Đất đai khu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu nhân giống một số dòng keo tai tượng (acacia mangium willd) ưu trội bằng phương pháp giâm hom​ (Trang 41 - 43)

Diện tích đất Trạm quản lý chủ yếu là đất ferarit vàng đỏ phát triển trên đá mẹ phiến thạch sét và sa thạch sét thường phân bố ở vườn và đỉnh đồi. Độ dày tầng đât > 80cm, chất mùn trung bình đến nhiều rất thuận lợi cho trồng rừng kinh doanh nguyên liệu và phù hợp với đặc điểm sinh thái của các loài cây nguyên liệu giấy như keo và mỡ.

Đất dốc tụ phân bố ở các chân đồi, thung lũng khe suối. Loại đất này thường có thành phần cơ giới nhẹ, ít đá lẫn, chất mùn nhiều, xốp rất phù hợp cho trồng cây nông nghiệp và cây nguyên liệu giấy. Như vậy, đất ở đây có thể dùng làm giá thể cắm hom rất tốt.

Chương 4

kết quả nghiên cứu và thảo luận

4. 1 ảnh hưởng của IBA và abt1ở một số nồng độ đến sự ra rễ

keo tai tượmg

Vấn đề có ý nghĩa quyết định trong quá trình giâm hom là làm sao cho hom ra rễ với tỷ lệ cao, thân cây sẽ được hình thành từ chồi cành bên hoặc chồi bất định. Nếu sử dụng hom lá thì hom phải hình thành cả rễ và thân mới. Tuy nhiên khả năng hình thành rễ và thân phụ thuộc vào đặc điểm di truyền của loài cây, bộ phận của cây lấy làm giống cũng như loại tế bào đã phân hoá của cây, do đó người ta phải nghiên cứu và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho hom ra rễ. Sự thành công của phương pháp giâm hom phụ thuộc nhiều yếu tố như tuổi cây mẹ, tuổi cành, ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, giá thể...

Các chất điều hoà sinh trưởng ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ ra rễ của hom giâm, những năm 1990 Viện nghiên cứu cây nguyên liệu giấy đã giâm hom keo tai tượng từ hom chồi của cây non 1 tuổi hom cành của cây 2 tuổi và 4 tuổi với IBA dạng bột nồng độ Viện nghiên cứu cây nguyên liệu giấy đã giâm hom keo Tai tượng từ hom chồi của cây non 1 tuổi, hom cành của cây 2 tuổi và 4 tuổi với chất IBA dạng bột nồng độ 50ppm, 100ppm và 150ppm, bố trí theo khối ngẫu nhiên 3 lần lặp . kết quả cho thấy sử dụng chất điều hoà sinh trưởng IBA ở nồng độ 150ppm cho hiệu quả cao đạt tỷ lệ ra rễ tới hơn 80%. Viện khoa học Lâm nghiệp năm 1992 giâm hom tháng 7, 8 sau 27 ngày công thức đối chứng đạt tỷ lệ ra rễ 95%, các công thức sử lý thuốc có tỷ lệ ra rễ cao nhất cũng chỉ tới mức 95%. Sự khác biệt chủ yếu là số lượng rễ trên mỗi hom và chiều dài của rễ. Trong lúc công thức đối chứng có số lượng rễ là 2,3 rễ/ hom và chiều dài của rễ là 5,3 cm thì các công thức sử lý chất điều hoà sinh trưởng có số lượng rễ là 4,2- 7,3 rễ/ hom. Các công thức có tỷ lệ ra rễ cao cũng đồng thời có chiều dài rễ tương đương hoặc dài hơn so với công thức đối chứng [9]. Xét khả năng ra rễ các đoạn hom đối của keo Tai tượng thì đoạn 1

có tỷ lệ ra rễ cao nhất ( 100%), đoạn 4 lệ kém hơn (66,7%), đoạn 2 và 3 lại có chỉ số ra rễ cao nhất (32,9 và 42,1). ảnh hưởng nồng độ thuốc đế tỷ lệ ra rễ các đoạn hom đều có tỷ lệ ra rễ cao ở đoạn 1 và đoạn 2 [9]. Từ những kết quả đã đạt được như trên cho thấy cần phải nghiên cứu sự ra rễ của hom giâm.hfKết quả khảo nghiệm của Viện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu nhân giống một số dòng keo tai tượng (acacia mangium willd) ưu trội bằng phương pháp giâm hom​ (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)