Cây ăn quả Rau
4.2.3. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành
ở các huyện ngoại thành
(Theo kết quả xử lý từ phiếu điều tra, có 58% trong tổng số người được hỏi cho đây là giải pháp rất quan trọng và 41% cho đây là giải pháp quan trọng, xem Phụ lục 10 - câu hỏi 19).
Phát triển nguồn nhân lực cho quá trình CNH, HĐH nói chung, cho sự phát triển KT-XH thành phố Hà Nội nói riêng được xác định là mục tiêu then chốt, có ý nghĩa quyết định để Hà Nội trở thành một trong những đầu tàu phát triển kinh tế, trung tâm nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao KHCN của cả nước, phù hợp với điều kiện của KTTT, phát triển kinh tế tri thức. Nguồn nhân lực khu vực NN, NT chất lượng cao cũng được xác định vừa là yêu cầu, vừa là động lực cho sự phát triển bền vững của nông nghiệp ngoại thành Hà Nội. Phát triển nhân lực khu vực ngoại thành Hà Nội cần xác định rõ mục tiêu đào tạo là: 1) Góp phần CDCC lao động nông thôn, chuyển đổi nghề nghiệp, giải quyết lao động dơi dư trong q trình tập trung, tích tụ ruộng đất; 2) Nâng cao trình độ, thích hợp với nền nơng nghiệp hàng hóa lớn, NNCNC. Theo đó, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực khu vực ngoại thành sẽ được thực hiện theo 02 hướng chính, như sau:
Thứ nhất, đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ của các chủ thể
trong phát triển nông nghiệp ngoại thành, nhất là phát triển NNCNC.
- Thành phố cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho người nông dân ngoại thành và các doanh nghiệp nắm và thực hiện những quy định trong Luật Công nghệ cao và Quyết định số 1895/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ,
Nghị định số 210/NĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và các chính sách thu hút, kêu gọi đầu tư khác; Nghị định số 55/NĐ-CP ngày 09/5/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển NN, NT. Các chính sách được thành phố ban hành như: Nghị quyết số 03/2015/NQ-HĐND về một số chính sách thực hiện Chương trình phát triển nơng nghiệp ứng dụng Cơng nghệ cao thành phố Hà Nội giai đoạn 2016 - 2020.
- Thành phố tổ chức tập hợp thông tin về cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, nhất là những tiến bộ KHCN trong phát triển nông nghiệp và những mơ hình ứng dụng, phát triển sản xuất NNCNC trên địa bàn và trong cả nước. Các thông tin này cần được tổ chức theo những cấp độ khác nhau (giới thiệu chung, giới thiệu cụ thể và chi tiết), có phân chia theo các chủ đề, tiêu chí khác nhau để dễ tiếp cận. Đầu mối tập hợp thơng tin này có thể là một số đơn vị thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội hoặc Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội. Thông tin được tập hợp phải được chuyên gia trong ngành thẩm định để bảo đảm tính chính xác, tính phù hợp và tối ưu của nó. Việc chuyển tải thông tin được thực hiện theo nhiều phương thức: chuyên mục riêng trên đài truyền hình thành phố, trang Web của các cơ quan liên quan… Cùng với đó là xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ đào tạo, tập huấn công nghệ thông tin để giúp người nông dân ở các huyện ngoại thành nâng cao trình độ sử dụng, khai thác thông tin chuyên ngành và các thông tin hữu ích khác trên mạng Internet phục vụ phát triển nơng nghiệp, xây dựng NTM. Tổ chức tham quan, học tập nghiên cứu mơ hình NNCNC tại các địa phương như: Vĩnh Phúc, Hải Phịng, Lâm Đồng, Thành phố Hồ Chí Minh… cho đội ngũ cán bộ kỹ thuật và người nông dân ngoại thành Hà Nội.
- Đẩy mạnh các hoạt động nâng cao nhận thức và nâng cao năng lực cho người nông dân ngoại thành Hà Nội về ứng dụng tiến bộ KHCN, các hoạt động này cần được thực hiện theo nhiều kênh thơng tin khác nhau, có sự phối hợp giữa nhiều cơ quan, ban, ngành từ thành phố đến cấp huyện, xã vừa nâng
cao mặt bằng tri thức cho nông dân, vừa tạo điều kiện để họ có thể tiếp cận một cách thuận lợi các tri thức chuyên ngành, đặc thù khi cần thiết. Các cơ quan quản lý ở thành phố, cấp huyện ngoại thành Hà Nội không chỉ nâng cao năng lực quản lý của mình trong nhiệm vụ này, mà cịn huy động các tổ chức xã hội, tổ chức KHCN và doanh nghiệp cùng tham gia.
- Chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường trong khu vực NN, NT ngoại thành; đồng thời, có cơ chế, thể chế và pháp luật; áp dụng mạnh các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường để người dân khu vực này thực hiện nghiêm chỉnh. Tăng cường đưa các nội dung về bảo vệ môi trường, “sản xuất xanh, sạch” vào các chương trình đào tạo ngắn hạn, thường xuyên cho người nông dân ngoại thành Hà Nội; đồng thời, triển khai các mơ hình đào tạo nghề gắn với sản xuất theo hướng sạch, vệ sinh, an toàn thực phẩm, đạt tiêu chuẩn VietGAP, VietGHAP, GlobalGAP, HACCP, GMP… Ở các loại hình đào tạo cho người nơng dân ngoại thành cần chú trọng, gắn kết nhuần nhuyễn với hoạt động khuyến nông, khuyến ngư, bảo vệ thực vật, thú y, quản lý chất lượng nông sản.
- Nâng cao nhận thức của người dân về vai trị của bảo hiểm nơng nghiệp. Người nơng dân Việt Nam nói chung, nơng dân ngoại thành Hà Nội nói riêng chưa có thói quen tham gia bảo hiểm hoặc cịn khơng ít người chưa tin tưởng và nhận thức được vai trò của bảo hiểm trong đời sống, sản xuất, kinh doanh. Do vậy, nhận thức của người nông dân ngoại thành về tầm quan trọng của bảo hiểm nông nghiệp sẽ thúc đẩy phát triển nông nghiệp hàng hóa quy mơ lớn, NNCNC. Nếu nhận thức của nơng dân về bảo hiểm nơng nghiệp tốt, thậm chí khơng cần Nhà nước hỗ trợ, họ sẽ tự nguyện tham gia.
- Hình thành đội ngũ các chủ hộ nông dân được đào tạo (qua một hệ thống trường lớp, chương trình thích hợp) có văn hóa, có trình độ, có vị trí xã hội khơng kém gì các ngành, nghề khác. Cần có biện pháp đổi mới cách nghĩ, cách làm, văn hóa của người nơng dân trong q trình thực hiện tập trung,
tích tụ ruộng đất và đầu tư công nghệ cao nhằm phát triển nơng nghiệp ngoại thành Hà Nội. Tìm cách chuyển biến người nông dân ngoại thành Hà Nội từ nông dân truyền thống thành đội ngũ hộ nơng dân sản xuất hàng hóa giỏi và cơng nhân nơng nghiệp, phát huy những ưu điểm vốn có và khắc phục những tồn tại cố hữu. Thực hiện tốt giải pháp này sẽ xây dựng được đội ngũ nơng dân sản xuất hàng hóa giỏi phù hợp với phát triển một nền nông nghiệp hiện đại và bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
- Tăng cường mở các lớp ngắn hạn để hướng dẫn, chuyển giao KHCN, cây con mới và sản xuất sạch cho người nông dân để họ có đủ khả năng nắm bắt, ứng dụng KHCN vào thực tiễn sản xuất. Tổ chức định kỳ các lớp đào tạo ngắn hạn, các lớp tập huấn, các chương trình thực nghiệm nhằm gắn kết các nhà khoa học, các chuyên gia với người nông dân để trực tiếp chuyển giao KHCN vào sản xuất. Thành lập các trung tâm dạy nghề và hỗ trợ nông dân khu vực ngoại thành với tư cách là đơn vị sự nghiệp hoạt động theo quy định của Nhà nước, đây sẽ là đầu mối liên hệ, hợp tác, liên kết các đơn vị sự nghiệp, nhà khoa học, doanh nghiệp, HTX… trong việc tổ chức dạy nghề, hướng dẫn, tập huấn cho hội viên các HTX và người nông dân ứng dụng tiến bộ KHCN mới vào sản xuất; nâng cao kỹ năng quản lý sản xuất, kinh doanh.
- Đào tạo, thu hút và sử dụng nguồn nhân lực có trình độ cao, các nhà khoa học trẻ trong lĩnh vực công nghệ cao làm việc trong ngành nông nghiệp và ở khu vực nông thôn; chú trọng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đóng vai trị là “thủ lĩnh” của người dân ngoại thành Hà Nội làm nhiệm vụ xây dựng NTM. Thực hiện các chế độ đãi ngộ nhằm thu hút các chuyên gia nông nghiệp giỏi, gắn chặt nghiên cứu với đào tạo, khuyến nông, hỗ trợ doanh nghiệp và người nông dân ở khu vực ngoại thành. Việc thu hút nguồn nhân lực có trình độ cao về khu vực NN, NT không những làm tăng chất lượng nguồn nhân lực cho khu vực này mà còn giúp củng cố mối liên kết giữa chủ hộ nơng dân với trí
thức, doanh nghiệp và Nhà nước, đáp ứng và thực hiện tốt vai trị là các chủ thể chính yếu của nền nơng nghiệp hàng hóa.
- Thành phố hợp tác với các viện, trung tâm nghiên cứu, trường đại học, cơ sở đào tạo (trong và ngoài nước) để xây dựng, thực hiện dự án ưu tiên về “Phát triển nguồn nhân lực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao”, từng bước xây dựng đội ngũ chun viên, chun gia có trình độ quản lý, kỹ thuật chuyên nghiệp, chuyển giao tri thức và hướng dẫn công nghệ cho lực lượng trực tiếp sản xuất. Đối tượng của loại hình đào tạo này là các cơng chức nhà nước, kỹ thuật viên nông, lâm nghiệp và thủy sản từ huyện đến xã và nông dân tiên tiến ở các HTX, tổ hợp tác… trên địa bàn các huyện ngoại thành Hà Nội.
Thứ hai, hỗ trợ việc làm, đào tạo nghề cho người nông dân khu vực
ngoại thành Hà Nội.
- Chuyển dịch cơ cấu lao động khu vực ngoại thành góp phần hỗ trợ q trình tích tụ, tập trung ruộng đất nhằm phát triển nơng nghiệp hàng hóa lớn. Do vậy, cần có chính sách ưu đãi trong đào tạo, chuyển đổi nghề nghiệp cho nơng dân theo lộ trình CDCC lao động khu vực ngoại thành Hà Nội, tạo điều kiện cho tập trung, tích tụ ruộng đất. Đào tạo và đào tạo lại kỹ năng cho lực lượng lao động khu vực ngoại thành để những người nơng dân thích nghi với những cơng việc trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ, nhất là phù hợp với việc phát triển các ngành công nghiệp và dịch vụ ở khu vực nông thôn.
- Để tái tạo sinh kế bền vững cho người dân ngoại thành bị mất đất do q trình ĐTH, cơng nghiệp hóa, cần nâng cao kỹ năng/tay nghề cho họ. Có phương án lâu dài và tổng quát: đào tạo nghề ngắn hạn (chương trình đào tạo nghề cho lao động bị mất đất phải trở thành bộ phận cơ bản của chương trình đào tạo nghề nông thôn ngoại thành) và thiết kế theo hướng cả chương trình đào tạo nghề dài hạn (để nâng cao trình độ chun mơn kỹ thuật cho lao động nơng thôn ngoại thành, nhất là lao động trẻ); đào tạo nghề chuyển đổi và chương trình hỗ trợ lao động di chuyển đến các khu công nghiệp, thành thị.
- Các huyện ngoại thành tự tổ chức điều tra, khảo sát nhu cầu học nghề của lao động nông thôn, nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo nghề của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh và năng lực dạy nghề của các cơ sở dạy nghề để xây dựng kế hoạch dạy nghề phù hợp với quy hoạch phát triển KT- XH của thành phố. Bảo đảm hoạt động đào tạo nghề gắn với nhu cầu sử dụng lao động và thị trường cả về số lượng, chất lượng, cơ cấu ngành nghề. Tạo điều kiện để người lao động được đào tạo có nhiều cơ hội và khả năng tìm kiếm việc làm thích ứng với ngành nghề được đào tạo, góp phần CDCC lao động khu vực NN, NT ngoại thành Hà Nội hiệu quả và bền vững.
- Tập trung dạy nghề cho bộ phận nông dân ngoại thành gắn với làng nghề thủ công mỹ nghệ, các làng nghề truyền thống có khả năng phát triển cao, với nhiều sản phẩm đang chiếm lĩnh trên thị trường trong và ngoài nước, như làng nghề Bát Tràng nhằm giải quyết tốt nhu cầu việc làm, thu nhập và nâng cao đời sống của cư dân nông thôn. Từ việc nâng cao chất lượng dạy nghề cho người nông dân đến khả năng tiếp cận, chia sẻ thông tin… sẽ tạo ra bước chuyển biến cơ bản về nhận thức để người nông dân lựa chọn nghề phù hợp với năng lực, điều kiện của bản thân; phù hợp với xu hướng CDCC lao động.