RFID (Radio Frequency Identification) 1 Giới thiệu

Một phần của tài liệu Giáo trình điện tử công nghiệp - Chương 1: Cảm biến / Công tắc không tiếp điểm potx (Trang 34 - 36)

Vi mạch cảm biến theo hiệu ứng Hall

1.6.4RFID (Radio Frequency Identification) 1 Giới thiệu

1.6.4.1. Giới thiệu

Đây là công nghệ nhận dạng không tiếp xúc, sử dụng tần số radio. Đặc điểm của thẻ RFID (IC Tags) là có thể thu tín hiệu ở khoảng cách xa và người kiểm soát nhận ra số lượng lớn các thẻ một lần. Nó có tính bền vững cao, chịu được môi trường khắc nghiệt, không phát quang, không nhìn thấy, đồng thời có thể đọc và ghi được.

RFID triển khai được trong nhiều ngành công nghiệp và lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên do giá thành còn cao và dễ bị nhiễu sóng điện từ (so với dạng mã vạch) nên những lĩnh vực cần phổ biến thẻ nhận dạng RFID hiện vẫn gần như còn "đóng cửa". Vì thề loại thẻ này mới chỉ được khuyến khích sử dụng trong nội bộ của cơ quan, doanh nghiệp.

Trong tương lai không xa thẻ nhận dạng RFID sẽ tăng cường và củng cố tính cạnh tranh trong các ngành cụ thể khi thẻ này sử dụng UHF thay cho sóng RF thì tính miễn nhiễu có thể được cải thiện và theo đà phát triển của công nghệ chế tạo linh kiện bán dẫn giá thành của thẻ sẽ giảm đi nâng cao hiệu quả việc sử dụng các IC Tags và đem đến nhiều dịch vụ hơn để tăng cường tính cạnh tranh trên trường quốc tế cho người sử dụng.

Trước mắt, các nhà chế tạo thẻ đang cố gắng chuẩn hóa và giảm giá thành. Nhiều hội thảo quốc tế đã kiến nghị tổ chức ISO hợp nhất một chuẩn của mã sản phẩm cho thẻ RFID. Bên cạnh đó, giá một chiếc thẻ nhận dạng ở Nhật hiện khoảng 10-100 yen (năm 2005), giá các thiết bị đọc và ghi RFID còn cao hơn rất nhiều. Nếu giá thành giảm khoảng 10 lần so với hiện nay (2008), khả năng RFID sẽ thay thế mã vạch trong hầu hết các lĩnh vực.

Hàn Quốc xem RFID như là một trong những nhân tố quan trọng hỗ trợ trong ngành điện thoại di động, phương tiện giao thông công cộng, giao dịch tài chính, trường học, công sở... sử dụng băng thông rộng tại đất nước này. Gần như tất cả các phương tiện công cộng đều có sự can thiệp của RFID; Malaysia đã kết hợp vi mạch RFID trong các thẻ căn cước và hộ chiếu điện tử của công dân; Nhiều nước đang thúc đẩy phát triển RFID trong công nghệ nhận dạng vả xử lý thông tin. Ở Việt Nam, RFID ít được biết đến, song cũng đã có đơn vị

________________________________________________________________________________________________________

nghiên cứu và ứng dụng hệ phần mềm cho các hệ thống quản lý tự động bằng thẻ RFID để ứng dụng trong hệ thống thu phí cầu đường, quản lý ra vào cửa của cán bộ công nhân viên, quản lý trang thiết bị vật tư...

Các dạng RFID được sử dụng trong thực tế được minh họa qua hình 1.38

a b c d

e f g h

i j k

l m

Hình 1.38 : Các dạng RFID sử dụng trong thực tế

a- Thẻ nhựa cứng dùng cho thanh tóan điện tử, ra vào cơ quan trường học,... b- RFID dạng miếng nhựa dán trên sản phẩm.

c- Thẻ RFID dạng móc khóa

d- Miếng dán trên vali, túi xách, bưu kiện,... e- Thẻ RFID dạng nhựa dẻo

f- Thẻ treo vali, túi xách,... ở sân bay g- Miếng dán trên đồ giặt (là), ủi.

h- Thẻ RFID có dùng pin

i – Đồng hồ đeo tay có gắn chip RFID j - Vòng đeo tay có gắn chip RFID k- Thẻ RFID gắn trên CD-ROM

l- Kích thước nhỏù nhất của một thẻ RFID m- Thẻ RFID tích hợp trong điện thọai di động

Để nhận biết thẻ RFID phải có các thiết bị đọc, minh họa qua hình 1.39

Hình 1.39 : Các thiết bị đọc thẻ RFID 1.6.4.2. Nguyên lý làm việc

RFID làm việc dựa trên công nghệ nhận dạng bằng thiết bị thu phát sóng vô tuyến, bao gồm một ăng-ten và chip silicon (gồm cả bộ nhớ) được đóng gói chung. Thiết bị này thu nhận năng lượng từ các thiết bị chủ (hay còn gọi là thiết bị đọc - card reader). Các thiết bị đọc này luôn phát năng lượng bức xạ quanh nó, thẻ RFID hấp thụ năng lượng này và trao đổi thông tin với thiết bị đọc. Đặc biệt hơn, bộ đọc này còn có thể lưu thông tin lên chiếc thẻ kia. Đây là một cơ chế hết sức đặc biệt, nó đặt ra rất nhiều vấn đề về bảo mật đối với thẻ RFID.

Không chỉ khai thác thông tin, các thiết bị đọc còn có cơ chế ghi và theo dõi thông tin đã ghi trên thẻ - khả năng kiểm soát. Dựa trên đó ta có thể theo dõi được lộ trình của một chuyến hàng (xuất xứ hàng hóa, điểm xuất phát, qua các trạm hải quan nào, thời gian bắt đầu vận chuyển...), số tiền hiện còn trong tài khoản, số môn học chưa đăng ký...

Một phần của tài liệu Giáo trình điện tử công nghiệp - Chương 1: Cảm biến / Công tắc không tiếp điểm potx (Trang 34 - 36)