Giải pháp quản lý chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng côn trùng bộ cánh vảy hoạt động ban ngày ( rhopalocera) và đề xuất biện pháp quản lý tại xã yên phúc, huyện văn quan, tỉnh lạng sơn​ (Trang 63 - 65)

Từ kết quả điều tra thực tiễn, kế hợp với việc sử dụng, kế thừa tài liệu, luận văn đề xuất các phương hướng quản lý và phát triển loài côn trùng bộ Cánh vảy hoạt động ban ngày nói riêng và hệ sinh thái nói chung tại khu vực nghiên cứu. Từ đó, làm cơ sở để xây dựng các giải pháp cụ thể nhằm bảo tồn, bảo vệ đa dạng sinh học tại xã Yên Phúc:

1. Xây dựng phương án quản lý và bảo vệ rừng bền vững nhằm giảm thiểu các nguy cơ gây suy thoái đa dạng sinh học đã nêu trên;

2. Cần có chương trình giám sát các loài chỉ thị, loài bướm quý, hiếm ở xã Yên Phúc. Việc giám sát bướm nên được tiến hành vào các thời gian cố định trong ngày và tháng, cũng như các điều kiện thời tiết giống nhau;

3. Tuyên truyền, vận động, giáo dục bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường ở xã đới với cộng đồng địa phương. Cần tăng cường lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng và tăng cường công tác tuần tra, kiểm tra rừng.

4.5.3.1. Đối với các cơ quan chính quyền

Cần có sự kết hợp quản lý chặt chẽ của các cơ quan có thẩm quyền, nghiêm cấm các hành vi khai thác, vận chuyển, tiêu thụ, tàng trữ tài nguyên rừng trái phép.

Công tác quy hoạch, phát triển, sử dụng đất, xây dựng các công trình giao thông, thủy lợi,... làm chia cắt sinh cảnh và giảm diện tích rừng. Vì vậy, cần kết hợp cây dựng quy hoạch cùng các cơ quan, ban ngành có liên quan. Cần thay đổi nhận thức một cách toàn diện cả hệ thống chính trị về giá trị thực của rừng. Rừng không chỉ mang lại nguồn lợi trước mắt về tài nguyên mà quan trọng hơn cả đó là giá trị về sinh thái, môi trường.

Tiếp tục và tăng cường công tác vận động, tuyên truyền về giá trị của việc bảo tồn đa dạng sinh học bằng nhiều hình thức cho nhiều đối tượng tham gia vào việc bảo vệ môi trường sinh thái trên toàn tỉnh nói chung và xã Yên Phúc nói riêng.

4.5.3.2. Đối với người dân trong xã và các vùng lân cận

Trong tất cả các nguyên nhân gây suy thoái đa dạng sinh học, nhân tó quan trọng và có ảnh hưởng sâu sắc nhất chính là con người. Vì vậy, cần chú trọng quan tâm, đầu tư cho công tác tuyên truyền về quản lý, giáo dục nâng cao nhận thức và hành vi của người dân. Hướng tới việc phát triển bền vững, liên kết được vấn đề bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên và nhu cầu phát triển của người dân.

Vì vậy, bên cạnh công tác tuyên truyền giáo dục người dân tham gia bảo vệ và phát triển rừng, cần có đề án, phương án phát triển kinh tế bền vững mà không làm suy thoái tài nguyên rừng. Cần tận dụng tối đa các nguồn lợi thế hiện có đảm bảo một phần nào người dân được hưởng lợi từ rừng để nâng cao trách nhiệm của họ trong công tác quản lý bảo vệ rừng.

Đối với dân cư sống tập trung, phải xây dựng các quy ước, hương ước có các quy định về cam kết bảo vệ rừng và tài nguyên rừng. Cộng đồng là chìa khóa quan trọng nhất trong công tác bảo vệ và phát triển rừng. Người dân cần được tuyên truyền, giáo dục và cổ động đầy đủ, tham gia bảo vệ và phát triển rừng cùng với các cơ quan có thẩm quyền. Tăng cường hoạt động của các mô hình chia sẻ lợi ích.

Quản lý nên được xem là vấn đề quản lý xã hội. Khi các quần thể các loài động vật còn có số lượng nhiều đồng thời việc giám sát săn bắt chưa được quan tâm kéo theo sự suy giảm. Tuy nhiên, khi số lượng các loài động vật đã cạn kiệt thì vấn đề bảo tồn loài trở nên cấp thiết và có tính xã hội. Nên bắt đầu từ nhận thức được lợi ích bảo tồn phục vụ lợi ích cho bản thân người dân để họ có trách nhiệm trong công tác bảo tồn động vật hoang dã.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng côn trùng bộ cánh vảy hoạt động ban ngày ( rhopalocera) và đề xuất biện pháp quản lý tại xã yên phúc, huyện văn quan, tỉnh lạng sơn​ (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)