Mạch đo điện trở

Một phần của tài liệu DO LUONG DIEN TU ĐIỆN TỬ DÂN DỤNG (Trang 43 - 46)

3. Nguyên lý cấu tạo mạch đo trong VOM

3.3. Mạch đo điện trở

3.3.2. Nguyên lý

Sử dụng nguồn pin trong (pin khơ), cơ cấu đo từ - điện cĩ thể dùng làm đồng hồ đo điện trở [ohmmeter] để đo các điện trở chưa biết trị số như mạch ở hình trên. Dịng chảy qua cơ cấu đo sẽ chảy qua điện trở cần đo (RX). Giá trị của dịng điện là độ lệch của kim chỉ thị của cơ cấu đo sẽ tùy thuộc vào trị số của điện trở chưa biết.

Thang đo của ohmmeter cĩ thể định chuẩn và khắc độ theo ohm (Ω). Nếu điện trở quá lớn, nguồn pin cĩ thể khơng cung cấp đủ do dịng sẽ quá nhỏ, nên cần phải cĩ nguồn dự phịng bằng pin lớn hơn (E2 > E1) thực hiện thơng qua chuyển mạch. Biến trở R phải được hiệu chỉnh để đảm bảo rằng khi điện trở chưa biết bằng 0 (tức là hai đầu que đo được ngắn mạch với nhau), cơ cấu đo phải chỉ thị mức điện trở bằng 0 (độ lệch tồn bộ).

Thang điện trở sẽ thể hiện điện trở bằng 0 tại độ lệch đầy thang do điện trở bằng 0 nghĩa là mức dịng lớn nhất chảy qua cơ cấu đo. Điện trở vơ cùng nghĩa là khơng cĩ dịng điện, và đĩ là tận cùng bên trái của thang đo (vạch mức dịng bằng 0) phải được đánh dấu bằng ∞ trên thang đo điện trở. Các thang đo điện trở khác như thang 100Ω, thang 10kΩ, thang 10MΩ sẽ cĩ được bằng cách sử dụng các điện trở khác nhau nhờ chuyển mạch nhiều thang đo như ở hình dưới.

Để đo ở thang đo điện trở thấp nhất, điện trở shunt phải là điện trở thấp nhất. Đối với các thang cao hơn, phải tăng trị số của các điện trở shunt. Theo hình dưới, R1 nhỏ hơn so với R2, và R2 nhỏ hơn so với R3, v. v. . . RZ là biến trở chỉnh 0. Nếu cơ cấu đo cĩ độ lệch đầy thang là 1mA, RZ cần phải được điều chỉnh để mạch cĩ dịng 1mA khi ngắn mạch hai đầu que đo với nhau (tức là khi RX = 0).

3.3.3. Phương pháp đo điện trở bằng VOM

a. Chú ý:

- Khơng bao giờ được đo điện trở trong mạch đang được cấp điện.Trước khi đo điện trở trong mạch hãy tắt nguồn trước.

- Khơng để đồng hồ ở thang đo điện trở mà đo điện áp và dịng điện - đồng hồ sẽ hỏng ngay lập tức (Bảng 1.2).

- Khi đo điện trở nhỏ (cỡ <10Ω) cần để cho que đo và chân điện trở tiếp xúc tốt nếu khơng kết quả khơng chính xác.

- Khi đo điện trở lớn (cỡ > 10kΩ), tay khơng được tiếp xúc đồng thời vào cả 2 que đo, vì nếu tiếp xúc như vậy điện trở của người sẽ mắc song song với điện trở cần đo làm giảm kết quả đo.

b. Cách thực hiện:

- Cắm que đo màu đen vào đầu COM, que đo màu đỏ vào đầu (+)

- Đặt 2 que đo vào 2 đầu điện trở (Đo song song). Chọn thang đo sao cho khi đo điện trở cần xác định, độ lệch của kim ở khoảng ½ thang đo.

- Giữ nguyên thang đo này, bỏ điện trở, chập que đo vặn núm chỉnh 0ΩADJ để kim chỉ ở điểm 0 động.

- Đo điện trở lại một lần nữa, kết quả lần này là chính xác. - Tính kết quả đo được

R = A x B

R - Giá trị thực của điện trở

A - Là số chỉ của kim trên cung chia độ B - Là thang đo

Một phần của tài liệu DO LUONG DIEN TU ĐIỆN TỬ DÂN DỤNG (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(99 trang)
w