Sự nhân bản GSS và đường dẫn thoại

Một phần của tài liệu Tổng quan về trường chuyển mạch thông tin trong việc kết nối tín hiệu thông tin từ việt nam ra thế giới và ngược lại (Trang 25 - 31)

a) Sự nhân bản GSS

Mặt A và B: vì lý do của sự tin cậy, GSS được nhân bản trong 2 mặt là mặt A và mặt B. Vì thế, yêu cầu hai bộ đồng nhất của TSM và SPM. Một kết nối được thiết lập cho 1 cuộc gọi trong cả 2 mặt nhưng dữ liệu thoại thì chỉ xảy ra mặt A, giả sử nó không bị sai hỏng.

Những tên của TSM trong ví dụ trên: TSM-A-0; TSM-A-1; TSM-B-0; TSM- B-1 có một chữ cái trong mã của chúng, chỉ ra mặt mà chúng ta kết nối, như mặt A hay B. Mỗi cuộc gọi thông qua trường chuyển mạch được thiết lập song song qua cả hai mặt này. Hình trên minh họa cho 2 đường truyền thoại từ thuê bao A (kết nối đến đường dẫn tín hiệu số tại Dublin) đến thuê bao B (kết nối đến đường dẫn tín hiệu số tại Stockholm). Dòng của mẫu thoại nhận bởi thiết bị số ETC, trong trường hợp này đường dẫn tín hiệu số tại Dublin được gởi đến cả hai mặt A và B. Mỗi mẫu gồm 10 bit, có 8 bit thoại, 1 bit chẵn lẻ và 1 bit chọn mặt. Sau khi nối thông cả hai mặt, những dòng bit xử lý đến đầu ra của trường chuyển mạch và đến ETC trong đường dẫn tín hiệu số ở Stockholm.

Chức năng của bảng chọn mặt thời gian và không gian (TPLU)

Hình 2.20. Sự kết nối cuộc gọi thông qua mặt A và mặt B

Một bảng trong thiết bị số (ETC) trong đường dẫn số Stockholm, gọi là bộ chọn mặt thời gian và không gian (TPLU), sau đó thực hiện việc chọn mặt bằng cách kiểm tra giá trị bit chọn trong mỗi mặt.

Khi không có sự cố xảy ra trong TSM hoặc SPM trong mặt A, TPLU sẽ chọn mẫu thoại từ mặt A, gởi đến thuê bao B. Nếu có sự cố xảy ra thì bit chọn mặt sẽ lật và TPLU sẽ chọn mẫu thoại từ mặt B.

b) Bảng dùng trong đường dẫn thoại

 Bộ nhân kênh

Khi dữ liệu thoại được nhận từ đường dẫn số bởi TSM, nó sẽ đi qua 1 trong 2 bộ nhân kênh (LMU) nơi nó được biến đổi từ nối tiếp đến song song.

Sau đó, nó được viết lại trong MUPs trong bộ lưu trữ thoại SSA theo thứ tự, cái mà nó đã được nhận.

 Bộ điều khiển đường đi thời gian (THU) và không gian (HSU)

Dữ liệu thoại được đọc ra sau đó từ SSA và qua suốt bộ điều khiển đường đi thời gian (THU) và không gian (HSU). Những bộ này dùng để điều khiển mạch giữa các chuyển mạch thời gian TSM và không gian SPM.

Khi sự chuyển mạch xảy ra, dữ liệu đi qua suốt các bảng HSU và THU và nó được viết trong SSB. Sau đó nó được đọc ra từ SSB trong lệnh liên tiếp và gởi đến bảng LMU khi biến đổi xảy ra từ song song đến nối tiếp.

c) Tốc độ bit trong đường dẫn thoại

 Tần số đọc vào

Mỗi đường dẫn số gồm 32 thứ tự đầu tiên đa kênh hay khe thời gian. Mỗi kênh này mang 8 bit thoại đến TSM và được lấy mẫu với tốc độ 8000 lần/s. Vì thế, tốc độ bit vào trên đường dẫn số là 2,048 Mbit/s (32 x 8 x 8000 bit/s)

Từ khi có 16 đường dẫn tín hiệu số, mỗi bit tốc độ 2,048 Mb/s, tổng là 32,768 Mb/s trong TSM. Nhưng tốc độ bit là giảm xuống 8 lần bởi sự chuyển đổi từ nối tiếp đến song song, đến nổi tần số trong bộ lưu trữ thoại lên thành 4,096 MHz.

 Tần số đọc ra

Tần số đọc ra từ SSB cũng là 4,096 MHz. Thời gian đọc ra cho mỗi TSM là 125µs. Thời gian đọc ra cho mỗi vị trí lưu trữ thoại là 244ns (125/512µs).

0

1

15

31 Channels 0 SNTPs

TSM

Hình 2.24. 16 đường dẫn số 32 kênh, mỗi đường dẫn với tần số đọc vào là 2,048 Mbit/s

Một phần của tài liệu Tổng quan về trường chuyển mạch thông tin trong việc kết nối tín hiệu thông tin từ việt nam ra thế giới và ngược lại (Trang 25 - 31)