Tưởng thiết kế của giao thức LCMR

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phương pháp định tuyến hiệu quả trên cơ sở định tuyến đa đường có cân bằng tải cho mạng AD hoc​ (Trang 26 - 27)

Một trong các giao thức định tuyến hiệu quả trên cơ sở định tuyến đa đường và cân bằng tải là giao thức LCMR. Giao thức định tuyến LCMR được đề xuất trong [2] còn được gọi là giao thức định tuyến đa đường dựa trên bộ số chung nhỏ nhất được đề xuất áp dụng trong các mạng MANET với tải lưu lượng được cân bằng qua các đường khác nhau. Ý tưởng thiết kế của giao thức LCMR được mô tả như sau: Đầu tiên, thời gian định tuyến của mỗi con đường trong số các con đường giữa một cặp nút nguồn-đích cho trước sẽ được ước lượng. Sau đó, các gói dữ liệu từ nút nguồn đến nút đích sẽ được phân phối qua các con đường này sao cho số gói dữ liệu được gửi qua một con đường tỷ lệ nghịch với thời gian định tuyến qua con đường đó. Chiến lược phân phối này giữ cho tải dữ liệu được cân bằng qua tất cả các con đường để rút ngắn thời gian định tuyến tổng thể cho việc gửi các gói dữ liệu. Theo chiến lược này, bội số chung nhỏ nhất (L) của thời gian định tuyến qua các con đường sẽ được xác định để tìm số lượng gói dữ liệu được gửi qua một con đường. Lấy giá trị L này chia cho thời gian định tuyến qua mỗi con đường, ta sẽ nhận được số lượng gói tương đối được gửi qua con đường đó. Cách làm này sẽ cân bằng được tải dữ liệu vì tất cả các gói dữ liệu có thể được gửi qua nhiều con đường với thời gian định tuyến gần như bằng nhau qua mỗi con đường.

Ví dụ, giữa một nút nguồn và một nút đích, có ba con đường P1, P2 và P3

với thời gian định tuyến tương ứng là 40, 30 và 20 đơn vị thời gian. Như vậy, bội số chung nhỏ nhất của 40, 30 và 20 là L=120. Ta chia 120 cho 40, 30 và 20 sẽ có được các giá trị tương ứng là 3, 4 và 6. Do đó, với mỗi bộ 3 + 4 + 6 = 13 gói dữ liệu, có 3 gói sẽ được gửi qua đường P1, 4 gói được gửi theo đường P2

và 6 gói được gửi theo đường P3 để thời gian định tuyến qua mỗi con đường là 120 đơn vị thời gian.

Cần lưu ý rằng định nghĩa của bài toán này là tương tự như bài toán lập lịch cho N tác vụ độc lập theo hệ số đồng nhất k đã được biết đến với độ phức tạp NP. Trong nghiên cứu [2], cả lý thuyết và kết quả mô phỏng đã chứng minh rằng giao thức định tuyến đa đường LCMR được đề xuất thực hiện tốt hơn giao thức đa đường FMLB [13]. Lý do trực quan của sự cải thiện về thời gian định tuyến của giao thức LCMR được đề xuất là kỹ thuật phân phối tải của giao thức LCMR có xét đến yếu tố thời gian định tuyến thực qua các đường khác nhau, trong khi giao thức FMLB chưa xét đến. Tỷ lệ của thời gian định tuyến thực qua các con đường khác nhau có thể khác nhiều so với tỷ lệ của các số Fibonacci tương ứng. Giao thức định tuyến LCMR được đề xuất cũng hoạt động tốt hơn giao thức MAODV [14]. Thay vì gửi số gói dữ liệu bằng nhau qua các đường tìm được như trong giao thức MAODV, giao thức LCMR gửi được nhiều gói dữ liệu hơn (giả sử tất cả các gói có cùng kích thước) qua các đường có thời gian định tuyến.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phương pháp định tuyến hiệu quả trên cơ sở định tuyến đa đường có cân bằng tải cho mạng AD hoc​ (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)