Một số hình thức tổ chức dạy học có kết hợp với thí nghiệm nhằm tạo hứng

Một phần của tài liệu Kết hợp các thí nghiệm vật lý nằm trong chương trình “điện học” lớp 11 với các thí nghiệm tự chế tạo theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức cho học sinh (Trang 67 - 74)

- Phần kết luận

3.4 Một số hình thức tổ chức dạy học có kết hợp với thí nghiệm nhằm tạo hứng

thú học tập đối với học sinh.

3.4.1 Đặt vấn đề

Sự kết hợp đa dạng các hình thức truyền đạt kiến thức trong bài giảng sẽ kích thích sự hứng thú cho học sinh. Ngoài các bài thí nghiệm quy định trong chƣơng trình Vật lý mà học sinh phải thực hành tại phòng thí nghiệm. Để có tính đa dạng chúng ta nên tổ chức các hình thức dạy học có tính mới lạ, có tính hấp dẫn lôi cuốn. Phần này, tôi trình bày sơ lƣợc một số hình thức dạy học kết hợp với thí nghiệm mang lại hiệu quả cao.

3.4.2 Hình thức tổ chức hoạt động nhóm kết hợp thí nghiệm vật lý 3.4.2.1 Khái quát chung về hình thức hoạt động nhóm

SVTH: Trần Thị Hồng Ân Trang 66

Đây là hình thức áp dụng cho những phần nội dung kiến thức yêu cầu có sự tổng hợp, khái quát nên cần sự hợp tác, đóng góp ý kiến của nhiều thành viên. Đặc biệt hình thức tổ chức nhóm mang tính hiệu quả với những giờ học ngoại khóa ngoài trời hoặc các bài thực hành.

3.4.2.2 Hoạt động nhóm trong dạy học môn Vật lý

Ở đây, chúng ta chỉ bàn việc lồng ghép các thí nghiệm Vật lý trong hoạt động nhóm. Thông thƣờng, chúng ta đặt ra các tình huống nhƣ: cho một số dụng cụ đơn giản, đề nghị nhóm học sinh thảo luận đƣa ra phƣơng án đo một đại lƣợng Vật lý nào đó. Hoặc giao nhiệm vụ cho nhóm tìm hiểu nguyên lý hoạt động và tìm cách chế tạo nó từ những vật liệu có sẵn, dễ tìm. Ví dụ:

- Chế tạo mô hình mô tơ đơn giản.

- Áp dụng những kiến thức đã học từ phần Cảm ứng điện từ, chế tạo đƣợc bộ

thí nghiệm hiện tƣợng cảm ứng điện từ từ những vật liệu đơn giản: dây đồng, nam châm, đèn led...

3.4.3 Ngoại khóa thi giải thích hiện tƣợng vật lý cùng các thí nghiệm liên quan 3.4.3.1 Khái quát chung về hình thức hoạt động ngoại khóa

Ngoại khóa là một trong những hình thức dạy học quan trọng và cần đƣợc phổ biến rộng rãi ở trƣờng phổ thông hiện nay. Thông qua hoạt động ngoại khóa, chúng ta có thể đạt đƣợc nhiều mục tiêu khác nhau, điển hình nhƣ:

- Giúp học sinh củng cố, đào sâu, mở rộng những tri thức đã đƣợc học ở trên lớp, bổ sung những vấn đề chƣa đƣợc đặt ra trong chƣơng trình chính khóa, vận dụng kiến thức đã học vào thực tế, tạo điều kiện để học đi đôi với hành.

SVTH: Trần Thị Hồng Ân Trang 67

- Hoạt động ngoại khóa rèn luyện cho học sinh kĩ năng phân tích, kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng thực nghiệm, kĩ năng làm việc tập thể, kĩ năng sống, tổ chức, giao tiếp, xa hơn là giúp học sinh có thể định hƣớng nghề nghiệp sau này...

- Hoạt động ngoại khóa rèn luyện và phát triển các năng lực tƣ duy của học sinh nhƣ: tƣ duy logic sáng tạo, tƣ duy trừu tƣợng…

- Hoạt động ngoại khóa làm cho quá trình dạy bộ môn thêm phong phú, đa dạng, làm cho việc học tập của học sinh thêm lôi cuốn, sinh động, vì vậy có tác dụng khơi dậy niềm say mê hứng thú học tập, thực hành, lòng ham hiểu biết, yêu khoa học và phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh.

- Hoạt động ngoại khóa nên đƣợc tổ chức định kì hoặc sau khi học sinh đã học một mảng kiến thức nào đó. Chẳng hạn phần tĩnh điện học, quang học... Tuy nhiên, cái gì cũng có nguyên tắc và hoạt động ngoại khóa tuân theo các bƣớc sau đây:

Bƣớc 1: Lựa chọn chủ đề ngoại khoá. Bƣớc 2: Lập kế hoạch ngoại khoá.

Bƣớc 3: Tiến hành ngoại khoá theo kế hoạch.

Bƣớc 4: Tổ chức cho học sinh báo cáo kết quả, rút kinh nghiệm, khen thƣởng.

3.4.3.2 Hoạt động ngoại khóa môn Vật lý

Đối với môn Vật lý, hoạt động ngoại khóa thông qua hình thức đố vui kết hợp với việc thi thiết kế nhanh mô hình thí nghiệm, giải thích các hiện tƣợng vật lý trong thực tế, gần nhất là trong đời sống hằng ngày. Sau đây, tôi chỉ xin đề cập tóm tắt nội dung của một hoạt động ngoại khóa Vật lý cụ thể về phần Điện.

+ Phần thi thí nghiệm nhanh hoặc thiết kế thí nghiệm

Phần này, chúng ta nên đƣa ra các phƣơng án thí nghiệm đơn giản, mang tính sáng tạo cao. Chẳng hạn:

SVTH: Trần Thị Hồng Ân Trang 68

- Dùng nam châm, dây đồng, pin và những dụng cụ văn phòng phẩm cần thiết. Hãy chế tạo mô hình của một mô tơ đơn giản.

- Chế tạo một tụ điện đơn giản từ những vật liệu dễ tìm.

- Thiết kế thí nghiệm để mạ đồng cho một thanh kim loại bất kì. - Chế tạo bình nƣớc nóng năng lƣợng Mặt Trời...

+ Phần thi giải thích hiện tƣợng:

Phần này, chúng ta đƣa vào các câu hỏi liên quan tới thực tế. Chẳng hạn:

- Giải thích hiện tƣợng khi ta cọ xát ống đèn neon thì thấy đèn sẽ sáng trong một thời gian ngắn?

- Theo định luật Jun – Lenxơ, nhiệt lƣợng toả ra bởi dòng điện tỉ lệ với thời gian dòng điện đi qua dây dẫn. Tại sao dòng điện đi qua dây dẫn suốt cả buổi tối mà dây dẫn lại không bị nóng sáng?

- Tại sao chim đậu trên dây điện cao thế lại không bị giật?

- Có trƣờng hợp nào càng gần vật dẫn, điện trƣờng càng giảm? Ví dụ minh hoạ. Ngoài ra, có thể đƣa vào trò chơi ô chữ, thi trắc nghiệm nhanh....nhằm củng cố kiến thức cho học sinh.

3.4.4 Kết luận

Nhƣ vậy, ta thấy rằng, việc lồng ghép các thí nghiệm vật lý vào hoạt động ngoại khóa là hết sức cần thiết và hiệu quả. Qua những hoạt động này, kiến thức học sinh sẽ hiểu rõ, khắc sâu hơn kiến thức đƣợc tiếp thu trên lớp, ngoài ra còn thấy đƣợc mối liên hệ giữa lý thuyết và thực tiễn. Là cách tốt nhất để có đƣợc những kĩ năng cần thiết trong quá trình làm thí nghiệm, phát triển các kĩ năng mềm. Từ đó chất lƣợng giảng dạy đƣợc nâng cao rõ rệt.

SVTH: Trần Thị Hồng Ân Trang 69

KẾT LUẬN

Thí nghiệm đóng vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động giảng dạy môn Vật lý các cấp nói chung và ở bậc THPT nói riêng.Việc xây dựng và hệ thống bài giảng thí nghiệm là rất quan trọng và hết sức cần thiết. Khóa luận này, tôi đã làm đƣợc các việc sau:

Hệ thống hóa đƣợc một số bài thí nghiệm thuộc phần Điện học lớp 11 trong chƣơng trình Vật lý THPT.

Ngoài những bài thí nghiệm chính, tôi còn nghiên cứu xây dựng các bài thí nghiệm Điện học mở rộng. Đây là tập hợp các bài thí nghiệm rất gọn nhẹ dễ thực hiện từ những nguyên vật liệu có sẵn, lý thú, trực quan. Có thể dùng các bài này để làm các thí nghiệm đặt vấn đề, biểu diễn, kiểm chứng, củng cố kiến thức. Cũng có thể đƣa vào các chƣơng trình ngoại khóa, đố vui nhằm tăng cƣờng tính phong phú, hấp dẫn, khắc sâu kiến thức cho học sinh.

Giới thiệu và trình bày một số hình thức dạy học có lồng ghép với thí nghiệm Vật lý. Qua đó, chúng ta có thể thấy lợi ích to lớn của việc sử dụng các thí nghiệm trong hoạt động dạy học.

Khóa luận là một tài liệu tham khảo bổ ích cho giáo viên, sinh viên chuyên ngành sƣ phạm Vật lý. Ngoài ra, các học sinh THPT cũng có thể tìm thấy những thí nghiệm hay, những câu hỏi liên quan tới thí nghiệm hết sức bổ ích trong chƣơng trình Điện học.

Trong điều kiện hạn chế thiết bị thí nghiệm, có một số thí nghiệm phần Điện học nằm trong chƣơng trình Vật lý 11 chƣa đƣợc trang bị để nghiên cứu. Hơn nữa, sự hạn chế về mặt thời gian nên khóa luận chỉ đóng góp đƣợc ở hầu hết phần Điện học. Trong thời gian tới, tôi sẽ tiến hành nghiên cứu thêm các thí nghiệm có thể minh hoạ tại lớp trong phần còn lại trong phần Điện của lớp 11 chƣa đƣợc đề cập rõ

SVTH: Trần Thị Hồng Ân Trang 70

ràng trong sách giá khoa, mở rộng phạm vi khóa luận cho toàn chƣơng trình Vật lý THPT để hoàn thành công trình nghiên cứu thật hoàn chỉnh. Xa hơn nữa, các sản phẩm của khóa luận sẽ đƣợc tôi giới thiệu đến các trƣờng THPT nhằm hƣớng đến việc xây dựng hệ thống bài giảng Vật lý mang tính hiện đại, thực tiễn. Đây là một trong những việc làm hết sức cấp thiết nhằm đổi mới tƣ duy giáo dục cho nền giáo dục hiện nay – đó là nền giáo dục có xu hƣớng bị trì trệ do quá coi trọng việc giảng dạy lý thuyết, không chú trọng đến thực hành, áp dụng thực tiễn.

SVTH: Trần Thị Hồng Ân Trang 71

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] SGK Vật lý 11 cơ bản – Nhà xuất bản giáo dục. [2] SGK Vật lý 11 nâng cao – Nhà xuất bản giáo dục.

[3] Tài liệu hƣớng dẫn thí nghiệm Phƣơng pháp giảng dạy Vật lý, ĐHSP Đà Nẵng (2004).

[4] Phƣơng pháp dạy học Vật lý ở trƣờng phổ thông, NXB ĐH Sƣ phạm, Nguyễn Đức Thâm (chủ biên), Nguyễn Ngọc Hƣng, Phạm Xuân Quế (2002).

[5] Lý luận dạy học Vật lý ở trƣờng trung học, NXB Giáo dục, Phạm Hữu Tòng (2001).

[6] Tài liệu hƣớng dẫn phòng thí nghiệm Vật lý, Công ty Thắng Lợi (2004). [7] Cơ sở Vật lý tập 4 – Tác giả David Halliday, R. Resnick và Jearl Walker. [8] Các website: www.wikipedia.com

www.youtube.com

SVTH: Trần Thị Hồng Ân Trang 72 PHỤ LỤC GV: Giáo viên. HS: Học sinh. SGK: Sách giáo khoa. THPT: Trung học phổ thông.

Một phần của tài liệu Kết hợp các thí nghiệm vật lý nằm trong chương trình “điện học” lớp 11 với các thí nghiệm tự chế tạo theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức cho học sinh (Trang 67 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)