Đặc điểm phân bố theo không gian của loài Gà so ngực vàng tại Vƣờn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phân bố và tình trạng quần thể loài gà so ngực vàng (arborophila chloropus) bằng phương pháp âm sinh học tại vườn quốc gia cát tiên​ (Trang 43)

Vườn Quốc gia Cát Tiên

4.2.2.1. Các sinh cảnh chính của VQG Cát Tiên

VQG Cát Tiên có 5 sinh cảnh rừng đặc trƣng:

- Rừng lá rộng thƣờng xanh: ƣu thế là các loài cây gỗ thuộc họ dầu nhƣ dầu rái, dầu lông, cẩm lai Bà Rịa, gỗ đỏ, giáng hƣơng...

- Rừng lá rộng thƣờng xanh nửa rụng lá: thành phần các loài cây gỗ rụng lá trong mùa khô nhƣ bằng lăng (Lagerstoemia calyculata), tung (Tetrameles nudiflora), râm (Anogeissus acuminata)…

- Rừng hỗn giao gỗ, tre nứa: đây là kiểu rừng thứ sinh nhân tác của rừng thƣờng xanh và nửa rụng lá, do bị lửa rừng, chất độc hóa học, rừng bị mở tán và tre nứa xen vào. Thành phần cây gỗ thƣờng gặp là vấp (Mesua sp.), bằng lăng (Lagerstoemia calyculata)… hai loài tre chủ yếu là lồ ô (Bambusa procera) và mum (Gigantochloa sp.).

- Rừng tre nứa thuần loài: đây cũng là kiểu rừng phụ thứ sinh nhân tác, sau khi rừng bị phá làm nƣơng rẫy rồi bỏ hoang hóa, các loài tre nứa xâm nhập và phát triển.

- Thảm thực vật đất ngập nƣớc: thực vật ƣu thế là các loài cây gỗ chịu nƣớc nhƣ bồ am (Colona sp.), lộc vừng (Barringtonia racemosa) xen lẫn với lau (cỏ đế) (Erianthus arundinaceus), lách (Saccharum spontaneum)...

4.2.2.2. Phân bố Gà so ngực vàng theo sinh cảnh và trạng thái rừng

Loài Gà so thƣờng sinh sống trong các sinh cảnh: Rừng lá rộng thƣờng xanh, bán thƣờng xanh, rừng hỗn giao rụng lá, rừng thứ sinh, tre nứa [7]. Đề tài bố trí các điểm nghe đƣợc phân bố trên các dạng sinh cảnh chính của VQG Cát Tiên là rừng lá rộng thƣờng xanh, rừng hỗn giao gỗ và tre nứa, rừng thứ sinh và rừng tre nứa thuần loài.

Hình 4.8. Các điểm nghe tại khu vực điều tra

Kết quả điều tra đã ghi nhận có ít nhất 90 cá thể Gà so ngực vàng trong vùng nghe thấy từ các máy ghi âm xuất hiện ở sinh cảnh rừng lá rộng thƣờng xanh, đây là một trong những sinh cảnh chính của VQG Cát Tiên và cũng là sinh cảnh có nhiều điểm đặt máy.

4.2.2.3. Phân bố Gà so ngực vàng theo khu vực

Kết quả điều tra đã ghi nhận đƣợc có ít nhất 83 cá thể Gà so ngực vàng phân bố tại phía Đông của VQG Cát Tiên thuộc các tiểu khu 6; 14; 26; 30; 31 và 32. 04 cá thể Gà so ngực vàng đƣợc phát hiện ở khu vực Tây Bắc thuộc tiểu khu 8. 02 cá thể đƣợc phát hiện tại phía Tây VQG thuộc tiểu khu 18 và 01 cá thể đƣợc phát hiện ở phía Nam VQG thuộc tiểu khu 41, chi tiết trong hình 4.8 và hình 4.11. Đặc điểm phân bố của loài gà phù hợp với đặc điểm phân bố của lớp các trạng thái rừng trong VQG. Trong công tác bảo tồn Gà so ngực vàng, khu vực này nên là khu vực ƣu tiên cho các hoạt động tuần tra và giám sát.

4.3. Ƣớc lƣợng mật độ và kích thƣớc quần thể của loài Gà so ngực vàng tại VQG Cát Tiên

4.3.1. Ước lượng mật độ của loài Gà so ngực vàng tại VQG Cát Tiên

Trong các các thể Gà so ngực vàng ghi nhận đƣợc ở khu vực nghiên cứu, tiếng kêu của một số cá thể đƣợc ghi đồng thời bởi ít nhất 3 máy ghi âm. Do vậy vị trí chính xác của các cá thể này đã đƣợc xác định dựa vào độ trễ về mặt thời gian mà âm thanh lan truyền tới các máy ghi âm. Trong các cá thể này, khoảng cách lớn nhất đo đƣợc từ điểm nghe đến tiếng kêu của loài là 410m, tuy nhiên, ở khoảng cách này, hình ảnh âm phổ của loài vẫn xác định đƣợc tƣơng đối dễ dàng (Hình 4.9) và (Hình 4.10), vì vậy, đề tài ƣớc tính khoảng cách lớn nhất mà máy có thể ghi đƣợc âm thanh của loài Gà so ngực vàng là 500m.

Chỉ dẫn

: Điểm đặt máy

: Vị trí phát hiện tiếng kêu của loài

Hình 4.10. Âm phổ của tiếng kêu có khoảng cách đến máy là 410m

Dựa vào phần mềm Mapinfo 10.5, đề tài tính đƣợc diện tích sinh cảnh phù hợp với loài Gà so ngực vàng trong vùng nghe thấy là 1398.11 ha.

Bảng 4.3. Diện tích sinh cảnh thích hợp với loài Gà so ngực vàng trong vùng nghe thấy tại VQG Cát Tiên

TT Máy/Cụm máy x y SC1 (ha) SC2 (ha) SC3 (ha) SC4 (ha) Tổng 1 SM305194 467290 1267336 14.49 6.89 24.06 2 SM304785 467125 1267452 90.5 8.45 4.67 SM304814 466373 1267535 SM305194 466731 1267231 3 SM304785 463238 1267537 156.14 SM304814 462724 1267181 SM305194 462675 1267513 4 SM304785 462907 1266289 122.92 20.25 SM304814 462513 1266275 SM305188 462618 1266174 SM305194 462662 1265900

TT Máy/Cụm máy x y SC1 (ha) SC2 (ha) SC3 (ha) SC4 (ha) Tổng 5 SM304785 457962 1266131 150.14 2.22 SM304814 458407 1265948 SM305188 458105 1265861 SM305194 458029 1265707 6 SM304785 464309 1263776 93.02 14.23 39.93 SM304814 464045 1263805 SM305188 464463 1264043 SM305194 464382 1263524 7 SM304785 461553 1270536 157.86 SM304814 461650 1270736 SM305188 461314 1270481 SM305194 461691 1270180 8 SM304785 448950 1270956 64.44 77.01 3.47 SM304814 448651 1270678 SM305188 449140 1270671 SM305194 448795 1270764 9 SM304785 439922 1268662 88.4 21.91 5.21 SM304814 439772 1268520 SM305188 440027 1268449 SM305194 439899 1268524 10 SM304785 449181 1261931 25.61 95.06 SM304814 449343 1261678 SM305188 449418 1261932 SM305194 449343 1261838 11 SM304785 456948 1265291 98.96 12.27 SM304814 456789 1265417 SM305188 457037 1265447 SM305194 456932 1265382 Tổng 1062.48 223.55 103.4 8.68 1398.11

Chú thích:

Sc1: Rừng lá rộng thƣờng xanh Sc2: Rừng hỗn giao gỗ-tre nứa Sc3: Rừng thứ sinh

Sc4: Rừng tre nứa

Bằng việc phân tích số liệu âm thanh tại khu vực điều tra, số lƣợng cá thể thực tế có ở khu vực điều tra với diện tích sinh cảnh thích hợp với Gà so ngực vàng trong vùng nghe thấy xung quanh các điểm nghe đƣợc ƣớc lƣợng là:

90/1398,11 ≈ 0,06 (cá thể/ha)

(diện tích sinh cảnh phù hợp với loài Gà so ngực vàng xung quanh các điểm nghe là 1398,11ha).

4.3.2. Ước lượng kích thước quần thể của loài Gà so ngực vàng tại VQG Cát Tiên

Nhƣ vậy, mật độ Gà so ngực vàng phân bố trong khu vực điều tra là 0,06 cá thể/ha (6 cá thể/km2).

Trong phạm vi VQG Cát Tiên thuộc địa phận tỉnh Đồng Nai với diện tích 50.995,78 ha có 3781,83 ha diện tích rừng thích hợp cho Gà so ngực vàng sinh sống (bao gồm Rừng lá rộng thƣờng xanh, rừng thứ sinh, tre nứa). Từ kết quả tính toán trên, đề tài đã ƣớc tính số cá thể Gà so ngực vàng ít nhất hiện có trong phân khu Nam Cát Tiên, VQG Cát Tiên nhƣ sau:

0,06 x 37831,83 ≈ 2270 (cá thể)

(Ƣớc lƣợng với diện tích sinh cảnh thích hợp cho loài Gà so ngực vàng sinh sống)

Bảng 4.3. Kích thƣớc và mật độ cá thể Gà so ngực vàng tại VQG Cát Tiên

STT Mục Kết quả tính toán ĐVT

1 Diện tích có sinh cảnh thích hợp

trong khu vực có thể ghi âm 1398,11 ha 2 Số cá thể Gà so ngực vàng hiện

có tại khu vực điều tra 90 Cá thể 3 Mật độ cá thể Gà so ngực vàng

phân bố trong khu vực điều tra 0,06 Cá thể/ha

4

Diện tích sinh cảnh thích hợp của Gà so ngực vàng trong phân khu Nam Cát Tiên, VQG Cát Tiên

37831,83 ha

5 Số lƣợng cá thể Gà so ngực vàng

Nhƣ vậy, có thể nói số lƣợng cá thể Gà so ngực vàng tại phân khu Nam Cát Tiên, VQG Cát Tiên là tƣơng đối cao do VQG Cát Tiên có diện tích sinh cảnh khá rộng (50.995,78ha), trong đó có đến 74,2% (37831,83ha) sinh cảnh thích hợp cho Gà so ngực vàng sinh sống. Một lý do khác vì vùng lõi của VQG Cát Tiên không có dân cƣ sinh sống, các tác động của ngƣời dân địa phƣơng đến sinh cảnh Gà so ngực vàng chủ yếu là các hoạt động khai thác gỗ, LSNG. Tuy nhiên, mức độ ảnh hƣởng này không thực sự lớn do diện tích rừng của VQG Cát Tiên còn nhiều.

4.4. Các mối đe dọa tới loài Gà so ngực vàng tại Vƣờn Quốc gia Cát Tiên

Trong quá trình thu thập số liệu tại Vƣờn Quốc gia Cát Tiên, qua thực tế khảo sát kết hợp với công tác phỏng vấn, tôi đã tổng hợp và xác định đƣợc các mối đe dọa chính đối với loài Gà so ngục vàng nhƣ sau:

4.4.1. Mối đe dọa săn bắt

Săn bắt động vật trong đó có loài Gà so ngực vàng hiện nay vẫn là một mối đe dọa lớn đối với tài nguyên rừng tại VQG Cát Tiên. Hoạt động săn bắt thƣờng xuyên của thợ săn làm cho các loài động vật nói chung và loài Gà so ngực vàng nói riêng suy giảm về số lƣợng nhanh chóng.

Các hoạt động săn bắt đƣợc thực hiện chủ yếu là do nam giới, họ bắt tất cả các loài động vật mỗi khi có cơ hội, hoạt động diễn ra ở tất cả những nơi có sự phân bố của các loài động vật hoang dã cũng nhƣ loài Gà so ngực vàng với thời gian diễn ra vào khoảng từ tháng 6 đến tháng 10, vào những tháng này, ngƣời dân có nhiều thời gian nhàn rỗi hơn. Đối với loài Gà so ngực vàng, ngƣời dân thƣờng dùng bẫy để bắt sống hoặc dùng súng để bắn. Cán bộ Hạt kiểm lâm Cát Tiên thƣờng xuyên phát hiện trong rừng những loại bẫy dạng cáp lớn, bẫy cáp nhỏ, bẫy cò ke, bẫy hom… “Trong các loại bẫy này, bẫy cáp lớn có thể bắt đƣợc cả gấu, nai, hoẵng, heo rừng, bò rừng…. Nói rõ hơn, cùng với các loại bẫy thú, kẻ gian còn “đi vào rừng” thuộc VQG Cát Tiên với các

loại súng nhƣ súng tự chế, súng săn… để tìm diệt thú rừng. Nhƣ vậy, nhiều và rất nhiều loài động vật ở VQG Cát Tiên đang nằm trong tầm ngắm của những họng súng săn và hàng trăm bẫy thú chứ không riêng gì Gà so ngực vàng.

Theo số liệu thống kê của VQG Cát Tiên, kể từ đầu năm 2016 cho đến nay, các cán bộ kiểm lâm tại đây đã tịch thu 18 khẩu súng tự chế, 12 bộ máy xung điện, 10.009 sợi dây bẫy các loại. Thả về rừng 20 cá thể động vật hoang dã và tiêu hủy hơn 122kg thịt động vật hoang dã các loại. Cán bộ kiểm lâm tại VQG Cát Tiên cho biết, các đối tƣợng săn bắt động vật hoang dã đang ngày càng tinh vi hơn. Đồng thời, chúng cũng sẵn sàng chống đối và tấn công các cán bộ kiểm lâm khi bị phát hiện. Điển hình, vào ngày 16/7/2016, trong lúc đang tuần tra tại xã Đắc Lua, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai, một cán bộ kiểm lâm của Vƣờn đã bị một nhóm đối tƣợng tấn công gây chấn thƣơng vùng mặt.

Hình 4.12. Bẫy động vật do quá trình điều tra thực tế bắt gặp

Theo nhận xét của Hạt Kiểm lâm Cát Tiên thì: “Tại địa bàn các xã và huyện giáp ranh với VQG Cát Tiên hiện vẫn còn tồn tại nhiều đƣờng dây tiêu

thụ lâm sản và động vật hoang dã bất hợp pháp; các loại súng săn và các phƣơng tiện bị nghiêm cấm sử dụng khác theo quy định của pháp luật vẫn chƣa đƣợc điều tra thu hồi”. Với tình hình này, nhiều loài động vật hoang dã của rừng Cát Tiên vẫn tiếp tục bị đe dọa.

Qua đây có thể nhận thấy, do đời sống của nhân dân các xã vùng đệm và vùng lân cận còn nhiều khó khăn, phần lớn thu nhập phụ thuộc vào tài nguyên rừng trong khi lợi nhuận từ các hoạt động khai thác trái phép tài nguyên rừng rất cao nên hộ bất chấp luật pháp, thậm chí một số trƣờng hợp còn sẵn sàng đánh đổi cả tính mạng để đạt đƣợc mục đích đƣợc xem là nguyên nhân chính dẫn đến việc suy thoái tài nguyên thiên nhiên nói chung và tài nguyên rừng Cát Tiên nói riêng.

4.4.2. Mối đe dọa phá hoại sinh cảnh

4.4.2.1. Khai thác gỗ và LSNG trái phép

(baodaknong.org.vn)

Hiện nay, VQG Cát Tiên không chỉ là một trong những nơi có số lƣợng động thực vật phong phú nhất Việt Nam, mà còn là khu dự trữ sinh quyển thế giới đƣợc UNESCO công nhận. Do đó, công tác bảo vệ cũng nhƣ phát triển các loài động thực vật ở nơi đây đang đƣợc triển khai rất nghiêm ngặt và đúng khoa học. Dù đƣợc các cán bộ kiểm lâm thƣờng xuyên kiểm tra, bảo vệ nghiêm ngặt, nhƣng việc phá rừng và khai thác lâm sản trái phép vẫn còn tồn tại. Điều này khiến nhiều động thực vật ở VQG Cát Tiên vẫn đang bị rơi vào tình trạng nguy cấp. Các đối tƣợng phá rừng và khai thác lâm sản lại ngày càng tinh vi, táo tợn hơn. Điều này khiến lực lƣợng chức năng tại vƣờn quốc gia Cát Tiên gặp rất nhiều khó khăn trong việc bảo vệ và kiểm tra rừng.

Theo số liệu thống kê của VQG Cát Tiên, kể từ đầu năm 2016 cho đến nay, các cán bộ kiểm lâm tại đây đã phát hiện và lập hồ sơ xử lý 74 vụ vi phạm về khai thác lâm sản trái phép, vận chuyển mua bán động vật hoang dã.... Bắt giữ 90 đƣơng sự với tổng số tiền xử phạt hành chính hơn 234 triệu đồng. Ngoài ra, chỉ trong 9 tháng đầu năm, VQG Cát Tiên còn tịch thu đƣợc 5,5m3 gỗ nhóm I, 0,45m3 gỗ nhóm II-VIII.

Mặc dù các số liệu kể trên có giảm hơn so với cùng kỳ năm 2015, song điều này vẫn cho thấy, nạn khai thác lâm sản và săn bắt động vật hoang dã tại vƣờn quốc gia Cát Tiên vẫn đang còn tồn tại khá nhiều. Thậm chí, các đối tƣợng ngày càng có những hoạt động tinh vi hơn, khiến công tác bảo vệ rừng gặp rất nhiều khó khăn.

4.4.2.2. Cháy rừng

(Nguồn:http://www.nhandan.com.vn)

Do ngƣời dân thƣờng vào rừng bắt ong bằng lửa và lâm tặc vào rừng khai thác gỗ dựng trại nấu nƣớng nên khả năng dẫn tới cháy rừng rất cao. Ngoài các vấn đề kể trên, VQG Cát Tiên cũng đang phải chịu không ít ảnh hƣởng từ các thiên tai trong thiên nhiên. Cụ thể, vào mùa khô, các thảm cỏ rộng lớn dễ xảy ra tình trạng cháy rừng với quy mô lớn. Trong khi đó, vào mùa mƣa, những trận gió lớn do ảnh hƣởng của các cơn bão lại là nguyên nhân chính dẫn đến hàng chục cây gỗ lớn bị gãy đổ.

4.4.2.3. Xây dựng thủy điện

Hệ quả của việc xây dựng các đập thủy điện trên thƣợng nguồn sông Đồng Nai và khai thác cát bừa bãi trên sông Đồng Nai đã và đang làm thay đổi chế độ thủy văn của hệ đất ngập nƣớc trong VQG Cát Tiên là thấy rõ.

Các đập thủy điện trên sông Đồng Nai cũng gây ra những ảnh hƣởng không nhỏ cho các loài động thực vật tại Vƣờn quốc gia Cát Tiên. Điển hình, đề án xây dựng hai đập thủy điện Đồng Nai 6 và 6A đã làm hủy hoại hơn 150 hecta rừng để làm hồ chứa ngay trong vƣờn quốc gia. Đồng thời, nó cũng làm diện tích sinh sống của các loài thú nơi đây bị thu hẹp lại đáng kể. Chƣa kể,

việc xây dựng dựng các đập thủy điện cũng làm lƣợng nƣớc cung cấp cho các vùng đầm lầy, hồ nƣớc trong Vƣờn quốc gia bị ảnh hƣởng nghiêm trọng. Trong đó, phải kể đến việc lƣợng nƣớc vào Bàu Sấu - nơi đang thực hiện kế hoạch phục hồi và phát triển loài cá sấu nƣớc ngọt quý hiếm bị ảnh hƣởng không nhỏ.

(Nguồn: http://khoahocphattrien.vn)

Hình 4.14. Những cây gỗ lớn tại Vƣờn Quốc gia Cát Tiên sẽ không còn nếu không có các biện pháp bảo vệ hợp lý.

Từ những vấn đề kể trên, chúng ta có thể thấy rằng, nếu không có các biện pháp khắc phục kịp thời thì thiên nhiên hoang dã tại vƣờn quốc gia Cát Tiên sẽ còn bị tàn phá. Đa dạng sinh học đang ngày càng bị đe dọa, nhiều loài động thực vật quý có thể biến mất vĩnh viễn nhƣ loài tê giác Java một sừng.

Điều này đang khiến Vƣờn quốc gia Cát Tiên khó có cơ hội trở thành di sản thiên nhiên thế giới nhƣ Vịnh Hạ Long.

4.4.2.4. Khai thác cát trái phép

(Nguồn: http://thanhnien.vn)

Hình 4.15. khai thác cát trái phép

Việc khai thác cát trái phép đã gây sạt lở và làm mất hàng ngàn mét vuông đất của VQG Cát Tiên diễn ra nhiều năm nay. Nhiều thảm thực vật, cây gỗ bị cuốn và nhấn chìm xuống sông. Trƣớc tình trạng trên, theo VQG Cát Tiên, giữa năm 2015, Hạt kiểm lâm phối hợp với Phòng Khoa học kỹ thuật và Phòng Hợp tác quốc tế (đều thuộc VQG Cát Tiên) tiến hành kiểm tra đất ven sông Đồng Nai, từ khu vực Trạm kiểm lâm Đà Cộ đến Trạm kiểm lâm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phân bố và tình trạng quần thể loài gà so ngực vàng (arborophila chloropus) bằng phương pháp âm sinh học tại vườn quốc gia cát tiên​ (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)