Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả phòng và trị bệnh trên đàn lợn thương phẩm tại trại nguyễn xuân dũng, xã khánh thượng, huyện ba vì, thành phố hà nội (Trang 28 - 30)

2.2.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước

Theo Trịnh Hồng Sơn (2014) [17], thời gian nuôi ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng thịt. Sự thay đổi thành phần hoá học của mô cơ, mô mỡ lợn chủ yếu xảy ra trong giai đoạn trước 4 tháng tuổi. Dựa vào quy luật sinh trưởng tích lũy chất dinh dưỡng trong cơ thể lợn người ta đề ra hai phương thức nuôi: Nuôi lấy nạc đòi hỏi thời gian nuôi ngắn, khối lượng giết thịt nhỏ hơn phương thức nuôi lấy thịt - mỡ, còn phương thức nuôi lấy mỡ cần thời gian nuôi dài, khối lượng giết thịt lớn hơn. Phương thức cho ăn tự do hay hạn chế cũng làm ảnh hưởng đến năng suất thịt, cho ăn tự do sẽ cho khả năng sản xuất thịt nhiều hơn cho ăn khẩu phần hạn chế.

Theo nghiên cứu của Phạm Sỹ Lăng và cs. (2006) [13] bệnh suyễn lợn

(Swine enzootic pneumonia) có những tên gọi khác nhau như: viêm phổi

truyền nhiễm, viêm phế quản phổi lưu hành là một bệnh truyền nhiễm thường ở thể á cấp tính, cấp tính và lưu hành ở một địa phương, do Mycoplasma gây ra và đặc điểm là một chứng viêm phế quản phổi tiến triển chậm. Ngoài ra có nhiều loại vi trùng kế phát như: Streptococcus, Staphylococcus, Salmonella,…

Đặng Xuân Bình và cs. (2007) [3] nghiên cứu tình hình nhiễm

22

cho biết: Lợn thịt giai đoạn 2 - 3 tháng tuổi tỷ lệ mắc bệnh viêm phổi theo đàn là 100%, trung bình 36,53% theo cá thể và các tác giả cũng đã phân lập được vi khuẩn Actinobacillus, Pleuropneumoniae với tỷ lệ đạt 31,25 - 55,55%, trung bình là 37,83%.

2.2.2.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài

Hiện nay, ngành chăn nuôi lợn trên thế giới đang rất phát triển, các nước không ngừng đầu tư cải tạo chất lượng đàn giống và áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật tiên tiến nhằm nâng cao năng suất chăn nuôi. Tuy nhiên vấn đề bệnh ở lợn vẫn xảy ra rất nhiều.

Theo Katri Levonen (2000) [23] việc chẩn đoán M. hyopneumoniae có thể dựa trên phương pháp chẩn đoán truyền thống là: Phát hiện những biểu hiện lâm sàng của hội chứng viêm phổi và việc kiểm tra những tổn thương sau khi giết mổ dùng phản ứng kết tủa và phản ứng phân lập Pasteurella

multocida thành 12 type (được ký kiệu từ 1 đến 12).

Theo Christensen R. V. và cs.(2007) [22] đã nghiên cứu và xác định được vi khuẩn Streptococcus suis luôn có mặt trong hạch Amidan và xoang mũi của lợn khỏe mà không có triệu chứng lâm sàng, nhưng chúng là một trong những tác nhân gây bệnh ở lợn khi có điều kiện thuận lợi. Bệnh do

Streptococcus suis gây ra có thể phát sinh dịch bệnh vào đầu mùa xuân hoặc

sau những thay đổi thời tiết đột ngột Streptococcus suis là những nguyên nhân của những ổ dịch nhiễm trùng huyết, viêm não, viêm khớp, viêm hạch dưới hàm. Bên cạnh đó Streptococcus suis có liên quan đến viêm não tủy, viêm phế quản phổi, viêm màng bao tim.

23

Phần 3

ĐỐI TƯỢNG,NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 3.1. Đối tượng và phạm vi theo dõi

Đàn lợn thịt nuôi tại trang trại Nguyễn Xuân Dũng, xã Khánh Thượng, huyện Ba Vì, Hà Nội.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả phòng và trị bệnh trên đàn lợn thương phẩm tại trại nguyễn xuân dũng, xã khánh thượng, huyện ba vì, thành phố hà nội (Trang 28 - 30)