4.2. Đặc trưng sinh cảnh sống khu vực nghiên cứu
4.2.5. Sinh cảnh đất trống, cây bụi và cây gỗ rải rác
Sinh cảnh này có diện tích thấp nhất với 38,7 ha, chiếm 0,3% tổng diện tích tự nhiên vùng phân bố Voi, phân bố rải rác khắp các khu vực trong vùng. Phần lớn loại thảm này là các trảng cỏ như Cỏ mần trầu - Eleusine indica,Cỏ tranh - Imperata cylindrica, Lau - Erianthus arundinaceus, Lách - Saccharum
spontaneum, Cỏ giác - Panicum sarmentosum, Chít - Thysanolaena maxima,
Cỏ lông - Ischaemum barbatum var. lodiculare, Nghệ rừng - Curcuma thorelii,... mọc dầy đặc rất dễ gây cháy rừng trong mùa khônếu như việc quản
các cây gỗ trở nên khó khăn. Bởi vậy, khả năng phục hồi rừng tự nhiên trên những diện tích này địi hỏi phải có một thời gian dài hoặc điều khiển giữ nguyên hiện trạng để quần thể voi sinh sống và kiếm ăn trên những khu vực này.
Ở những nơi do sản xuất lâu dài đất đai bị thoái hoá (đất nghèo dinh dưỡng và chua) thường là các trảng cây bụi chủ yếu là các loài Mua -
Melastoma saigonense cùng một số loài cây gỗ chịu hạn như Lành ngạnh -
Cratoxylon maingayi, Trâm - Syzygium cumini, Thấu tấu - Aporosa tetrapleura, Kháo - Phoebe pallida, Đỏm - Bridelia balansae, Bùm bụp - Hibiscus macrophylus, Ba soi - Macaranga denticulata, Hu đay - Trema orientalis, Thôi ba - Alangium kurzii, Màng tang - Litsea cubeba, ... mọc xen, tuy không nhiều nhưng là cơ sở ban đầu cho việc phục hồi lại rừng ở đây. Mặc dù sinh cảnh này khơng có ý nghĩa kinh tế song nó khơng chỉ là mơi trường sống cho một số lồi có đặc điểm thích nghi và cịn là nơi cung cấp nguồn thức ăn quan trọng cho Voi.