Các viện nghiên cứu, trường đại học, các tổ chức KH&CN khác, các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu bc_tm_chien_luoc (Trang 88 - 92)

V. Tổ chức thực hiện

2. Các nội dung về tổ chức thực hiện

2.5. Các viện nghiên cứu, trường đại học, các tổ chức KH&CN khác, các doanh nghiệp

nghiệp:

Cụ thể hóa và tổ chức thực hiện các mục tiêu, định hướng nhiệm vụ và giải pháp có liên quan trong Chiến lược phát triển KH,CN&ĐMST quốc gia vào chiến lược phát triển, kế hoạch 5 năm, hàng năm của tổ chức mình.

2.6. Các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, tổ chức khác, cá nhân theo chức năng, quyền và nghĩa vụ của mình, chủ động, tích cực tham gia thực hiện, tuyên truyền, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Chiến lược.

KẾT LUẬN

Phát triển KT-XH dựa trên KH,CN&ĐMST là xu thế tất yếu và là mục tiêu hướng tới của nhiều quốc gia trên thế giới nhằm phát triển thịnh vượng về kinh tế, ổn định, công bằng về xã hội và bền vững về môi trường. KH,CN&ĐMST góp phần giúp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh, đi tắt, đón đầu để bắt kịp, tiến cùng và vượt lên thực hiện khát vọng phát triển thịnh vượng và bao trùm. KH,CN&ĐMST góp phần tạo động lực cho tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế, tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế. KH,CN&ĐMST giữ vai trò quan trọng trong tiến trình thực hiện mục tiêu “phấn đấu đến năm 2030 là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao và đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao” đã được đề ra trong Chiến lược phát triển KT-XH 10 năm 2021-2030.

Để cung cấp cơ sở cho việc xây dựng Chiến lược phát triển KH,CN&ĐMST giai đoạn 2021-2030, với cách tiếp cận bám sát thực tiễn và các căn cứ khoa học thông qua kế thừa có chọn lọc các kết quả của Chiến lược phát triển KH&CN giai đoạn 2011-2020, kết hợp các phương pháp định tính và định lượng, Báo cáo thuyết minh đã tập trung làm rõ những nội dung chính như sau:

Thứ nhất, cơ sở khoa học để xây dựng Chiến lược phát triển KH,CN&ĐMST

giai đoạn 2021-2030 được xác định thông qua: (i) Tổng hợp về phương pháp xây luận xây dựng chiến lược và lựa chọn các phương pháp phù hợp để sử dụng trong xây dựng Chiến lược phát triển KH,CN&ĐMST giai đoạn 2021-2030 ở Việt Nam; (ii) Rà soát, đánh giá thực trạng thực hiện Chiến lược phát triển KH&CN giai đoạn 2011-2020 trong đó đã đánh giá những kết quả đạt được và những hạn chế còn tồn tại, đặc biệt phân tích kỹ nguyên nhân của các hạn chế, xác định các nguyên nhân chủ quan, nguyên nhân khách quan để có biện pháp khắc phục trong giai đoạn 2021-2030, làm cơ sở đưa ra các quan điểm, mục tiêu, định hướng nhiệm vụ và giải pháp phát triển KH,CN&ĐMST; (iii) Nghiên cứu kinh nghiệm về cách tiếp cận, phương pháp xây dựng Chiến lược phát triển KT-XH 10 năm 2021-2030 và Chiến lược phát triển một số ngành, lĩnh vực khác; (iv) Nghiên cứu kinh nghiệm của một số quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới về cách tiếp cận, phương pháp xác định các mục tiêu, định hướng các lĩnh vực KH&CN ưu tiên, định hướng công nghệ ưu tiên trong xây dựng các văn bản ở tầm chiến lược về phát triển KH,CN&ĐMST. Dựa trên các cơ sở khoa học, lựa chọn các phương pháp xây dựng Chiến lược 2021-2030 phù hợp với điều kiện Việt Nam.

Thứ hai, bối cảnh và các xu hướng phát triển mới ở trong nước và quốc tế làm

cơ sở để xác định các cơ hội và thách thức đối với phát triển KH,CN&ĐMST Việt Nam giai đoạn 10 năm tới. Các cơ hội chính cho phát triển KH,CN&ĐMST đến từ thế và lực của quốc gia, từ quyết tâm cao của Đảng và Nhà nước về đổi mới mô hình tăng trưởng dựa trên KH,CN&ĐMST. Theo đó, KH,CN&ĐMST có cơ hội tham gia vào phát triển kinh tế - xã hội trên nhiều mặt: là đột phá chiến lược; nâng cao năng suất, giá trị gia tăng, sức cạnh tranh của nền kinh tế, tiếp cận Cách mạng công nghiệp lần thứ tư;… Tuy nhiên, đó cũng là thách thức đặt ra đối với KH,CN&ĐMST khi việc tiếp cận các xu hướng mới trên thế giới thường đòi hỏi những năng lực và điều kiện nhất

định. Thời cơ và thách thức của bối cảnh thế giới đặt ra những vấn đề định hướng cho sự lựa chọn các phương án phát triển KH,CN&ĐMST của Việt Nam trong giai đoạn 10 năm tới. Bên cạnh điểm chung, cần có những điểm riêng phù hợp với điều kiện đặc thù của phát triển KH,CN&ĐMST nước ta.

Thứ ba, các quan điểm, mục tiêu, định hướng nhiệm vụ và giải pháp phát triển

KH,CN&ĐMST trong Chiến lược 2021-2030 được xây dựng trên cơ sở quán triệt các quan điểm, chủ trương, đường lối phát triển KH,CN&ĐMST của Đảng và Nhà nước; đặc biệt bám sát và cụ thể hóa các nội hàm về KH,CN&ĐMST trong Chiến lược phát triển KT-XH 10 năm 2021-2030; có sự kế thừa chọn lọc các nội dung của Chiến lược phát triển KH&CN 2011 – 2020; phù hợp với các cam kết, hiệp định quốc tế. Chiến lược 2021-2030 tập trung xác định rõ các định hướng đột phá để dẫn dắt toàn ngành KH&CN phát triển vượt bậc trong giai đoạn 10 năm tới nhằm hiện thực hóa vai trò đột phá chiến lược của KH,CN&ĐMST trong phát triển đất nước, góp phần tích cực trong việc thực hiện nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước đặt ra về cơ cấu lại nền kinh tế, đưa Việt Nam trở thành nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao vào năm 2030.

Trên cơ sở tổng hợp kinh nghiệm quốc tế, thực tiễn trong nước, bối cảnh mới, các dự báo, phân tích về vai trò, tác động của phát triển KH,CN&ĐMST đến phát triển KT-XH để đề xuất các quan điểm, mục tiêu, định hướng nhiệm vụ và giải pháp phát triển KH,CN&ĐMST trong Chiến lược phát triển KH,CN&ĐMST giai đoạn 2021- 2030. Đồng thời, để đảm bảo tính khả thi và hiệu quả của việc thực hiện Chiến lược, nội dung về tổ chức thực hiện được xem xét, đề xuất, trong đó có phân công trách nhiệm cụ thể đối với các bộ, ngành, địa phương và các tổ chức có liên quan.

Phát triển KH,CN&ĐMST là con đường phát triển phù hợp trong bối cảnh hiện nay nhằm phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Việc xây dựng Chiến lược phát triển KH,CN&ĐMST giai đoạn 2021-2030 là nhiệm vụ cấp thiết để xác định các định hướng chiến lược dài hạn, các mục tiêu, định hướng nhiệm vụ, giải pháp cụ thể để thúc đẩy phát triển KH,CN&ĐMST, góp phần chuyển đổi mô hình tăng trưởng, giúp Việt Nam từng bước đạt được mục tiêu là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và khát vọng trở thành nước phát triển có thu nhập cao vào năm 2045.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu Tiếng Việt:

1. Báo cáo hằng năm về tình hình thực hiện Chiến lược phát triển KH&CN giai đoạn 2011-2020 của các đơn vị thuộc Bộ KH&CN, các bộ, ngành, địa phương. 2. Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Chiến lược phát triển KH&CN giai đoạn

2011-2020 của các đơn vị thuộc Bộ KH&CN.

3. Ban Tuyên giáo Trung ương: Báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 20- NQ/TW, ngày 1/11/2012 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Hà Nội, tháng 8/2018.

4. Bộ Khoa học và Công nghệ: Khoa học và Công nghệ Việt Nam 2016, 2017, 2018, 2019. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật.

5. Bộ Khoa học và Công nghệ: Báo cáo tổng kết hoạt động KH&CN các năm 2016, 2017, 2018, 2019, 2020 của Bộ KH&CN.

6. Cục Thông tin KH&CN Quốc gia, (2016). “Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4”. Tổng luận Khoa học, Công nghệ và Kinh tế, số 8, 2016.

7. Cục Thông tin KH&CN Quốc gia, (2017). “Các xu hướng lớn toàn cầu tác động đến khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo”. Tổng luận Khoa học, Công nghệ và Kinh tế, số 4, 2017.

8. Cục Thông tin KH&CN Quốc gia, (2019). “Các chính sách đổi mới sáng tạo trong kỷ nguyên số”. Tổng luận Khoa học, Công nghệ và Kinh tế, số 3, 2019. 9. Học viện Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo, Báo cáo chuyên đề 21:

Đánh giá việc thực hiện các mục tiêu phát triển KH&CN giai đoạn 2011-2020, quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ của giai đoạn 2021-2030, Kế hoạch 5 năm 2021-2025, Hà Nội, 2020.

10. Báo cáo tổng kết thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2011- 2020, xây dựng Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030. 11. Giới thiệu báo cáo chỉ số GII năm 2020 và kết quả của Việt Nam

https://www.most.gov.vn/vn/tin-tuc/18350/gioi-thieu-bao-cao-chi-so-gii-nam- 2020-va-ket-qua-cua-viet-nam.aspx

12. Phan Xuân Dũng, (2018). Cách mạng công nghiệp lần thứ tư - Cuộc cách mạng của sự hội tụ và tiết kiệm. Hà Nội: Nxb Khoa học và Kỹ thuật.

13. World Bank, OECD. Đánh giá Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo ở Việt Nam. Hà Nội 2014.

14. World Bank - Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Việt Nam 2035 - Hướng tới thịnh vượng, sáng tạo, công bằng và dân chủ. Hà Nội 2016.

15. World Bank - Bộ Khoa học và Công nghệ: Báo cáo Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo Việt Nam, Tài liệu sắp xuất bản, Hà Nội 2021.

16. Văn bản pháp lý: Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011); Các văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XI, XII, XIII; Kết luận số 50-KL/TW ngày 30/5/2019 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Nghị quyết HNTW 6 khoá XI về phát triển KH&CN phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế; Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 01/11/2012 của HNTW 6 khoá XI về phát triển KH&CN phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế; Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 22/3/2018 của Bộ Chính trị về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Nghị quyết số 05/NQ-TW ngày 1/11/2016 của HNTW 4 khóa XII về một số chủ trương, chính sách lớn nhằm tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế; Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020, 2021-2030; Chiến lược phát triển KH&CN giai đoạn 2011-2020;…

Tài liệu Tiếng Anh:

1. ESPAS, Global Trends to 2030: Can the EU Meet the Challenges Ahead?, European Strategy and Policy Analysis System, 2015.

2. UNESCO, Science Report, Towards 2030, 2015

3. WEF, Deep Shift: Technology Tipping Points and Societal Impact, Survey Report, September 2015

4. Future State 2030: The Global Megatrends Shaping Governments, KPMG 5. Roland Berger Trend Compendium 2030, Roland Berger Institute (RBI), 2015 6. OECD: An OECD Horizon Scan of Megatrends and Technology Trends in the

Context of Future Research, OECD 2018

7. The new High-Tech Strategy Innovations for Germany

8. Australia 2030 Prosperity through Innovation: A plan for Australia to thrive in the global innovation race

9. Spanish Science, Technology and Innovation Strategy, 2021-2027

10. Western Australian Innovation Strategy, Government of Western Australia (Office of the Government Chief Information Offi cer) 2016, License URL: https://creativecommons.org/licenses/by/4.0/legalcode.

11. 2030 Advanced Technology from an Asian Perspective, Industrial Technology Research Institute, https://ieeecs-media.computer.org/media/tech-news/2030- advanced-tech-asia-perspective-itri.pdf., 2018

12. Carlos Aguirre Bastos, Hệ thống STI Việt Nam: Phân tích SWOT, xu hướng và nhận xét chính sách, Hà Nội 2011

13. José Miguel Fernández Güell, Phân tích xu hướng và phát tiển kịch bản của hệ thống STI Việt Nam tới năm 2020, Hà nội 2011.

Một phần của tài liệu bc_tm_chien_luoc (Trang 88 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w