Chúng tôi đến thăm ông vào một ngày cuối năm 2015, tại ngôi biệt thự khang trang nằm gần Hồ Tây, Hà Nội, “bến cảng” dừng chân cuối cùng của một người lính đặc công hải quân từng hơn 50 năm lăn lộn với những con sông, bãi biển suốt dọc chiều dài đất nước, từng vào sinh ra tử tại những nơi “đầu sóng ngọn gió”, từ lúc còn đeo quân hàm binh nhì cho đến khi trở thành Anh hùng Lực lượng vũ trang, một vị tướng đảm nhiệm vai trò lãnh đạo chủ chốt của một quân chủng quan trọng trong Quân đội nhân dân Việt Nam.
Trái với những hình dung ban đầu của mình về một nhân vật tầm cỡ, với tác phong hồ hởi, thân thiện, dễ gần, ngay từ đầu ông đã khiến tôi liên tiếp bất ngờ. Bất ngờ lớn nhất chính là sự bình dị trong lời kể của ông về những chiến công, những thành tích to lớn của một đơn vị, một binh chủng hết sức đặc biệt, mà ông là một trong số những người góp phần xây dựng, đắp bồi nên từ những năm tháng chiến tranh ác liệt ấy.
Tôi hiểu, phải là người từng trải, sống đến tận cùng máu xương, gan ruột với những chuyến trinh sát, những cuộc hành quân, những năm tháng dãi dầu huấn luyện và cả những trận đánh sinh tử; phải cận kề với mất mát hy sinh, biết coi sự có mặt của mình trên đời hôm nay là một thứ “lãi ròng” sau cuộc chiến tranh đằng đẵng bằng cả một đời người mà dân tộc ta đã trải qua, thì mới có thể nói về những thành công và những thành tích của chính mình một cách giản dị và an nhiên đến vậy.
Và tôi bắt đầu thấy “cảm” ông từ những suy nghĩ đó. Sau rồi vào câu chuyện, tôi lại càng “cảm” hơn khi ông luôn miệng nhắc: “Nói về thành tích của tôi thì cũng chẳng nên nói nhiều. Thành tích của đơn vị mới là chính...”. Qua đó lại thấy ông yêu, gắn bó với đơn vị đến từng hơi thở, từng suy nghĩ; đến cả từng mẩu chuyện bất chợt cắt ngang dòng chảy của hồi ức đang ngồn ngộn hiện về.
Ông là Phó Đô đốc Nguyễn Văn Tình, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Chính ủy Quân chủng Hải quân. Và đơn vị mà ông luôn nhắc đến trong câu chuyện của mình là Đoàn 126 Đặc công hải quân, đơn vị đặc biệt của Quân chủng Hải quân có tuổi đời vừa tròn 50 năm với nhiều thành tích to lớn trong huấn luyện và chiến đấu, góp
MỘT ĐỜI VỚI BIỂN
Chúng tôi đến thăm ông vào một ngày cuối năm 2015, tại ngôi biệt thự khang trang nằm gần Hồ Tây, Hà Nội, “bến cảng” dừng chân cuối cùng của một người lính đặc công hải quân từng hơn 50 năm lăn lộn với những con sông, bãi biển suốt dọc chiều dài đất nước, từng vào sinh ra tử tại những nơi “đầu sóng ngọn gió”, từ lúc còn đeo quân hàm binh nhì cho đến khi trở thành Anh hùng Lực lượng vũ trang, một vị tướng đảm nhiệm vai trò lãnh đạo chủ chốt của một quân chủng quan trọng trong Quân đội nhân dân Việt Nam.
Trái với những hình dung ban đầu của mình về một nhân vật tầm cỡ, với tác phong hồ hởi, thân thiện, dễ gần, ngay từ đầu ông đã khiến tôi liên tiếp bất ngờ. Bất ngờ lớn nhất chính là sự bình dị trong lời kể của ông về những chiến công, những thành tích to lớn của một đơn vị, một binh chủng hết sức đặc biệt, mà ông là một trong số những người góp phần xây dựng, đắp bồi nên từ những năm tháng chiến tranh ác liệt ấy.
Tôi hiểu, phải là người từng trải, sống đến tận cùng máu xương, gan ruột với những chuyến trinh sát, những cuộc hành quân, những năm tháng dãi dầu huấn luyện và cả những trận đánh sinh tử; phải cận kề với mất mát hy sinh, biết coi sự có mặt của mình trên đời hôm nay là một thứ “lãi ròng” sau cuộc chiến tranh đằng đẵng bằng cả một đời người mà dân tộc ta đã trải qua, thì mới có thể nói về những thành công và những thành tích của chính mình một cách giản dị và an nhiên đến vậy.
Và tôi bắt đầu thấy “cảm” ông từ những suy nghĩ đó. Sau rồi vào câu chuyện, tôi lại càng “cảm” hơn khi ông luôn miệng nhắc: “Nói về thành tích của tôi thì cũng chẳng nên nói nhiều. Thành tích của đơn vị mới là chính...”. Qua đó lại thấy ông yêu, gắn bó với đơn vị đến từng hơi thở, từng suy nghĩ; đến cả từng mẩu chuyện bất chợt cắt ngang dòng chảy của hồi ức đang ngồn ngộn hiện về.
Ông là Phó Đô đốc Nguyễn Văn Tình, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Chính ủy Quân chủng Hải quân. Và đơn vị mà ông luôn nhắc đến trong câu chuyện của mình là Đoàn 126 Đặc công hải quân, đơn vị đặc biệt của Quân chủng Hải quân có tuổi đời vừa tròn 50 năm với nhiều thành tích to lớn trong huấn luyện và chiến đấu, góp
phần vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ, cứu nước và sự nghiệp bảo vệ chủ quyền biển đảo hiện nay. Đoàn 126 Đặc công hải quân từng hai lần được tuyên dương danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, là chiếc nôi của những chiến công, là bệ đỡ nâng bước cho những thành tựu sau này của ông.
*
Nguyễn Văn Tình sinh năm 1945, quê ở Giao Thủy (Nam Định). Năm 1963, vừa tròn 18 tuổi, Nguyễn Văn Tình vào học cấp 3. Những đợt tuyên truyền về tội ác của Mỹ - ngụy ở miền Nam khi đó khiến cho tâm trí lớp học sinh như Nguyễn Văn Tình không lúc nào yên. Tất cả đều âm thầm khát khao được lên đường vào Nam đánh giặc. Với Nguyễn Văn Tình, hình ảnh bộ quân phục hải quân của các đơn vị làm công tác tuyển quân ở quê chẳng biết từ bao giờ đã in dấu trong ông, trở thành giấc mơ, khát vọng, để rồi một ngày, chàng thanh niên nhỏ nhắn nhưng hoạt bát, thích bơi lội ấy đã quyết định giấu gia đình, tham gia khám tuyển nghĩa vụ quân sự và trở thành lính hải quân.
Trải qua những lớp huấn luyện, tham gia lao động, chờ đợi,... suốt từ quê hương Giao Thủy, lên Nam Định, vào Thanh Hóa, ra Đồ Sơn,... từ tháng
10 năm 1963 đến tận tháng 2 năm 1965, Nguyễn Văn Tình mới được đồng chí Mai Năng và các cán bộ của Đội 1 tuyển chọn về xây dựng lực lượng đặc công hải quân. Con đường binh nghiệp của ông cũng từ đó gắn bó đằng đẵng với lực lượng đặc biệt này đến tận lúc nghỉ hưu, tính ra là tròn 55 năm.
Trở lại câu chuyện của năm 1964, khi ấy, Đoàn 8 là một đơn vị trực thuộc Phòng Quân báo của Bộ Tham mưu Hải quân. Đơn vị có ba đội thì hai đội đã được điều vào chiến đấu trong chiến trường miền Nam, ngoài miền Bắc chỉ còn lại Đội 1, vì thế, cái tên Đoàn 8 không còn tồn tại nữa, chỉ còn Đội 1, đóng ở khu vực cầu Niệm (Hải Phòng) làm nhiệm vụ huấn luyện. Đây chính là tiền thân của Đoàn 126, cũng là của lực lượng đặc công nước với những chiến công lừng lẫy sau này.
Ông Tình kể: ngày ấy, mới nghe chương trình huấn luyện cũng thấy sợ. Với nhiệm vụ đào tạo ra những chiến đấu viên có đủ kỹ năng và sức khỏe để vào Nam đánh tàu địch, chương trình huấn luyện tại Đội 1 lúc bấy giờ khá căng thẳng. Cường độ cao, áp lực lớn, kỹ thuật phức tạp,... đòi hỏi mỗi học viên phải nỗ lực vượt bậc. Tuy nhiên, với nguyện vọng sớm được tung hoành sóng gió, đối mặt với những con tàu hàng ngàn tấn của địch đang đêm ngày nghênh ngang trên sông nước của
phần vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ, cứu nước và sự nghiệp bảo vệ chủ quyền biển đảo hiện nay. Đoàn 126 Đặc công hải quân từng hai lần được tuyên dương danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, là chiếc nôi của những chiến công, là bệ đỡ nâng bước cho những thành tựu sau này của ông.
*
Nguyễn Văn Tình sinh năm 1945, quê ở Giao Thủy (Nam Định). Năm 1963, vừa tròn 18 tuổi, Nguyễn Văn Tình vào học cấp 3. Những đợt tuyên truyền về tội ác của Mỹ - ngụy ở miền Nam khi đó khiến cho tâm trí lớp học sinh như Nguyễn Văn Tình không lúc nào yên. Tất cả đều âm thầm khát khao được lên đường vào Nam đánh giặc. Với Nguyễn Văn Tình, hình ảnh bộ quân phục hải quân của các đơn vị làm công tác tuyển quân ở quê chẳng biết từ bao giờđã in dấu trong ông, trở thành giấc mơ, khát vọng, để rồi một ngày, chàng thanh niên nhỏ nhắn nhưng hoạt bát, thích bơi lội ấy đã quyết định giấu gia đình, tham gia khám tuyển nghĩa vụ quân sự và trở thành lính hải quân.
Trải qua những lớp huấn luyện, tham gia lao động, chờđợi,... suốt từ quê hương Giao Thủy, lên Nam Định, vào Thanh Hóa, ra Đồ Sơn,... từ tháng
10 năm 1963 đến tận tháng 2 năm 1965, Nguyễn Văn Tình mới được đồng chí Mai Năng và các cán bộ của Đội 1 tuyển chọn về xây dựng lực lượng đặc công hải quân. Con đường binh nghiệp của ông cũng từ đó gắn bó đằng đẵng với lực lượng đặc biệt này đến tận lúc nghỉ hưu, tính ra là tròn 55 năm.
Trở lại câu chuyện của năm 1964, khi ấy, Đoàn 8 là một đơn vị trực thuộc Phòng Quân báo của Bộ Tham mưu Hải quân. Đơn vị có ba đội thì hai đội đã được điều vào chiến đấu trong chiến trường miền Nam, ngoài miền Bắc chỉ còn lại Đội 1, vì thế, cái tên Đoàn 8 không còn tồn tại nữa, chỉ còn Đội 1, đóng ở khu vực cầu Niệm (Hải Phòng) làm nhiệm vụ huấn luyện. Đây chính là tiền thân của Đoàn 126, cũng là của lực lượng đặc công nước với những chiến công lừng lẫy sau này.
Ông Tình kể: ngày ấy, mới nghe chương trình huấn luyện cũng thấy sợ. Với nhiệm vụ đào tạo ra những chiến đấu viên có đủ kỹ năng và sức khỏe để vào Nam đánh tàu địch, chương trình huấn luyện tại Đội 1 lúc bấy giờ khá căng thẳng. Cường độ cao, áp lực lớn, kỹ thuật phức tạp,... đòi hỏi mỗi học viên phải nỗ lực vượt bậc. Tuy nhiên, với nguyện vọng sớm được tung hoành sóng gió, đối mặt với những con tàu hàng ngàn tấn của địch đang đêm ngày nghênh ngang trên sông nước của
ta, các chiến sĩ ở đây đều hết sức cố gắng... Sau hơn một năm miệt mài không quản ngày đêm, mưa gió, rét mướt, đến tháng 4 năm 1966, Đoàn huấn luyện trinh sát Đặc công 126 (tiền thân của Lữ đoàn Đặc công hải quân 126) chính thức được thành lập. Đây là đơn vịđặc công chính thức đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam, ra đời trước khi thành lập Binh chủng Đặc công (1967).
Miệt mài học tập, rèn luyện cả năm trời, đổ bao mồ hôi, xương máu hòa cùng nước biển, những mong đến ngày lên đường vào Nam chiến đấu. Song do yêu cầu của nhiệm vụ mới, toàn bộ 45 chiến đấu viên của Đội 1, trong đó có Nguyễn Văn Tình, lại trở thành các giáo viên và tiểu giáo viên của Đoàn 126 huấn luyện đặc công nước sau khi đơn vị thành lập. Khi ấy, toàn bộ lực lượng hải quân mới chỉ có hai đơn vị thực hiện nhiệm vụ chiến đấu trên chiến trường miền Nam là Đoàn 125 - Đoàn tàu Không số và Đoàn 126 - Trinh sát đặc công. Ngay sau khi vừa thành lập, Đoàn 126 được sự quan tâm thích đáng của quân chủng, nên chỉ sau một thời gian ngắn đã phát triển thành 10 đội đặc công nước, chia thành ba liên đội, vừa huấn luyện, vừa sẵn sàng nhận nhiệm vụ.
Phó Đô đốc Nguyễn Văn Tình nhớ lại: Thành lập tháng 4 năm 1966, tham gia huấn luyện đến tháng 10 năm đó, trước yêu cầu của chiến trường,
Đoàn 126 được lệnh lên đường vào miền Nam chiến đấu. Kể từ khi đó, các đơn vị chiến đấu của Đoàn lần lượt rải khắp các chiến trường, từ cửa Thuận An - Huế, đến Đà Nẵng, vào tận sông Lòng Tàu - Sài Gòn và các chiến trường miền Tây Nam Bộ để đánh địch... Riêng bộ khung huấn luyện, bao gồm toàn bộ các chiến đấu viên của Đội 1 cũ, cộng với hơn 70 cán bộ, chiến sĩ của đơn vị lính dù, một đơn vị trinh sát thuộc Bộ Quốc phòng sáp nhập về làm công tác huấn luyện trước đó, được tổ chức lại thành một đơn vị chiến đấu, gọi là Đội 1 của Đoàn 126, đưa vào chiến trường Quảng Trị vừa xây dựng cơ sở, trực tiếp chiến đấu, vừa có nhiệm vụ đúc rút kinh nghiệm thực tiễn để phục vụ hoạt động chiến đấu lâu dài của đơn vị và xây dựng chương trình đào tạo tiếp theo.
Vậy là, vẫn không xa rời nhiệm vụ đào tạo, nhưng giờ đây chí tang bồng đã thỏa. Sau hơn ba tuần hành quân bằng xe đạp trên con đường Nam tiến dài hơn 600 km, vượt đèo, vượt suối, qua núi cao, vực thẳm, qua những địa bàn bị đánh phá ác liệt, đến đầu năm 1967, Nguyễn Văn Tình và đồng đội của mình như những con cá kình âm thầm mà quả quyết đã lặng lẽ ùa vào dòng nước thăm thẳm của những dòng sông chảy trên đất Quảng Trị đổ ra biển Cửa Việt, Đông Hà...
ta, các chiến sĩ ở đây đều hết sức cố gắng... Sau hơn một năm miệt mài không quản ngày đêm, mưa gió, rét mướt, đến tháng 4 năm 1966, Đoàn huấn luyện trinh sát Đặc công 126 (tiền thân của Lữđoàn Đặc công hải quân 126) chính thức được thành lập. Đây là đơn vị đặc công chính thức đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam, ra đời trước khi thành lập Binh chủng Đặc công (1967).
Miệt mài học tập, rèn luyện cả năm trời, đổ bao mồ hôi, xương máu hòa cùng nước biển, những mong đến ngày lên đường vào Nam chiến đấu. Song do yêu cầu của nhiệm vụ mới, toàn bộ 45 chiến đấu viên của Đội 1, trong đó có Nguyễn Văn Tình, lại trở thành các giáo viên và tiểu giáo viên của Đoàn 126 huấn luyện đặc công nước sau khi đơn vị thành lập. Khi ấy, toàn bộ lực lượng hải quân mới chỉ có hai đơn vị thực hiện nhiệm vụ chiến đấu trên chiến trường miền Nam là Đoàn 125 - Đoàn tàu Không số và Đoàn 126 - Trinh sát đặc công. Ngay sau khi vừa thành lập, Đoàn 126 được sự quan tâm thích đáng của quân chủng, nên chỉ sau một thời gian ngắn đã phát triển thành 10 đội đặc công nước, chia thành ba liên đội, vừa huấn luyện, vừa sẵn sàng nhận nhiệm vụ.
Phó Đô đốc Nguyễn Văn Tình nhớ lại: Thành lập tháng 4 năm 1966, tham gia huấn luyện đến tháng 10 năm đó, trước yêu cầu của chiến trường,
Đoàn 126 được lệnh lên đường vào miền Nam chiến đấu. Kể từ khi đó, các đơn vị chiến đấu của Đoàn lần lượt rải khắp các chiến trường, từ cửa Thuận An - Huế, đến Đà Nẵng, vào tận sông Lòng Tàu - Sài Gòn và các chiến trường miền Tây Nam Bộ để đánh địch... Riêng bộ khung huấn luyện, bao gồm toàn bộ các chiến đấu viên của Đội 1 cũ, cộng với hơn 70 cán bộ, chiến sĩ của đơn vị lính dù, một đơn vị trinh sát thuộc Bộ Quốc phòng sáp nhập về làm công tác huấn luyện trước đó, được tổ chức lại thành một đơn vị chiến đấu, gọi là Đội 1 của Đoàn 126, đưa vào chiến trường Quảng Trị vừa xây dựng cơ sở, trực tiếp chiến đấu, vừa có nhiệm vụ đúc rút kinh nghiệm thực tiễn để phục vụ hoạt động chiến đấu lâu dài của đơn vị và xây dựng chương trình đào tạo tiếp theo.
Vậy là, vẫn không xa rời nhiệm vụ đào tạo, nhưng giờ đây chí tang bồng đã thỏa. Sau hơn ba tuần hành quân bằng xe đạp trên con đường Nam tiến dài hơn 600 km, vượt đèo, vượt suối,