ANH HÙNG HOÀNG KIM NÔNG

Một phần của tài liệu Lữ đoàn Đặc công hải quân 126 - Những gương mặt anh hùng: Phần 1 (Trang 85 - 102)

Thời thanh niên sôi nổi

Đầu thập niên 60 của thế kỷ XX, phong trào xây dựng chủ nghĩa xã hội từ Liên Xô lan tỏa mạnh mẽ ra thế giới. Ở Việt Nam, một thế hệ thanh niên được mệnh danh là “con người mới xã hội chủ nghĩa” đã hình thành, mang trong mình lý tưởng cộng sản, với hoài bão và ước mơ lớn được đóng góp sức mình vào sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Tháng 6 năm 1963, dù mới tròn 17 tuổi, chàng trai Hoàng Kim Nông đã “khai gian” thêm một tuổi đểđủ tiêu chuẩn nhập ngũ.

Sinh ra ở vùng ven biển xã Quảng Nga, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa, cả tuổi thơ Hoàng Kim Nông được ngụp lặn với biển, đắm mình với biển, ước mơ trở thành chiến sĩ hải quân luôn đau đáu trong anh. Và lịch sử đã hiện thực hóa ước mơ ấy của chàng trai vùng biển xứ Thanh bằng việc Cục Hải quân đổi thành Bộ Tư lệnh hải quân vào tháng 1 năm 1964 khi Hoàng Kim Nông vừa kết thúc khóa huấn luyện chiến sĩ mới tại Tiểu

đoàn 2, Khu tuần phòng 2. Mặc dù được cấp trên gợi ý cho đi học quân y, nhưng Hoàng Kim Nông đã từ chối và xin được xuống tàu chiến đấu.

Ý nguyện của Hoàng Kim Nông được chấp nhận, anh trở thành thủy thủ trẻ của Tàu 187, căn cứ II Hải quân, đứng chân trên địa bàn sông Gianh, tỉnh Quảng Bình. Lúc này, lực lượng chiến đấu non trẻ của Hải quân nhân dân Việt Nam mới hình thành, đòi hỏi mỗi chiến sĩ phải nỗ lực rèn luyện, học tập không ngừng mới có thể đáp ứng được nhiệm vụ. Yêu cầu đặt ra cho từng chiến sĩ là một người phải biết nhiều việc, để ai cũng có khả năng sẵn sàng thay thế nhau khi cần thiết. Thế là chàng thủy thủ trẻ Hoàng Kim Nông đã lao vào học lái tàu, luyện tập các phương án chiến đấu, thực hiện tuần tra,... “Khát vọng phải trở thành một chiến sĩ Hải quân thực thụ” là động lực để chàng thanh niên Hoàng Kim Nông vượt qua mọi thử thách, khó khăn, phấn đấu không mệt mỏi. Chỉ trong thời gian ngắn, anh đã thành thục nhiều kỹ năng trên con tàu mang số hiệu 187, để khi cuộc chiến đấu xảy ra, anh cùng đồng đội đã làm nên những chiến công ghi dấu vào lịch sử.

Dũng sĩ Hòn Ngư

Đầu tháng 8 năm 1964, sau khi cố tình tạo ra Sự kiện Vịnh Bắc Bộ để lấy cớ leo thang chiến

ANH HÙNG HOÀNG KIM NÔNG

Thời thanh niên sôi nổi

Đầu thập niên 60 của thế kỷ XX, phong trào xây dựng chủ nghĩa xã hội từ Liên Xô lan tỏa mạnh mẽ ra thế giới. Ở Việt Nam, một thế hệ thanh niên được mệnh danh là “con người mới xã hội chủ nghĩa” đã hình thành, mang trong mình lý tưởng cộng sản, với hoài bão và ước mơ lớn được đóng góp sức mình vào sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Tháng 6 năm 1963, dù mới tròn 17 tuổi, chàng trai Hoàng Kim Nông đã “khai gian” thêm một tuổi đểđủ tiêu chuẩn nhập ngũ.

Sinh ra ở vùng ven biển xã Quảng Nga, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa, cả tuổi thơ Hoàng Kim Nông được ngụp lặn với biển, đắm mình với biển, ước mơ trở thành chiến sĩ hải quân luôn đau đáu trong anh. Và lịch sử đã hiện thực hóa ước mơ ấy của chàng trai vùng biển xứ Thanh bằng việc Cục Hải quân đổi thành Bộ Tư lệnh hải quân vào tháng 1 năm 1964 khi Hoàng Kim Nông vừa kết thúc khóa huấn luyện chiến sĩ mới tại Tiểu

đoàn 2, Khu tuần phòng 2. Mặc dù được cấp trên gợi ý cho đi học quân y, nhưng Hoàng Kim Nông đã từ chối và xin được xuống tàu chiến đấu.

Ý nguyện của Hoàng Kim Nông được chấp nhận, anh trở thành thủy thủ trẻ của Tàu 187, căn cứ II Hải quân, đứng chân trên địa bàn sông Gianh, tỉnh Quảng Bình. Lúc này, lực lượng chiến đấu non trẻ của Hải quân nhân dân Việt Nam mới hình thành, đòi hỏi mỗi chiến sĩ phải nỗ lực rèn luyện, học tập không ngừng mới có thể đáp ứng được nhiệm vụ. Yêu cầu đặt ra cho từng chiến sĩ là một người phải biết nhiều việc, để ai cũng có khả năng sẵn sàng thay thế nhau khi cần thiết. Thế là chàng thủy thủ trẻ Hoàng Kim Nông đã lao vào học lái tàu, luyện tập các phương án chiến đấu, thực hiện tuần tra,... “Khát vọng phải trở thành một chiến sĩ Hải quân thực thụ” là động lực để chàng thanh niên Hoàng Kim Nông vượt qua mọi thử thách, khó khăn, phấn đấu không mệt mỏi. Chỉ trong thời gian ngắn, anh đã thành thục nhiều kỹ năng trên con tàu mang số hiệu 187, để khi cuộc chiến đấu xảy ra, anh cùng đồng đội đã làm nên những chiến công ghi dấu vào lịch sử.

Dũng sĩ Hòn Ngư

Đầu tháng 8 năm 1964, sau khi cố tình tạo ra Sự kiện Vịnh Bắc Bộ để lấy cớ leo thang chiến

tranh, đế quốc Mỹ tiến hành chiến dịch Mũi tên xuyên, đưa máy bay đánh vào một số cửa biển quan trọng, mở màn cho cuộc chiến tranh tàn phá kéo dài suốt chín năm bằng không quân và hải quân quy mô lớn đối với miền Bắc Việt Nam. Sự ngông cuồng của đế quốc Mỹ đã vấp phải sự đánh trả quyết liệt của quân và dân ta. Hoàng Kim Nông đã là người vinh dựđược tham gia chiến đấu và góp công vào chiến thắng quan trọng ngay trong ngày đầu tiên của Hải quân nhân dân Việt Nam.

Ngày 5 tháng 8 năm 1964, Tàu 187-D7-Căn cứ II Hải quân được lệnh tuần tra quanh đảo Cồn Cỏ rồi về Hòn Ngư neo đậu. Vào lúc 12 giờ 30 phút, các chiến sĩ hải quân trên tàu nhìn thấy trong đất liền từng cột khói bốc lên cao cuồn cuộn. Kẻng báo động trên tàu lập tức reo lên. Thuyền trưởng Lê Văn Tiếu thông báo: “Địch đã cho máy bay ném bom kho dầu Bến Thủy nhưng vấp phải sự bảo vệ của các trận địa phòng không nên rất có thể chúng sẽ phải tháo chạy qua hướng Hòn Ngư ra biển. Toàn tàu chuẩn bị chiến đấu!”.

Đúng như dự báo, chỉ vài phút sau, một tốp máy bay ném bom A4D từđất liền nhằm đảo Hòn Ngư lao tới, đúng như thế trận đã phục sẵn của Tàu 187. Những khẩu pháo phòng không trên tàu đồng loạt khai hỏa chặn đường rút chạy của máy bay địch. Lập tức đội hình máy bay địch tán loạn,

vút lên cao và dạt ra xa. Nhưng ngay sau đó, nhận thấy chỉ có một tàu của ta lẻ loi trên biển, chúng quyết định quay lại. Từng chiếc máy bay thay nhau bổ nhào nhằm Tàu 187 cắt bom, phóng rốc két và xả đạn 20 ly. Trước hỏa lực kinh hồn của địch, Thuyền trưởng Lê Văn Tiếu vẫn bình tĩnh chỉ huy tàu tác chiến để tránh đạn, đồng thời lệnh cho tất cả hỏa lực trên tàu đánh trả.

Lúc đó, nhiệm vụ chính của thủy thủ binh nhì Hoàng Kim Nông là chiến sĩ hải quân, nhưng khi chiến đấu lập tức chuyển sang làm nhiệm vụ tiếp đạn cho khẩu đội pháo số 3. Toàn khẩu đội đã bình tĩnh, nòng pháo xoay tròn bám theo đường bay của máy bay địch, đợi chúng bổ nhào mới nhả đạn khiến lũ máy bay không dám sà xuống thấp. Địch cay cú, điên cuồng đánh hết đợt này đến đợt khác. Và một quả rốc két đã phóng trúng vị trí của khẩu đội. Hai pháo thủ Bằng và Thuận hy sinh, hai đồng chí Hy và Bê bị thương, còn Hoàng Kim Nông thì bị sức ép quả rốc két hất vào hòm đựng đạn, ngất lịm. Lúc tỉnh dậy, thấy mình đầy máu, quần áo rách bươm nhưng chân tay vẫn cử động được, Hoàng Kim Nông biết vẫn có thể chiến đấu. Anh vội chồm dậy băng bó cho hai đồng chí bị thương rồi chạy lại đuôi tàu. Ở đó đồng chí Thiệc bị thương vào trán, máu chảy giàn giụa xuống mắt. Thiệc vẫn một tay ôm trán, một tay

tranh, đế quốc Mỹ tiến hành chiến dịch Mũi tên xuyên, đưa máy bay đánh vào một số cửa biển quan trọng, mở màn cho cuộc chiến tranh tàn phá kéo dài suốt chín năm bằng không quân và hải quân quy mô lớn đối với miền Bắc Việt Nam. Sự ngông cuồng của đế quốc Mỹđã vấp phải sự đánh trả quyết liệt của quân và dân ta. Hoàng Kim Nông đã là người vinh dựđược tham gia chiến đấu và góp công vào chiến thắng quan trọng ngay trong ngày đầu tiên của Hải quân nhân dân Việt Nam.

Ngày 5 tháng 8 năm 1964, Tàu 187-D7-Căn cứ II Hải quân được lệnh tuần tra quanh đảo Cồn Cỏ rồi về Hòn Ngư neo đậu. Vào lúc 12 giờ 30 phút, các chiến sĩ hải quân trên tàu nhìn thấy trong đất liền từng cột khói bốc lên cao cuồn cuộn. Kẻng báo động trên tàu lập tức reo lên. Thuyền trưởng Lê Văn Tiếu thông báo: “Địch đã cho máy bay ném bom kho dầu Bến Thủy nhưng vấp phải sự bảo vệ của các trận địa phòng không nên rất có thể chúng sẽ phải tháo chạy qua hướng Hòn Ngư ra biển. Toàn tàu chuẩn bị chiến đấu!”.

Đúng như dự báo, chỉ vài phút sau, một tốp máy bay ném bom A4D từđất liền nhằm đảo Hòn Ngư lao tới, đúng như thế trận đã phục sẵn của Tàu 187. Những khẩu pháo phòng không trên tàu đồng loạt khai hỏa chặn đường rút chạy của máy bay địch. Lập tức đội hình máy bay địch tán loạn,

vút lên cao và dạt ra xa. Nhưng ngay sau đó, nhận thấy chỉ có một tàu của ta lẻ loi trên biển, chúng quyết định quay lại. Từng chiếc máy bay thay nhau bổ nhào nhằm Tàu 187 cắt bom, phóng rốc két và xả đạn 20 ly. Trước hỏa lực kinh hồn của địch, Thuyền trưởng Lê Văn Tiếu vẫn bình tĩnh chỉ huy tàu tác chiến để tránh đạn, đồng thời lệnh cho tất cả hỏa lực trên tàu đánh trả.

Lúc đó, nhiệm vụ chính của thủy thủ binh nhì Hoàng Kim Nông là chiến sĩ hải quân, nhưng khi chiến đấu lập tức chuyển sang làm nhiệm vụ tiếp đạn cho khẩu đội pháo số 3. Toàn khẩu đội đã bình tĩnh, nòng pháo xoay tròn bám theo đường bay của máy bay địch, đợi chúng bổ nhào mới nhả đạn khiến lũ máy bay không dám sà xuống thấp. Địch cay cú, điên cuồng đánh hết đợt này đến đợt khác. Và một quả rốc két đã phóng trúng vị trí của khẩu đội. Hai pháo thủ Bằng và Thuận hy sinh, hai đồng chí Hy và Bê bị thương, còn Hoàng Kim Nông thì bị sức ép quả rốc két hất vào hòm đựng đạn, ngất lịm. Lúc tỉnh dậy, thấy mình đầy máu, quần áo rách bươm nhưng chân tay vẫn cử động được, Hoàng Kim Nông biết vẫn có thể chiến đấu. Anh vội chồm dậy băng bó cho hai đồng chí bị thương rồi chạy lại đuôi tàu. Ở đó đồng chí Thiệc bị thương vào trán, máu chảy giàn giụa xuống mắt. Thiệc vẫn một tay ôm trán, một tay

nghiến răng bóp cò nên tiếng pháo đứt quãng. Thấy hỏa lực ở đuôi tàu rời rạc, địch lập tức tập trung tấn công từ phía sau. Chúng liều lĩnh nhào xuống rất thấp để cắt bom. Thấy thế Hoàng Kim Nông vội nhảy vào băng bó cho Thiệc. Được Nông trợ giúp, Thiệc dành cả hai tay bóp cò, khẩu pháo lại nổ xiết từng tràng giòn giã...

Thấy địch tập trung đánh phá khẩu đội 20 ly, Chính trị viên Đoàn Bá Ký từ trên đài chỉ huy chạy xuống nắm tình hình. Anh vừa vỗ vai Hoàng Kim Nông động viên “bình tĩnh nhé” thì một quả rốc két phóng xuống nổ rất gần, mảnh đạn cắt ngang bụng Chính trị viên khiến anh ngã vật. Nhưng mắt anh vẫn mở, miệng vẫn lắp bắp điều gì đó. Hoàng Kim Nông cúi xuống ghé sát tai anh, nhưng tiếng máy bay gầm rú và tiếng bom đạn inh tai nhức óc, không thể nghe được anh nói gì. Hoàng Kim Nông chỉ còn biết trào nước mắt nhìn đồng đội mình hy sinh.

Tình thế quá khốc liệt, máy bay địch vẫn lồng lộn bắn phá, mọi người không thể rời vị trí chiến đấu nên đành để Chính trị viên nằm tại chỗ.

Một quả rốc két nữa đã phóng trúng đài chỉ huy. Từđuôi tàu, Hoàng Kim Nông nhìn lên thấy Thuyền trưởng Lê Văn Tiếu bị thương, cánh tay gần đứt lìa, chỉ còn dính một chút da, máu phun thành vòi. Hoàng Kim Nông vội chạy lên ca bin

thì thấy đồng chí lái tàu cũng bị thương nặng, nằm gục dưới vô lăng. Thấy thế Hoàng Kim Nông lao vào lái thay. Để tiếp tục chiến đấu, Thuyền trưởng hét lệnh cho đồng chí Liêm, chiến sĩ báo vụ, lấy dao chặt cho cánh tay bị thương đứt hẳn. Nhưng đồng chí Liêm không dám làm. Thuyền trưởng liền xé áo buộc chặt vết thương rồi giắt vào cạp quần cho khỏi vướng rồi tiếp tục chỉ huy. Con tàu do Hoàng Kim Nông điều khiển theo lệnh của Thuyền trưởng Lê Văn Tiếu vẫn ngoan cường tiến thoái theo hình dích dắc.

Bom đạn vẫn trút xuống như mưa. Khoang máy sau bốc cháy, khói tuôn mù mịt. Chiến sĩ, quân y sĩ Cao Viết Thao ôm bình cứu hỏa lao xuống dập tắt lửa, lúc ngoi lên người anh đã bị cháy sém.

Lúc này đã rất nhiều chiến sĩ hy sinh và bị thương. Nhưng “còn người, còn tàu, còn chiến đấu!”, khẩu lệnh vang lên trong óc mỗi người. Các khẩu pháo vẫn quất những đường đạn thẳng căng, chính xác. Một máy bay Mỹ trúng đạn bốc cháy như một bó đuốc khổng lồ lao cắm đầu xuống biển.

Sau hai giờ chiến đấu, dùng hết vũ khí và thủ đoạn nhưng tốp máy bay địch đã không đánh chìm được Tàu 187, chúng đành chịu bỏ cuộc.

Trận đánh kết thúc, toàn tàu có 35 cán bộ, chiến sĩ, nhưng chỉ còn năm người lành lặn, vẫn tiếp tục đưa tàu vào cảng an toàn.

nghiến răng bóp cò nên tiếng pháo đứt quãng. Thấy hỏa lực ở đuôi tàu rời rạc, địch lập tức tập trung tấn công từ phía sau. Chúng liều lĩnh nhào xuống rất thấp để cắt bom. Thấy thế Hoàng Kim Nông vội nhảy vào băng bó cho Thiệc. Được Nông trợ giúp, Thiệc dành cả hai tay bóp cò, khẩu pháo lại nổ xiết từng tràng giòn giã...

Thấy địch tập trung đánh phá khẩu đội 20 ly, Chính trị viên Đoàn Bá Ký từ trên đài chỉ huy chạy xuống nắm tình hình. Anh vừa vỗ vai Hoàng Kim Nông động viên “bình tĩnh nhé” thì một quả rốc két phóng xuống nổ rất gần, mảnh đạn cắt ngang bụng Chính trị viên khiến anh ngã vật. Nhưng mắt anh vẫn mở, miệng vẫn lắp bắp điều gì đó. Hoàng Kim Nông cúi xuống ghé sát tai anh, nhưng tiếng máy bay gầm rú và tiếng bom đạn inh tai nhức óc, không thể nghe được anh nói gì. Hoàng Kim Nông chỉ còn biết trào nước mắt nhìn đồng đội mình hy sinh.

Tình thế quá khốc liệt, máy bay địch vẫn lồng lộn bắn phá, mọi người không thể rời vị trí chiến đấu nên đành để Chính trị viên nằm tại chỗ.

Một quả rốc két nữa đã phóng trúng đài chỉ huy. Từđuôi tàu, Hoàng Kim Nông nhìn lên thấy Thuyền trưởng Lê Văn Tiếu bị thương, cánh tay gần đứt lìa, chỉ còn dính một chút da, máu phun thành vòi. Hoàng Kim Nông vội chạy lên ca bin

thì thấy đồng chí lái tàu cũng bị thương nặng, nằm gục dưới vô lăng. Thấy thế Hoàng Kim Nông lao vào lái thay. Để tiếp tục chiến đấu, Thuyền trưởng hét lệnh cho đồng chí Liêm, chiến sĩ báo vụ, lấy dao chặt cho cánh tay bị thương đứt hẳn. Nhưng đồng chí Liêm không dám làm. Thuyền trưởng liền xé áo buộc chặt vết thương rồi giắt vào cạp quần cho khỏi vướng rồi tiếp tục chỉ huy. Con tàu do Hoàng Kim Nông điều khiển theo lệnh của Thuyền trưởng Lê Văn Tiếu vẫn ngoan cường tiến thoái theo hình dích dắc.

Bom đạn vẫn trút xuống như mưa. Khoang máy sau bốc cháy, khói tuôn mù mịt. Chiến sĩ, quân y sĩ Cao Viết Thao ôm bình cứu hỏa lao xuống dập tắt lửa, lúc ngoi lên người anh đã bị cháy sém.

Lúc này đã rất nhiều chiến sĩ hy sinh và bị

Một phần của tài liệu Lữ đoàn Đặc công hải quân 126 - Những gương mặt anh hùng: Phần 1 (Trang 85 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)