Như chúng ta đã biết khả năng ra rễ không do tính di truyền quyết định mà còn phụ thuộc rất lớn vào tuổi cây mẹ và tuổi của cành, nó ảnh hưởng đến tỷ lệ ra rễ của hom giâm. Nhìn chung cây mẹ càng già thì tỷ lệ ra rễ càng giảm. Sự thành thục của cây mẹ là trở ngại cho giâm hom, khi nghiên cứu ảnh hưởng của các dòng cây mẹ Keo tai tượng 5, 8 và 9 với hai loại chất điều hoà sinh trưởng IBA và ABT1 các nồng độ khác nhau thì cho thấy tỷ lệ ra rễ khác nhau. ởđây, đề tài so sánh các nồng độ có tỷ lệ ra rễ cao nhất của 3 dòng, đặc
biệt cho thấy các nồng độ IBA đều cho tỷ lệ ra rễ cao hơn so với các nồng độ ABT1 và đối chứng (Bảng 6). Bảng 6.ảnh hưởng các dòng cây mẹ đến sự hình thành rễ Dòng Nồng độ (%) IBA Số hom thí nghiệm (cái) Số hom ra rễ (cái) Tỷ lệ ra rễ (%) 5 0.5 90 52 57.8 8 0.75 90 58 64.4 9 0.5 90 52 57.8 Dòng Nồng độ (%) ABT1 Số hom thí nghiệm (cái) Số hom ra rễ (cái) Tỷ lệ ra rễ (%) 5 0.5 90 40 44.4 8 0.5 90 42 46.7 9 1.0 90 49 54.4 Đ/C 00 30 7 23.3
Qua kiểm tra thống kê ảnh hưởng của các dòng cây mẹ đến khả năng ra rễ của hom giâm, kiểm tra giữa các công thức có tỷ lệ ra rễ cao nhất của hai chất IBA và ABT1(Phụ biểu 15a, 15b) bằng tiêu chuẩn Duncan để so sánh cho thấy sử dụng IBA đều cho tỷ lệ ra rễ cao hơn so với ABT1ở các dòng.
Như vậy, khi giâm hom cho 3 dòng keo tai tượng 5, 8 và 9 thì sử dụng IBA cho tỷ lệ ra rễ cao nhất dòng số 8 là 64, 4% sau đó là dòng 5 và 9. Đối với ABT1 tỷ lệ ra rễ cao nhất ở dòng số 9 là 54, 4%. Có thể nói rằng các dòng khác nhau thì cho tỷ lệ ra rễ khác nhau, đặc biệt là cao hơn rất nhiều so với đối chứng.
Chương 5
Kết luận – Tồn tại - Đề nghị
Dựa trên những kết quả đã thu thập, xử lý, tính toán và so sánh ở chương 4, có thể bước đầu đưa ra những ý kiến cho phần kết luận, tồn tại và một số đề nghị như sau:
5.1. Kết kuận.
1. Sử dụng hai chất điều hoà sinh trưởng IBA và ABT1 ở 3 nồng độ xử lý cho 3 dòng keo Tai tượng ưu trội 5, 8 và 9 cho thấy IBA (0.75%) là chất có hiệu quả thúc đẩy quá trình ra rễ và cho tỷ lệ ra rễ cao hơn so với chất điều hoà sinh trưởng ABT1. Các dòng cây mẹ nghiên cứu ở cả hai tuổi 5 và 7 sử dụng IBA đều cho tỷ lệ ra rễ cao hơn so với ABT1. Dòng 5 và 9 nên dùng IBA 0.5%, dòng 8 IBA 0.75% thích hợp hơn.
2. Đối với cây mẹ 5 tuổi và 7 tuổi sau khi xử lý cành bên nên cắt hom giâm ở giai đoạn 1.5 tháng tuổi, vừa đủ tiêu chuẩn chất lượng, không quá già, không quá non đồng thời có sức sống tốt cho tỷ lệ ra rễ cao cho cả 3 dòng cây nghiên cứu.
3. Sử dụng loại giá thể Bầu đất 100% sẽ đem lại hiệu quả cao hơn.
5. 2. Tồn tại
Do điều kiện và thời gian có hạn, kinh phí hạn hẹp do đó đề tài chỉ tiến hành được một số những nội dung chính, đề tài vẫn còn hạn chế chưa sâu rộng và bước đầu đã đạt được một số kết quả, đề tài không tránh khỏi những sai xót rất mong được sự đóng góp ý kiến.
Đề tài chưa nghiên cứu được nhiều độ tuổi cây mẹ khác nhau để so sánh các chỉ tiêu chất lượng như ảnh hưởng cụ thể đến tỷ lệ ra rễ của hom.
Đề tài chưa nghiên cứu được nhiều chất điều hoà sinh trưởng khác nhau mà chỉ giới hạn ở 2 loại chất là IBA và ABT1 (dạng bột), chưa nghiên cứu đựơc nhiều loại giá thể khác nhau để so sánh, phân biệt. Đặc biệt là đề tài chưa nghiên cứu giâm hom keo Tai tượng cho tất cả các tháng trong năm để tìm ra tháng giâm hom thích hợp nhất trong năm.
5. 3. Kiến nghị
Với những nghiên cứu như hiện nay thì việc giâm hom cho các loài cây rừng không phải là khó đối với những cây tuổi non. Nhưng đối với những cây trội nhiều tuổi thì không phải là đơn giản, chúng ta cần nghiên cứu một cách sâu rộng hơn, phối hợp giữa lý luận khoa học và thực tiễn để nhân giống bằng hom keo Tai tượng sẽ trở thành quy trình nhân hom. Để góp phần hoàn thiện quy trình công nghệ giâm hom cho loài keo Tai tượng, đồng thời phục vụ cho sản xuất đề tài cần tiềp tục nghiên cứu thêm các nội dung như xử lý cây mẹ, tạo hom, xử lý hom. Tiếp tục nghiên cứu các nồng độ của các chất điều hoà sinh trưởng khác nhau, với các thời điểm khác nhau trong năm. Cần nghiên cứu thêm cho việc nhân giống cây keo Tai tượng nhiều tuổi bằng giâm hom để rút ngắn thời gian cải thiện giống cây rừng.
Tài liệu Tham khảo