Phương pháp thu thập thông tin:

Một phần của tài liệu Nhận xét lâm sàng, x quang nhóm bệnh nhân viêm tuỷ có hồi phục được chụp tuỷ gián tiếp bằng dycal và eugenate (Trang 26 - 30)

2.2.3.1. Thu thập thông tin lâm sàng

Khám bệnh và thu thập các thông tin lâm sàng gồm:

• Biểu hiện lâm sàng khách quan và chủ quan tổn thương viêm tủy có

• Đánh giá tổn thương trước điều trị theo các tiêu chuẩn đánh giá

• Chụp ảnh trước và sau điều trị 6 tháng

• Chọn vật liệu.

2.2.3.2. Phương pháp khám và đánh giá tình trạng tủy răng:

Chẩn đoán xác định dựa trên các yếu tố cơ năng, thực thể và các thử nghiệm tuỷ.

a. Tuổi bệnh nhân mang lại một số giá trị chẩn đoán:

- Tuổi người già: khó phục hồi do tính chất thoái hoá theo thời gian, số lượng tế bào tuỷ giảm, khả năng lành thương kém.

- Tuỷ trẻ em: nếu xảy ra ở các răng còn chưa đóng cuống thì triệu chứng ít, nhanh chóng chuyển thành VQC trong khi tuỷ vẫn sống.

b.Triệu chứng toàn thân:

- Bệnh lý tuỷ thường không có dấu hiệu toàn thân. Trong trường hợp viêm tuỷ cấp hay gây đau nhức nhiều, bệnh nhân có thể kém ăn, mất ngủ gây tình trạng mệt mỏi.

c. Các triệu chứng cơ năng.

Đặc điểm và tính chất cơn đau có giá trị đặc biệt quan trọng trong chẩn đoán.

• Cơn đau tuỷ điển hình: thường gặp trong viêm tuỷ cấp.

- Đau thành từng cơn, xuất hiện tự nhiên hoặc do các kích thích (nhiệt độ, cơ học…). Cơn đau xuất hiện, mất đi đột ngột. Khi hết cơn thì hoàn toàn không đau.

- Thời gian đau thường từ hàng phút đến hàng giờ: tần số xuất hiện cơn đau ngày càng mau dần.

- Cường độ: đau dữ dội, đập theo nhịp mạch và lan lên nửa mặt, nửa đầu, có khi không xác định được điểm đau rõ rệt.

- Đau nhiều về đêm, đau tăng khi cú cỏc kích thích như nóng lạnh, các tư thế làm dồn mỏu lờn đầu như khi nằm, khi cúi thấp.

• Khi tiền tuỷ viêm, tuỷ xung huyết thì cơn đau có đặc điểm khác:

- Đau tự nhiên thoáng qua hoặc đau khi có kích thích, hết kích thích thì hết đau sau 1,2 phút.

- Cường độ đau vừa phải, số lần xuất hiện cơn đau rất thưa nhau.

• Trong viêm tuỷ mạn: Đau ít, hoặc đau khi có kích thích (giắt thức ăn vào

lỗ sõu…), thường có tiền sử cơn đau tuỷ điển hình trước đó.

• Tuỷ hoại tử: bệnh nhân không có dấu hiệu đau.

d. Các triệu chứng thực thể qua thăm khỏm, tỡm nguyên nhân:

• Thăm khám có thể phát hiện ra lỗ sâu gõy viờm tuỷ, vị trí có thể ở mặt

nhai, mặt bờn, phớa mỏ hoặc lưỡi, sõu thõn hoặc chân răng.

• Thăm khám lỗ sâu thấy đáy có thể mềm, có nhiều ngà mủn có thể thấy

điểm hở tuỷ, dùng trâm thăm dò nhẹ chỗ hở tuỷ này có thể gây đau.

• Răng không có lỗ sâu nhưng có vết nứt, gõ ly tâm đau chói. Hoặc răng

mòn nhiều, có mảnh vỡ lớn có điểm hở tuỷ, cú lừm hỡnh chờm sõu… hoặc răng có cấu trúc dị dạng: cú nỳm phụ.

• Có thể tổ chức cứng của răng bình thường nhưng có VQR: lợi tụt, hở cổ

chân răng, túi lợi sâu, nhiều mủ, răng lung lay.

• Gõ răng: gõ ngang đau rất nhiều, gõ dọc thường đau ít hoặc không đau. Gõ răng là 1 biện pháp giúp xác định vị trí đau, vì đau răng trong

viêm tuỷ thường lan toả nờn khú xác định răng viêm tuỷ nếu không có các tổn thương tổ chức cứng dễ thấy như lỗ sâu, mẻ lớn…

e. Các nghiệm pháp thử tuỷ:

• Cú các nghiệm pháp: thử nóng, lạnh, điện. Nguyên tắc thử tuỷ: là luôn

luôn so sánh với răng lành cùng vị trí (tốt nhất) hoặc đối diện (tốt thứ 2) hoặc bên cạnh (tốt thứ 3).

• Nghiệm pháp thử lạnh:

- Dùng nước đá hay bông tẩm Kelene, đặt ở mặt ngoài răng ở 1/3 phía cổ răng.

- Viêm tuỷ xung huyết cấp rất nhạy cảm với lạnh. - Tuỷ hoại tử không đáp ứng.

• Thử điện:

- Phương pháp: Dùng dòng điện có cường độ thấp (2-6mA) đặt lên bề mặt răng sau khi đã cách ly và bôi paste đánh răng lên bề mặt răng, tăng dần cường độ dòng điện.

- Tuỷ viêm: giảm ngưỡng kích thích. - Tuỷ hoại tử: không đáp ứng.

f. Chụp Xquang: Phim sau ở răng hoặc phim cánh cắn (bitewing).

• Có thể phát hiện các lỗ sâu mặt bên, liên quan của đáy lỗ sâu với

trần tuỷ.

• Xác định, đánh giá tình trạng cuống răng, ống tuỷ giúp cho chẩn

Một phần của tài liệu Nhận xét lâm sàng, x quang nhóm bệnh nhân viêm tuỷ có hồi phục được chụp tuỷ gián tiếp bằng dycal và eugenate (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w