Ảnh hưởng của thời gian

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sử dụng vật liệu hấp phụ chế tạo từ bùn thải giấy xử lý nước nhiễm CROM (Trang 49 - 50)

5. Những đóng góp mới của đề tài

3.2.4. Ảnh hưởng của thời gian

Hiệu quả sử dụng của vật liệu hấp phụ được thể hiện bởi tốc độ hấp phụ của chất tan từ pha lỏng vào pha rắn, được đánh giá qua hiệu suất, dung lượng hấp phụ khi tiến hành trong những khoảng thời gian khác nhau. Từ đó nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian phản ứng nhằm xác định được thời gian tiếp xúc giới hạn và thời gian tiếp xúc tối ưu vừa cho hiệu suất tốt vừa tiết kiệm thời gian xử lý, góp phần tăng lợi ích kinh tế của phương pháp hấp phụ bằng vật liệu thu hồi từ bùn thải của hệ thống xử lý nước thải. Kết quả khảo sát thu được thể hiện ở bảng 3.6 – phụ lục 1 và hình 3.6. Điều kiện thí nghiệm: nồng độ ban đầu Cr(VI): 30mg/l, liều hấp phụ: 0,1g/ 25ml, pH: 3, (q: dung lượng hấp phụ (mg/g), H: hiệu suất xử lý (%))

Hình 3.6.Biểu đồ ảnh hưởng của thời gian phản ứng đến hiệu suất và dung

Theo kết quả khảo sát cho thấy, hiệu suất và dung lượng hấp phụ của than thủy nhiệt bùn giấy biến tính Fe đối với Cr(VI) trong môi trường nước có xu hướng tăng lên trong khoảng thời gian nghiên cứu từ 5 đến 240 phút, Trong khoảng thời gian từ 5 – 240 phút hiệu suất hấp phụ H(%) tăng dần từ 39,5% đến 79,67% và dung lượng hấp phụ q(mg/g) tăng dần từ 5,93 mg/g đến 11,95 mg/g. Hiệu suất và dung lượng hấp phụ tăng nhanh trong những khoảng thời gian từ 5 – 120 phút (H = 75,67%, q = 11,35 mg/g), từ 120 – 240 phút khả năng hấp phụ và hiệu quả xử lý tăng nhẹ và gần như không đổi với thời gian hấp phụ cao hơn. Vì trong quá trình hấp phụ thì tới một khoảng thời gian nào đó bề mặt vật liệu đã no chất bị hấp phụ do vậy hiệu suất tăng chậm hơn, quá trình hấp phụ dần đạt trạng thái cân bằng [18].

Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của Mai Quang Khuê về nghiên cứu hấp phụ Cr(VI) của vật liệu chế tạo từ bã chè và ứng dụng xử lý nước thải mạ điện [11]. Tác giả Mai Quang Khuê đã tiến hành nghiên cứu ở thời gian từ 30- 180 phút ở 3 nồng độ khác nhau và chỉ ra kết quả là dung lượng hấp phụ tăng nhanh từ 30- 120 phút, từ 120-180 phút dung lượng hấp phụ tăng chậm và dần ổn định.

Như vậy,trong thí nghiệm này ta chọn được mốc thời gian cho hiệu suất và dung lượng hấp phụ tốt nhất là ở 120 phút.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sử dụng vật liệu hấp phụ chế tạo từ bùn thải giấy xử lý nước nhiễm CROM (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)