Theo báo cáo về kinh tế, an ninh quốc phòng 6 tháng đầu năm 2016 cho thấy số hộ sinh sống trong và ngoài ranh giới KBT Đồng Nai là 17.919 hộ với 82.512 nhân khẩu. Trong đó, số hộ trong ranh giới KBT với 1.854 hộ
có 8.368 nhân khẩu. Có 18 dân tộc sinh sống trong và giáp ranh KBT Đồng Nai. Trong đó
tỷ lệ người Kinh cao nhất chiếm 93%, tiếp đến là người Hoa 2,47%, người Chơro chiếm 2,04%; các dân tộc Tày, Nùng, Mường, Khơme và một số dân tộc khác chiếm 1,71%.
Tỷ lệ người trong độ tuổi lao động chiếm trên 55%, tỷ lệ người sống phụ thuộc 45% trong đó có nhiều lao động phụ thuộc từ 15-18 tuổi và trên 55 tuổi vẫn còn sức lao động.
Thu nhập chính của người dân trong khu vực chủ yếu dựa vào trồng trọt và chăn nuôi. Tỷ lệ thu nhập từ phi nông nghiệp và hoạt động dịch vụ chiếm tỷ lệ tương đối từ 20-30 %.
Về trình độ văn hoá, đa phần lao động có trình độ văn hoá còn hạn chế, không qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật.
Nhìn chung, đời sống kinh tế của người dân nơi đây còn nhiều khó khăn. Nghề nghiệp chủ yếu là SXNN mà phụ thuộc vào thiên nhiên nên đời sống còn bấp bênh. Vì vậy, một số người vẫn còn lén lút vào rừng săn bắt, thu hái lâm sản, chăn thả gia súc và tình trạng lấn rừng làm rẫy vẫn còn diễn ra, gây khó khăn cho đơn vị trong công tác QLBVR- PCCR và bảo tồn ĐDSH.
Chương 3
MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi: toàn bộ diện tích 12.499,6 ha rừng thuộc Khu BTTN-Văn hóa Đồng Nai.
3.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định sinh cảnh voi thường sinh sống và kiếm thức ăn. - Xác định các loài thực vật voi thường sử dụng làm thức ăn. - Đề xuất các biện pháp phục hồi sinh cảnh.
3.3. Nội dung nghiên cứu