hóa xã hội: Tăng cƣờng công tác quản lý nhà nƣớc trên lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch, thông tin và truyền thông; thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ, phát huy giá trị các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh gắn với phát triển du lịch; tiến hành tu bổ, sửa chữa di tích đền Kỳ Cùng, Cửa Đông, Cửa Bắc, Pác Moòng...; xây dựng phƣơng án sửa chữa, cải tạo khuôn viên đồng chí Hoàng Văn Thụ và chỉnh trang khu danh thắng Nhị - Tam Thanh - Thành nhà Mạc do đẩy mạnh xã hội hóa trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, đã huy động ủng hộ trên 26,6 tỷ đồng. Duy trì tốt công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân, đảm bảo cung cấp đầy đủ thuốc, vật tƣ y tế đáp ứng nhu cầu phục vụ công tác khám chữa bệnh, đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát an toàn vệ sinh thực phẩm.

3.1.3. Tình hình và ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến chất lượng nước suối Ngọc Tuyền

Lạng Sơn nằm trong quy hoạch phát triển tuyến hành lang kinh tế: Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng và đặc biệt hiện nay Thủ tƣớng Chính phủ đã có quyết định thành lập Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn và ban hành quy chế hoạt động của Khu kinh tế với các chính sách đầu tƣ mở rộng, cơ chế quản lý năng động đó mở ra cho du lịch Lạng Sơn thời cơ, vận hội mới để phát triển.

Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn đã và đang định hƣớng phát triển du lịch Lạng Sơn tƣơng xứng với tiềm năng thế mạnh trên địa bàn để nhanh chóng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, góp phần đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Phát

triển du lịch phải tạo ra sự liên kết chặt chẽ giữa các ngành kinh tế, văn hóa - xã hội; phải gắn với việc giữ gìn và phát huy truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc; kết hợp giữa việc bảo vệ và cải thiện môi trƣờng sinh thái; giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội để Lạng Sơn trở thành một trong những trung tâm du lịch lớn của vùng Đông Bắc.

Theo thống kê của Sở Văn hóa thể thao và Du lịch tỉnh Lạng Sơn, lƣợng khách du lịch đến tham quan thành phố Lạng Sơn trong năm 2018 là 1.748.200 lƣợt và trong 4 tháng đầu năm 2019 số lƣợng khách đến tham quan là 682.733 lƣợt. Đặc biệt, theo số liệu của Ban quản lý khu di tích danh thắng Nhị - Tam Thanh ƣớc tính trong 5 năm trở lại đây, lƣợng du khách đến tham quan danh thắng ngày một tăng, cụ thể :

+ Trong năm 2014: Lƣợng du khách đến tham quan là 368.792 lƣợt ngƣời; + Trong năm 2015: Lƣợng du khách đến tham quan là 399.648 lƣợt ngƣời; + Trong năm 2016: Lƣợng du khách đến tham quan là 400.186 lƣợt ngƣời; + Trong năm 2017: Lƣợng du khách đến tham quan là 452.850 lƣợt ngƣời; + Trong năm 2018: Lƣợng du khách đến tham quan là 529.392 lƣợt ngƣời; + Trong 4 tháng đầu năm 2019: Số lƣợng khách đến tham quan là 176.855 lƣợt.

Nhƣ vậy, chứng tỏ Khu danh lam thắng cảnh Nhị- Tam Thanh, thành phố Lạng Sơn là điểm thu hút nhiều khách du lịch. Tuy nhiên, với lƣợng du khách đến tham quan nhiều đồng nghĩa với lƣợng rác thải, nƣớc thải của du khách thải ra tƣơng đối lớn mà ý thức về bảo vệ môi trƣờng của một số bộ phận khách du lịch chƣa cao và việc bố trí các thùng rác, các nhà vệ sinh công cộng của Ban quản lý còn hạn chế nên điều này đã phần nào làm ảnh hƣởng đến chất lƣợng môi trƣờng khu du lịch, cụ thể là làm ảnh hƣởng đến chất lƣợng nƣớc của suối Ngọc Tuyền đoạn chảy qua hang Nhị Thanh.

Hang Nhị Thanh với chiều dài lòng động là 364m, chỗ rộng nhất là 10m, chỗ hẹp nhất 5m, lòng hang chạy ngoằn ngoèo với nhiều ngõ ngách trong dãy núi đá vôi. Để đảm bảo vệ sinh môi trƣờng trong hang Nhị Thanh hiện nay, Ban quản lý khu di tích thành phố Lạng Sơn đã bố trí 7 thùng rác để chứa rác thải của du khách khi đi tham quan và 02 khu vực nhà vệ sinh công cộng ở khu vực bãi để xe của khách và khu vực văn phòng của tổ quản lý hang Nhị Thanh. Tuy nhiên, vị trí thùng rác, nhà vệ sinh bố trí chƣa hợp lý nên đôi khi du khách vẫn còn vứt rác bừa bãi gây mất mỹ quan trong lòng động.

CHƢƠNG 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Đánh giá các nguồn thải của khu dân cƣ có ảnh hƣởng đến chất lƣợng nƣớc suối Ngọc Tuyền

4.1.1. Các nguồn thải từ khu dân cư thải vào suối Ngọc Tuyền

Theo thống kê của UBND phƣờng Tam Thanh và xã Hoàng Đồng thành phố Lạng Sơn dân cƣ sinh sống dọc theo suối Ngọc Tuyền có khoảng 605 hộ gia đình thuộc các khối dân cƣ 2, 6, 7, 8, 11 của phƣờng và 01 thôn của xã Hoàng Đồng, trong đó có: 04 cơ quan, đơn vị; 04 hộ chăn nuôi lợn (bình quân mỗi hộ nuôi từ 30 - 40 con); 20 cơ sở sản xuất, kinh doanh; còn lại là các hộ gia đình. Qua khảo sát thực tế cho thấy, nguồn thải vào dòng suối Ngọc Tuyền có 2 nguồn chính là: nƣớc thải sinh hoạt và nƣớc thải chăn nuôi, còn 20 cơ sở sản xuất, kinh doanh chủ yếu là kinh doanh dịch vụ, tạp hóa không phát sinh nƣớc thải trong quá trình sản xuất.

Theo kết quả điều tra thực tế cho thấy, hầu hết ở tất cả các hộ gia đình sống xung quanh động Nhị - Tam Thanh đều đã đầu tƣ xây dựng bể tự hoại 2 hoặc 3 ngăn để xử lý nƣớc thải sinh hoạt phát sinh; đối với 04 hộ chăn nuôi lợn cũng đã đầu tƣ xây dựng mỗi hộ 02 hầm biogas để xử lý nƣớc thải chăn nuôi. Tuy nhiên, nếu các nguồn thải này chƣa đƣợc xử lý triệt trƣớc khi xả thải sẽ gây ô nhiễm cho nƣớc suối Ngọc Tuyền.

Qua điều tra, khảo sát số hộ dân xả thải vào suối Ngọc Tuyền gây ô nhiễm khu vực động Nhị Thanh, thành phố Lạng Sơn cho thấy nguồn thải tập trung chủ yếu là dân cƣ khối 6, 7 và khối 11 với tổng số 1265 ngƣời tƣơng đƣơng với khoảng 285 hộ dân, kết quả điều tra cho thấy:

- Khối 6 gồm:

+ Ngõ 5 đƣờng Tam Thanh: điều tra đƣợc 43 hộ với 195 nhân khẩu, trong đó có 02 hộ chăn nuôi lợn. Tuyến đƣờng này có hệ thống cống thoát nhỏ, không

có nắp đậy. Nƣớc thải sau xử lý của các hộ dân theo hệ thống thoát nƣớc chung chảy vào suối Ngọc Tuyền. Các hộ dân chủ yếu sử dụng nƣớc máy.

+ Đƣờng Ngô Thì Sỹ: điều tra đƣợc 82 hộ với 413 nhân khẩu, trong đó có 02 hộ chăn nuôi lợn. Trên tuyến đƣờng này có hệ thống thoát nƣớc hở không có nắp đậy thƣờng xuyên gây mùi khó chịu. Nƣớc thải sau xử lý của các hộ dân theo hệ thống thoát nƣớc chung chảy vào suối Ngọc Tuyền. Các hộ dân gần cửa động Nhị Thanh chủ yếu dùng cả nƣớc giếng và nƣớc máy.

- Khối 7: điều tra đƣợc 52 hộ với 210 nhân khẩu. Nƣớc thải sau xử lý của các hộ dân theo hệ thống thoát nƣớc chung chảy vào suối Ngọc Tuyền. Khu vực này có hệ thống cống ngầm. Các hộ dân chủ yếu sử dụng nƣớc máy, một vài hộ dùng nƣớc giếng khoan.

- Khối 11: điều tra đƣợc 108 hộ với 447 nhân khẩu, trong đó có 2 hộ cho thuê nhà trọ khoảng 5 phòng trọ. Nƣớc thải sau xử lý của các hộ dân theo hệ thống thoát nƣớc chung chảy vào suối Ngọc Tuyền. Tại khối 11 có 2 điểm xả nƣớc thải ra suối Ngọc Tuyền là điểm xả tại đƣờng Lê Hồng Phong và đƣờng Ngô Thì Nhậm. Khu vực này có hệ thống cống ngầm và vệ sinh tƣơng đối sạch sẽ. Các hộ dân chủ yếu sử dụng nƣớc máy.

Còn lại là các hộ dân tại khối 2 và 8 với 320 hộ. Hầu hết các hộ này không xả nƣớc thải vào suối Ngọc Tuyền mà nƣớc thải sau xử lý đƣợc xả vào hệ thống thoát nƣớc của mặt đƣờng Bến Bắc - phƣờng Tam Thanh.

Nhƣ vậy, tại khu vực dân cƣ khối 2, 6, 7, 8 và 11 của phƣờng Tam Thanh có tất cả 5 điểm xả nƣớc thải vào suối Ngọc Tuyền, cụ thể là:

+ 01 điểm xả tại: Ngõ 5 đƣờng Tam Thanh, khối 6, phƣờng Tam Thanh; + 01 điểm xả tại: đƣờng Ngô Thì Sỹ, khối 6, phƣờng Tam Thanh;

+ 01 điểm xả tại: Khối 7, phƣờng Tam Thanh;

+ 01 điểm xả tại: đƣờng Lê Hồng Phong, khối 11, phƣờng Tam Thanh; + 01 điểm xả tại: đƣờng Ngô Thì Nhậm, khối 11, phƣờng Tam Thanh.

Lƣợng nƣớc thải từ khu dân cƣ (khối 2, 6, 7, 8, 11) đổ vào dòng suối Ngọc Tuyền khoảng 193,7m3/ngày đêm, cụ thể nhƣ sau:

+ Nƣớc thải sinh hoạt: Lƣợng nƣớc ƣớc tính từ khu dân cƣ đổ vào dòng suối là 5.715m3

/tháng, tƣơng đƣơng 190,5 m3/ ngày đêm;

+ Nƣớc thải chăn nuôi: Theo số liệu thống kê có 4 hộ chăn nuôi, mỗi hộ nuôi khoảng 30-40 con lợn. Tổng lƣợng nƣớc thải chăn nuôi phát sinh từ 4 hộ là 97m3/tháng, tƣơng đƣơng với 3,2 m3 nƣớc thải chăn nuôi/ngày.

4.1.2. Đặc trưng nguồn thải tác động đến nước suối Ngọc Tuyền

Nhƣ đã trình bày phần trên, nguồn thải vào dòng suối Ngọc Tuyền có 2 nguồn chính là: nƣớc thải sinh hoạt và nƣớc thải chăn nuôi.

3.2.2.1 Đặc trưng nước thải sinh hoạt

Lƣợng nƣớc thải sinh hoạt theo ƣớc tính từ khu dân cƣ đổ vào dòng suối là 5.715m3/tháng, tƣơng đƣơng 190,5 m3/ ngày đêm.

Thành phần của nƣớc thải sinh hoạt đƣợc chia làm hai loại chính: nƣớc đen và nƣớc xám. Nƣớc đen là nƣớc thải từ nhà vệ sinh, chứa phần lớn các chất ô nhiễm, chủ yếu là: chất hữu cơ, các vi sinh vật gây bệnh và cặn lơ lửng. Nƣớc xám là nƣớc phát sinh từ quá trình rửa, tắm, giặt, với thành phần các chất ô nhiễm không đáng kể. Các thành phần ô nhiễm chính đặc trƣng thƣờng thấy ở nƣớc thải sinh hoạt là BOD5, COD, Nitơ và Phốt pho. Các chất hữu cơ có trong nƣớc thải sinh hoạt chủ yếu là các loại carbonhydrate, protein, lipid là các chất dễ bị vi sinh vật phân hủy. Khi phân hủy thì vi sinh vật cần lấy oxi hòa tan trong nƣớc để chuyển hóa các chất hữu cơ nói trên thành CO2, N2, H2O, CH4... Một yếu tố gây ô nhiễm quan trọng trong nƣớc thải sinh hoạt, đặc biệt là trong phân, đó là các loại mầm bệnh đƣợc lây truyền bởi các vi sinh vật có trong phân. Vi sinh vật gây bệnh từ nƣớc thải có khả năng lây lan qua nhiều nguồn khác nhau, qua tiếp xúc trực tiếp, qua môi trƣờng (đất, nƣớc, không khí, cây trồng, vật nuôi, côn trùng…), thâm nhập vào cơ thể ngƣời qua đƣờng thức ăn, nƣớc uống, hô

hấp… và sau đó có thể gây bệnh. Vi sinh vật gây bệnh cho ngƣời bao gồm các nhóm chính là virus, vi khuẩn, nguyên sinh bào và giun sán.

4.1.2.2. Đặc trưng nước thải chăn nuôi

Tổng lƣợng nƣớc thải chăn nuôi phát sinh từ 4 hộ là 97m3/tháng, tƣơng đƣơng với 3,2 m3

nƣớc thải chăn nuôi/ngày.

Nƣớc thải chăn nuôi là một loại nƣớc thải rất đặc trƣng và có khả năng gây ô nhiễm môi trƣờng cao do có chứa hàm lƣợng cao các chất hữu cơ, cặn lơ lửng, N, P và vi sinh vật gây bệnh, cụ thể:

 Các chất hữu cơ: hợp chất hữu cơ chiếm 70–80% bao gồm cellulose, protit, acid amin, chất béo, hidrat carbon và các dẫn xuất của chúng, thức ăn thừa. Các chất vô cơ chiếm 20–30% gồm cát, đất, muối, ure, ammonium, muối chlorua, SO42-,…

 N và P: khả năng hấp thụ N và P của các loài gia súc, gia cầm rất kém, nên khi ăn thức ăn có chứa N và P thì chúng sẽ bài tiết ra ngoài theo phân và nƣớc tiểu. Trong nƣớc thải chăn nuôi heo thƣờng chứa hàm lƣợng N và P rất cao. Hàm lƣợng N-tổng = 200 – 350 mg/l trong đó N-NH4 chiếm khoảng 80- 90%; P-tổng = 60-100mg/l.

 Sinh vật gây bệnh: Nƣớc thải chăn nuôi chứa nhiều loại vi trùng, virus và trứng ấu trùng giun sán gây bệnh.

4.3. Đánh giá hiện trạng chất lƣợng nƣớc suối Ngọc Tuyền

Để xác định dòng suối Ngọc Tuyền có bị ô nhiễm hoặc bị ô nhiễm ở mức độ nào và chỉ tiêu ô nhiễm môi trƣờng đặc trƣng trong nƣớc suối tôi đã tiến hành phân tích chất lƣợng nƣớc suối Ngọc Tuyền tại 4 điểm tính từ khu vực hồ Phai Ngậu đến cổng sau động Nhị Thanh theo các thời điểm: mùa khô, mùa mƣa, mùa lễ hội và mùa không lễ hội cụ thể là vào các tháng: tháng 11 năm 2018 (mùa khô, không lễ hội), tháng 01 năm 2019 (mùa khô, không lễ hội), tháng 3

năm 2019 (mùa khô, mùa lễ hội), tháng 4 năm 2019 (mùa khô không lễ hội), với các vị trí lấy mẫu cụ thể nhƣ sau:

- Nƣớc suối Ngọc Tuyền tại khu vực hồ Phai Ngậu - Ký hiệu: NM2 (đây đƣợc coi nhƣ mẫu đối chứng vì tại điểm này chƣa tiếp nhận nƣớc thải của khu dân cƣ vào lòng suối);

- Nƣớc suối Ngọc Tuyền tại điểm bắt đầu chảy vào khu dân cƣ - Ký hiệu: NM3 (điểm này để đánh giá chất lƣợng nƣớc suối khi bắt đầu chảy vào khu dân cƣ);

- Nƣớc suối Ngọc Tuyền tại điểm cuối chảy qua khu dân cƣ - Ký hiệu: NM4 (điểm này để đánh giá chất lƣợng nƣớc suối Ngọc Tuyền thay đổi nhƣ thế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của các vùng dân cư đến chất lượng nước suối ngọc tuyền đoạn chảy qua thành phố lạng sơn​ (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)