Các loài có vai trò sinh vật chỉ thị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng côn trùng bộ cánh vảy hoạt động ban ngày ( rhopalocera) và đề xuất biện pháp quản lý tại xã yên phúc, huyện văn quan, tỉnh lạng sơn​ (Trang 59 - 61)

Đa số các loài bướm sau khi vũ hóa thường bay đi đẻ tìm hoa, cây thức ăn để đẻ trứng. Chúng thường bay khá xa từ nơi vũ hóa, trong khi đó một số loài Bướm chỉ di chuyển một vài mét từ nơi vũ hóa. Loài này thường là những loài phân bố hẹp và sống dưới tán rừng. Vì vậy những loài này có thể được sử dụng như là chỉ thị sinh thái cho tình trạng của nơi ở hay chất lượng rừng, các loài này cũng có thể được sử dụng để theo dõi đánh giá hiệu quả của công tác bảo tồn thông qua việc theo dõi sự biến động quần thể các loài bướm theo thời gian. Ngoài ra một số loài bướm có quan hệ chặt chẽ với sinh cảnh trảng cỏ, cây bụi. Những loài này có thể được sử dụng như là chỉ thị sinh thái cho sinh cảnh đó.

Trong số các loài bướm ghi nhận được tại xã Yên Phúc, một số loài bướm có thể được sử dụng như là chỉ thị sinh thái cho tình trạng của rừng vì chúng sống gắn liền với rừng và khi rừng bị phá hay bị tác động đều ảnh hưởng rõ rệt đến chúng. Nếu xét về mặt phân bố có thể chia côn trùng bộ Cánh vảy hoạt động ban ngày ra làm hai nhóm cơ bản là nhóm có phân bố gắn chặt với rừng và nhóm còn lại, trong đó nhóm có đời sống gắn chặt với rừng bao gồm một số loài họ Bướm rừng (Amathusiidae). Tại khu vực nghiên

cứu, chúng tôi gắp loài Thaumantis diores bắt gặp ở sinh cảnh rừng tự nhiên.

Đặc điểm hình thái: Đặc điểm giống: gồm những loài bướm to có màu nâu tối với gốc màu tía. Có viền cánh trước hình vòm và đỉnh trên tròn. Gân 11 nối với gân 12 và gân 10 xuất phát từ gân 7 xa đỉnh vùng trung tâm, nối với gân 11. Vùng trung tâm cánh sau mở. Con cái có

dải hơi trắng gần chót cánh trước cong và mặt dưới của con cái có một đường

giữa sát mép ngoài cánh màu trắng. Loài T.diores có con cái và đực màu nâu

tối. Cánh trước có một dải xanh nhạt lớn kéo dài từ giữa mép trên xuống tận gân 2, dải này không chạm tới vùng trung tâm. Ở cánh sau là một vệt giữa cánh lớn cũng màu xanh dương tía với gân 6 bên trên và kéo dài xuống gân 2. Mặt dưới có màu nâu mượt mà, với viền ngoài cánh nâu sáng mang theo một đường lượn sóng sát mép cánh. Ở cánh sau có đốm trắng vàng nhạt hình ôvan ở khoảng 6 và một đốm màu đen ở khoảng 2 thuộc vùng trung tâm, có một đốm đen nữa ở góc đuôi cánh. Sải cánh: 95-115mm.

Sinh học sinh thái:

Sống ở rừng sâu, thường thấy chúng ở những nơi có rừng tre rậm rạp. Khi chúng bay ánh xanh dương trên cánh lấp loáng thoắt ẩn, thoắt hiện trông cực kỳ quyến rũ và thường sống ở độ cao dưới 1.200m, nhiều hơn khi xuống thấp, trong các khu rừng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng côn trùng bộ cánh vảy hoạt động ban ngày ( rhopalocera) và đề xuất biện pháp quản lý tại xã yên phúc, huyện văn quan, tỉnh lạng sơn​ (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)