Chương 3 đã trình bày các kết quả quan trọng trong việc mô phỏng, so sánh và đánh giá hiệu năng của giao thức định tuyến LCMR so với các giao thức đa đường FMLBRT, FMLBHC, MAODVRT và MAODVHC.
Các kịch bản mô phỏng được xây dựng cho cả mạng MANET có topo di động ngẫu nhiên và mạng MANET có topo di động dạng lưới. Với mỗi topo mạng, độ đo hiệu năng thời gian định tuyến dữ liệu của các giao thức đã được kiểm nghiệm, so sánh và đánh giá theo tác động của số luồng dữ liệu, số đường đi giữa một cặp nút nguồn – đích, số gói tin dữ liệu.
Phân tích đánh giá kết quả mô phỏng đã chỉ ra rằng giao thức FMLB đạt được hiệu năng về thời gian định tuyến dữ liệu tối ưu hơn các giao thức còn lại.
KẾT LUẬN
Được hình thành bởi các kết nối tạm thời giữa các nút mạng di động không có sự hỗ trợ của cơ sở hạ tầng mạng cố định, mạng MANET có nhiều những đặc điểm khác biệt so với mạng không dây và có dây truyền thống làm nảy sinh nhiều thách thức và các hướng nghiên cứu khác nhau. Trong đó vấn đề định tuyến là vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu tập trung giải quyết nhất.
Luận văn đã nghiên cứu thực hiện các nghiên cứu tổng quan về mạng MANET, về cơ chế hoạt động của một số giao thức định tuyến đa đường và nghiên cứu chi tiết về giao thức định tuyến đa đường có cân bằng tải LCMR.
Trọng tâm của luận văn là nghiên cứu về cơ chế hoạt động và kiểm nghiệm, đánh giá hiệu năng định tuyến dữ liệu của giao thức định tuyến đa đường LCMR trong mạng MANET. Thay vì sử dụng cơ chế cân bằng tải dữ liệu giữa các đường theo tỉ lệ các giá trị trong chuỗi Fibonacci như trong giao thức FLMB hoặc chia đều tải dữ liệu cho các đường như trong giao thức MAODV, giao thức LCMR tính giá trị bội số chung nhỏ nhất của các thời gian tìm thấy đường đi (thời gian định tuyến một gói tin) của các con đường giữa một cặp nút nguồn đích. Sau đó sử dụng tỉ lệ giữa các giá trị thời gian định tuyến một gói tin / bội số chung nhỏ nhất để tính toán số gói tin được truyền trên mỗi con đường trong quá trình cân bằng tải.
Thời gian định tuyến dữ liệu của giao thức LCMR đã được chứng minh về mặt lý thuyết là nhỏ hơn thời gian định tuyến dữ liệu của giao thức FMLB và giao thức MAODV.
Luận văn cũng đã trình bày kết quả triển khai thực nghiệm bằng mô phỏng để so sánh, đánh giá hiệu năng thời gian định tuyến của giao thức LCMR với các giao thức đa đường FMLBRT, FMLBHC, MAODVRT và MAODVHC. Các kịch bản mô phỏng được xây dựng cho cả mạng MANET có topo di động ngẫu nhiên và mạng MANET có topo di động dạng lưới. Với mỗi topo mạng,
độ đo hiệu năng thời gian định tuyến dữ liệu của các giao thức đã được kiểm nghiệm, so sánh và đánh giá theo tác động của số luồng dữ liệu, số đường đi giữa một cặp nút nguồn – đích, số gói tin dữ liệu. Phân tích đánh giá kết quả mô phỏng đã chỉ ra rằng giao thức LCMR đạt được hiệu năng về thời gian định tuyến dữ liệu tối ưu hơn các giao thức còn lại.
Tuy nhiên, việc đánh giá hiệu năng của giao thức LCMR với một số giao thức cùng nhóm mới chỉ thực hiện được theo độ đo hiệu năng là thời gian định tuyến dữ liệu. Do đó, từ đề tài này, có thể thực hiện các nghiên cứu tiếp theo để đánh giá hiệu năng của giao thức LCMR một cách toàn diện hơn theo các độ đo hiệu năng khác như tỉ lệ truyền thành công, thông lượng, chi phí định tuyến,… Kỹ thuật cân bằng tải dựa trên bội số chung nhỏ nhất của thời gian khám phá các con đường cũng có thể được áp dụng cho các giao thức định tuyến đa đường khác để nâng cao hiệu năng mạng MANET.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Anh
[1] A. Nasipuri, R. Castañeda, S.R. Das (2001), “Performance of multipath routing for on- demand protocols in mobile ad hoc networks”, Mobile Network. Appl. 6 (4), pp. 339–349, doi: 10.1023/A:1011426611520.
[2] B. Ansuman, S. Koushik (2017), “An efficient protocol for load-balanced multipath routing in mobile ad hoc networks”, Ad Hoc Networks 63, pp. 104-114. [3] C.E. Perkins , E.M. Royer (1999), “Ad-hoc on-demand distance vector routing, Proceedings of the Second IEEE Workshop on Mobile Computing Systems and Applications”, pp. 90-100.
[4] C. Perkins (2001), “Ad Hoc Networking”, Addison-Wesley, USA.
[5] D.A. Tran , H. Raghavendra (2005), “Routing with congestion awareness and adaptivity in mobile ad hoc networks”, in: IEEE Wireless Communications and Networking Conference, vol 4, pp. 1988–1994 .
[6] G. Parissidis, V. Lenders, M. May, B. Plattner (2006), “Multi-path Routing Protocols in Wireless Mobile Ad Hoc Networks: A Quantitative Comparison”, International Conference on Next Generation Wired/Wireless Networking, pp. 313-326. doi: 10.1007/11759355.
[7] L. Wang, Y. Shu, M. Dong, L. Zhang, O.W.W. Yang (2001), “Adaptive multipath source routing in ad hoc networks”, Communications, 2001. ICC 2001. IEEE International Conference, pp. 867-871 vol.3, doi: 10.1109/ICC.2001.937362.
[8] M. Naseem, C. Kumar (2015), “Congestion-aware Fibonacci sequence based multipath load balancing routing protocol for MANETs”, Wireless Pers. Commun. 84 (4), pp. 2955-2974.
[9] M.R. Pearlman, Z.J. Haas, P. Sholander, S.S. Tabrizi (2000), “On the impact of alternate path routing for load balancing in mobile ad hoc networks”, Mobile
and Ad Hoc Networking and Computing, pp. 3-10, doi: 10.1109/MOBHOC.2000.869207.
[10] P.P. Pham, S. Perreau (2003), “Performance analysis of reactive shortest path and mul- tipath routing mechanism with load balance”, INFOCOM 2003. Twenty- Second Annual Joint Conference of the IEEE Computer and Communications. IEEE Societies, 1, 2003, pp. 251-259 vol.1, doi: 10.1109/INFCOM.2003.1208677.
[11] R. Biradar, V. Patil (2006), “Classification and Comparison of routing Techniques in Wireless Ad-hoc Networks”, Proceedings of International Symposium on Ad-hoc Ubiquitous Computing (ISHUC’06), pp. 7-12.
[12] S. Corson, J. Macker (1999), “Mobile Ad hoc Networking (MANET): Routing Protocol Performance Issues and Evaluation Considerations”, RFC 2501, Available at: https://tools.ietf.org/html/rfc2501.
[13] Y. Tashtoush, O. Darwish, M. Hayajneh (2014), “Fibonacci sequence based multipath load balancing approach for mobile ad hoc networks”, Ad Hoc Network, 16, pp. 237–246.
[14] Y. Ganjali, A. Keshavarzian (2004), “Load balancing in ad hoc networks: single-path routing vs. multi-path routing”, INFOCOM 2004. Twenty-third Annual Joint Conference of the IEEE Computer and Communications Societies, 2, pp. 1120-1125, vol.2, doi: 10.1109/INFCOM.2004.1356998.