Nội dung nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng, đề xuất biện pháp bảo tồn và phát triển cây xanh đường phố quận hoàn kiếm thành phố hà nội​ (Trang 25)

2.3.1. Nghiên cứu hiện trạng hệ thống cây xanh đường phố khu vực quận Hoàn Kiếm

2.3.1.1. Đánh giá hiện trạng cây xanh đường phố khu vực phố cổ 2.3.1.2. Đánh giá hiện trạng cây xanh đường phố khu vực phố cũ 2.3.1.3. Đánh giá hiện trạng cây xanh đường phố khu vực phố ngoài đê

2.3.2. Đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát triển hệ thống cây xanh đường phố trên địa bàn nghiên cứu

2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.4.1. Phương pháp ngoại nghiệp

2.4.1.1. Phương pháp kế thừa

- Các văn bản có liên quan

- Các tài liệu kết quả nghiên cứu hệ thống cây xanh đƣờng phố quận Hoàn Kiếm - Các số liệu thống kê hệ thống cây xanh đƣờng phố quận Hoàn Kiếm.

- Các sơ đồ, bản đồ hiện trạng hệ thống cây xanh đƣờng phố quận Hoàn Kiếm

2.4.1.2. Phương pháp điều tra hiện trạng

- Điều tra, đo đếm và mô tả ghi chép các tuyến đƣờng, hệ thống cây xanh đƣờng phố, gồm khu phố cổ 76 tuyến, khu phố cũ 71 tuyến, khu phố mới ngoài đê 05 tuyến

- Đo đếm cụ thể và tổng hợp vào phiếu: Khảo sát hiện trạng cây xanh đƣờng phố. Nội dung đo đếm ghi chép gồm:

- Chỉ tiêu chung:

+ Loài cây: gồm tên thƣờng gọi và tên địa phƣơng + Đơn vị quản lý: Công ty, cơ quan, gia đình + Sở hữu: Nhà nƣớc, tập thể, tƣ nhân

+ Số nhà: kèm theo tên, phố, đƣờng. + Mã số loài cây.

- Chỉ tiêu định lƣợng:

+ Đƣờng kính thân cây ở độ cao 1,3m + Chiều cao cây: Chiều cao vút ngọn

+ Chiều cao dƣới cành: Chiều cao tới chỗ phân cành lớn nhất. + Đƣờng kính tán.

+ Vật hậu.

- Đánh giá chất lƣợng cho cây đƣờng phố: tạo bóng mát, cảnh quan, chịu cắt tỉa, ít đổ gẫy, mức độ sinh trƣởng, phát triển...

- Hình thức phối trí và thiết kế cây trồng: điều tra khoảng cách cây, trồng trên dải đất hay theo hố trồng, trồng đan xen hay trồng lẫn, trồng theo hàng hay theo khóm…

- Nhận xét đánh giá mối quan hệ giữa cây xanh và các yếu tố xung quanh (con ngƣời, động vật, các cơ sở hạ tầng kĩ thuật nhƣ giao thông, điện nƣớc, nhà cửa…)

c. Phương pháp phỏng vấn

Kết hợp trong quá trình tiến hành điều tra hệ thống cây xanh, tiến hành thực hiện phỏng vấn ngƣời dân và các nhà chuyên môn với những nội dung chính sau:

- Vai trò cây xanh trong cảnh quan đô thị.

- Ảnh hƣởng của hoạt động sống con ngƣời tới sinh trƣởng, phát triển cây xanh. - Mong muốn, nguyện vọng ngƣời dân về vấn đề cây xanh đƣờng phố

- Vai trò của ngƣời dân trong bảo vệ, duy trì cây xanh

- Phỏng vấn các nhà quản lý và chuyên môn về công tác quản lý cây xanh đô thị và định hƣớng lựa chọn loài cây trồng…

2.4.2. Công tác nội nghiệp

- Tìm đọc và nghiên cứu các tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu nhằm có thêm các thông tin và luận cứ để vận dụng trong quá trình phân tích đánh giá cũng nhƣ xây dựng các phƣơng án đề xuất.

- Các số liệu điều tra đƣợc tổng hợp vào máy tính và đƣợc xử lý phân tích bằng phần mềm Excel.

- Phân tích đánh giá đánh giá hiện trạng cây xanh đô thị ở khu vực nghiên cứu: + Theo Phƣờng và đƣờng phố.

+ Theo các loài cây và cấp đƣờng kính.

+ Tổng hợp đánh giá chất lƣợng cây gồm 3 cấp: Tốt (T), Trung bình (TB) và Kém (K).

+ Tham khảo các tài liệu và đề xuất các nhóm giải pháp cho việc bảo tồn và phát triển hệ thống cây xanh đô thị trên địa bàn quận Hoàn Kiếm.

Chƣơng 3

ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN KHU VỰC NGHIÊN CỨU 3.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1. Vị trí địa lý

Quận Hoàn Kiếm nằm ở trung tâm của Thủ đô Hà Nội có tọa độ địa lý: - Từ 21001' đến 21002' vĩ độ Bắc

- Từ 105051' đến 105052' kinh độ Đông Ranh giới giáp:

- Phía Tây giáp quận Đống Đa

- Phía Tây Bắc giáp quận Ba Đình và quận Đống Đa - Phía Nam giáp quận Hai Bà Trƣng.

- Dọc từ phía Bắc xuống phía Nam là sông Hồng

- Phía Đông giáp sông Hồng, bên kia sông là Quận Long Biên

Quận Hoàn Kiếm có 18 phƣờng: Chƣơng Dƣơng, Cửa Đông, Cửa Nam, Đồng Xuân, Hàng Bạc, Hàng Bài, Hàng Bồ, Hàng Bông, Hàng Buồm, Hàng Đào, Hàng Gai, Hàng Mã, Hàng Trống, Lý Thái Tổ, Phan Chu Trinh, Phúc Tân, Tràng

Tiền, Trần Hƣng Đạo. Tổng diện tích quận Hoàn Kiếm 5,287km2.

3.1.2. Địa hình.

Quận Hoàn Kiếm nằm trong khu vực có địa hình tƣơng đối bằng phẳng, thoải dần từ Đông sang Tây và từ Bắc xuống Nam. Cao độ cao nhất là 11,0m và thấp nhất là 6,5m. Qua nhiều năm xây dựng, địa hình đã đƣợc bồi nền nhân tạo cao thêm 1¸2 m so với địa hình tự nhiên ban đầu

Diện tích đất chƣa sử dụng trên địa bàn quận hầu nhƣ không đáng kể, chỉ khoảng 0,4 ha ở phƣờng Chƣơng Dƣơng. Thế nhƣng đây là vùng đất nằm trong hành lang thoát lũ nên cũng rất khó có khả năng khai thác. Điều này chứng tỏ tình hình sử dụng đất của quận rất tốt nhƣng đây cũng là khó khăn cho quận trong việc tiếp tục phát triển thêm các dự án kinh tế - xã hội khi có nhu cầu.

Quận Hoàn Kiếm có 21,26 % diện tích tự nhiên là mặt nƣớc sông Hồng. Diện tích này có giá trị lớn về cảnh quan, môi trƣờng nhƣng đến nay vẫn chƣa đƣợc

khai thác. Nếu các biện pháp tổng thể của Chính phủ về chỉnh trị sông Hồng đƣợc triển khai, khi đó ý tƣởng xây dựng thành phố ven sông đƣợc thực hiện, thì diện tích mặt nƣớc sông Hồng mới thực sự đƣợc khai thác phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của Hoàn Kiếm nói riêng và của cả thành phố nói chung.

3.1.3. Khí hậu

Khí hậu Hà Nội khá tiêu biểu cho kiểu khí hậu Bắc Bộ với đặc điểm là khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, mùa hè nóng, mƣa nhiều và mùa đông lạnh, mƣa ít.

Nằm trong vùng nhiệt đới, Hà Nội quanh nǎm tiếp nhận đƣợc lƣợng bức xạ mặt trời rất dồi dào và có nhiệt độ cao. Lƣợng bức xạ tổng cộng trung bình hàng

nǎm ở Hà Nội là 122,8 kcal/cm² với 1641 giờ nắng và nhiệt độ không khí trung bình

hàng năm là 23,6ºC, cao nhất là tháng 6 (29,8ºC), thấp nhất là tháng 1 (17,2ºC). Hà Nội có độ ẩm và lƣợng mƣa khá lớn. Ðộ ẩm tƣơng đối trung bình hàng nǎm là 79%. Lƣợng mƣa trung bình hàng nǎm là 1.800mm và mỗi nǎm có khoảng 114 ngày mƣa.

Quận Hoàn Kiếm có điều kiện khí hậu chung của Thành phố Hà Nội, một năm chia thành 2 mùa rõ rệt. Mùa nóng bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10, nhiệt độ trung bình cao nhất là 380C, mƣa tập trung nhiều từ tháng 7 đến tháng 9. Mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 3, nhiệt độ trung bình thấp nhất từ 80C đến 100C. Độ ẩm trung bình trong năm: 84,5%.

Biểu đồ lƣợng mƣa trung bình các tháng (mm)

3.1.4. Thổ nhưỡng

Một nhà khoa học nƣớc ngoài khi nghiên cứu về Đồng bằng Bắc Bộ đã phát biểu: "Vùng Đồng bằng Sông Hồng đã chết ở tuổi vị thành niên". Cha ông ta từ xa xƣa trong quá trình trị thủy Sông Hồng đã xây dựng nên hệ thống đê điều hoàn chỉnh. Toàn bộ phù sa Sông Hồng bị che chắn bởi đê đã bị đẩy ra tận cửa sông. Tất cả các loại đất trong đê hầu nhƣ không còn đƣợc tiếp tế từ nguồn phù sa tự nhiên.

Phù sa Sông Hồng từ xƣa đã bồi tụ lấp vào vùng trũng giữa núi đƣợc gọi là "Vùng trũng Hà Nội" làm cho trầm tích ở đây có chiều dày khá lớn. Đây là loại phù sa mới rất phì nhiêu đƣợc bồi tụ một cách tự do trong điều kiện ngày xƣa chƣa có đê nên phần đất nổi cao hơn nhiều so với mực nƣớc biển.

Đất quận Hoàn Kiếm nằm trong quy luật chung của Đồng bằng Sông Hồng, chủ yếu là loại đất trong đê hầu nhƣ đã mất hẳn nguồn bổ sung từ phù sa tự nhiên. Đất có hiện tƣợng rửa trôi theo chiều thẳng đứng từ trên xuống, nghèo một phần các chất kiềm và hơi chua, đến một chừng mực nhất định do bị ẩm nên có hiện tƣợng "Glây" làm cho tầng đất sét ở dƣới có màu xám xanh.

Trải qua thời gian dài canh tác và bón phân của con ngƣời đất ở đây đã biến đổi mạnh, nhất là luôn nằm trong trạng thái bị ngập nƣớc, mạch nƣớc ngầm luôn ở mức cao.

Đất trên các đƣờng phố quận Hoàn Kiếm chủ yếu cũng là đất bồi tụ từ xa xƣa, cộng thêm những yếu tố tác động của các công trình xây dựng sẽ là những khó khăn trong quá trình trồng cây xanh bóng mát.

3.1.5. Độ ẩm không khí

Độ ẩm tƣơng đối trung bình năm là 79%, biên độ trung bình các năm không lớn, biến động từ 1 - 2%.

Tháng thấp nhất vào mùa khô lạnh tới 69%, tháng ẩm nhất vào mùa mƣa nóng có thể tới 85%.

3.1.6. Thủy văn

Quận Hoàn Kiếm chạy dọc theo Sông Hồng. Vì vậy mực nƣớc lên xuống của các con sông ảnh hƣởng rất nhiều đến hoạt động mọi mặt của quận. Mực nƣớc Sông Hồng thay đổi rất lớn theo mùa, mực nƣớc trung bình hàng năm biến động từ 3,31m đến 4,43m.

Bảng 3.1: Mực nƣớc trung bình Sông Hồng qua các năm

Đơn vị: m

Năm

Sông 2006 2007 2008 2009 2010

Sông Hồng 4,43 4,23 3,90 3,74 3,31

Một điều dễ nhận thấy là mực nƣớc Sông Hồng ngày càng có xu hƣớng giảm thấp, mức độ giảm rất đều. Kéo theo mức độ giảm mực nƣớc Sông Hồng là sự thiếu nƣớc sản xuất trong mùa khô và hè nƣớc ngầm cũng giảm thấp. Một vài năm gần đây phần lớn những nơi dùng nƣớc giếng khoan đều cho biết phải nối dài ống nƣớc bơm mới đủ nƣớc dùng.

Mực nƣớc Sông Hồng cũng thay đổi rất lớn theo mùa. Mùa khô lạnh mực nƣớc Sông Hồng trung bình xuống thấp làm cho tàu thuyền đi lại trên sông cũng gặp khó khăn. Về mùa mƣa, mức nƣớc trung bình cao nhất trên Sông Hồng đạt 7,63m (tháng 7/2006).

3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

3.2.1. Diện tích và dân số

Theo thống kê năm 2012: - Diện tích: 5,287km2

- Dân số: 152,1 nghìn ngƣời

- Mật độ dân số: 33.662ngƣời/km2

3.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

Quận Hoàn Kiếm tập trung nhiều đầu mối giao thông đƣờng sắt, đƣờng thuỷ, đƣờng bộ. Yếu tố này đã gắn kết Hoàn Kiếm với các quận, các tỉnh, thành khác tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy giao lƣu phát triển kinh tế - văn hoá và du lịch. Đó là một ƣu thế đặc biệt mà không phải quận nào cũng có thể có đƣợc.

Quận Hoàn Kiếm là nơi tập trung dân cƣ có nhiều ngành nghề thủ công truyền thống, là nơi sản xuất ra những mặt hàng có giá trị xuất khẩu cao nhƣ: chạm, khắc, kim hoàn, may, thêu, ren, đồ da, song, mây tre đan, hoa lụa, hoa giấy...

Đây là nơi tập trung nhiều Bộ, Sở, Ban, ngành và các cơ quan quản lý Nhà nƣớc (10 Bộ trong tổng số 17 Bộ của Trung ƣơng đóng trên địa bàn toàn Thành phố Hà Nội) và cũng là nơi tập trung của nhiều đại sứ quán và nhà riêng đại sứ (17 đại sứ trong tổng số 60 nƣớc có đại sứ quán tại Hà Nội), các văn phòng đại diện nƣớc ngoài, nơi tập trung của các cơ quan chính trị - xã hội - tôn giáo, Hoàn Kiếm xứng đáng là trung tâm hành chính, chính trị của Thành phố.

Trên địa bàn quận Hoàn Kiếm có chợ Đồng Xuân là đầu mối giao lƣu hàng hoá của cả khu vực phía Bắc. Ngoài chợ Đồng Xuân, Hoàn Kiếm còn có các chợ lớn nhƣ: Hàng Da, Cửa Nam, Hàng Bè và những tuyến phố thƣơng mại sầm uất nhƣ Hàng Gai, Hàng Bông, Hàng Ngang, Hàng Đào...

Với chợ Đồng Xuân - một khu thƣơng mại và dịch vụ lớn, là đầu mối giao lƣu hàng hoá của cả khu vực phía Bắc cùng với một loạt chợ lớn nhƣ: Hàng Da, Cửa Nam, Hàng Bè và những tuyến phố thƣơng mại sầm uất nhƣ Hàng Gai, Hàng Bông, Hàng Ngang, Hàng Đào..., Hoàn Kiếm đã và đang trở thành trung tâm thƣơng mại lớn của Thủ đô Hà Nội. Chợ đêm Đồng Xuân cũng là một nhân tố phát

triển kinh tế của quận đồng thời có thể thu hút khách du lịch, tạo điều kiện cho quận phát triển hơn nữa ngành du lịch của địa phƣơng. Chợ đêm Đồng Xuân - một hình thức dịch vụ thƣơng mại mới - tuy đang trong giai đoạn hình thành nhƣng nếu phát huy có hiệu quả thì không những khẳng định vị trí trung tâm thƣơng mại của Hoàn Kiếm mà còn là một nhân tố thu hút khách du lịch.

Thời gian gần đây, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội là sự đầu tƣ mạnh mẽ trong xây dựng các công trình cao ốc, các toà văn phòng nổi tiếng nhƣ Hà Nội Tower. Đó là lợi thế về vị trí địa lý mà không quận nào có thể có đƣợc. Các cơ quan, đơn vị đều muốn có văn phòng đặt trên địa bàn Quận. Chính vì vậy, Hoàn Kiếm phát triển rất mạnh dịch vụ cho thuê văn phòng và là Quận có nhiều tiềm năng nhất để phát triển loại hình dịch vụ cao cấp này. Điều đó tạo cho Hoàn Kiếm một bộ mặt mới, văn minh bên cạnh những công trình kiến trúc cổ, đồng thời khẳng định vị thế trung tâm dịch vụ của Quận.

Với hệ thống các trung tâm tài chính, ngân hàng đầu não tập trung tại quận, Hoàn Kiếm có tiềm năng phát triển mạnh các giao dịch về kinh tế tài chính. Trong 10 năm tới, trên cơ sở Nhà nƣớc đổi mới chính sách tài chính ngân hàng và sự phát triển của các thành phần kinh tế, Hoàn Kiếm sẽ trở thành trung tâm tài chính lớn của Hà Nội. Đây chính là một loại hình dịch vụ cao cấp - một hình thức dịch vụ dựa trên trí thức và dựa trên sự tiến bộ, văn minh của nền kinh tế.

Ở vị trí trung tâm Thành phố với vai trò trung tâm hành chính, chính trị, trung tâm thƣơng mại, dịch vụ, quận Hoàn Kiếm có nhiều điều kiện cho phát triển kinh tế - xã hội.

3.2.3. Lịch sử hình thành và phát triển.

Quận Hoàn Kiếm luôn là trung tâm của Hà Nội và của Việt Nam, đƣợc hình thành cách đây gần 1000 năm, có một bề dày lịch sử phát triển.

Khu phố cổ (36 phố phƣờng) đƣợc hình thành từ đầu thế kỷ XIX thuộc Triều Nguyễn. Cùng với việc xây dựng Hoàng Thành, Kinh Thành, nhiều đình, đền, chùa...đƣợc xây dựng nhƣ: đình Kim Ngân, chùa Báo Ân, Báo Thiên, đền Vua Lê, Ngọc Sơn, Bà Triệu...

Từ năm 1886, quận Hoàn Kiếm đƣợc phát triển về phía Nam hồ Hoàn Kiếm theo kiểu khu phố của ngƣời Châu Âu, với hệ thống bàn cờ đƣợc hoạch định trƣớc. Đây là một giai đoạn phát triển mới, mang phong cách xây dựng đô thị Châu Âu với nhiều công trình kiến trúc có sắc thái riêng mang nhiều đƣờng nét kiến trúc Pháp.

Từ năm 1955, đặc biệt là sau năm 1975, việc xây dựng phát triển của quận Hoàn Kiếm đẩy mạnh ra phía ngoài đê, các khu nhà ở tập thể của các cơ quan đƣợc hình thành.

Do sự hình thành các khu vực theo từng giai đoạn nhƣ vậy, quận Hoàn Kiếm đƣợc phân rất rõ ràng với đặc điểm của từng giai đoạn lịch sử:

- Khu phố cổ: gồm các phƣờng Hàng Bạc, Hàng Bồ, Hàng Đào, Cửa Đông, Hàng Buồm, Hàng Mã, Hàng Gai, Đồng Xuân và một phần của hai phƣờng Lý Thái Tổ và Hàng Bông.

- Khu phố cũ: gồm các phƣờng Cửa Nam, Trần Hƣng Đạo, Phan Chu Trinh, Tràng Tiền, Lý Thái Tổ, Hàng Bông, Hàng Trống, Hàng Bài.

- Khu ngoài đê: gồm 2 phƣờng Phúc Tân và Chƣơng Dƣơng.

Bề dày lịch sử hình thành và phát triển với sự tập trung của các khu phố cổ là

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng, đề xuất biện pháp bảo tồn và phát triển cây xanh đường phố quận hoàn kiếm thành phố hà nội​ (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)