bề mặt
Kết quả thí nghiệm được thể hiện ở bảng 4.5
Bảng 4.5. Kết quả thí nghiệm ảnh hưởng của tốc độ cắt STT v (v/p) Nr (Wh/m3) Ra (μm) t (s) V (m3) 1 220 5.19 4.469 67.71 1.56 220 5.35 5.420 70.02 1.56 220 5.29 5.032 69.98 1.56 2 240 4.51 4.017 55.69 1.56 240 5.66 4.283 67.92 1.56 240 6.31 4.317 69.73 1.56 3 260 5.83 3.333 57.34 1.56 260 5.75 4.269 57.77 1.56 260 5.89 3.592 58.20 1.56 4 280 6.92 3.615 67.09 1.56 280 6.49 3.387 65.00 1.56 280 5.54 3.439 57.35 1.56 5 300 7.68 3.257 71.55 1.56 300 6.98 3.504 69.49 1.56 300 6.90 3.385 68.24 1.56
+ Chi phí năng lượng riêng
- Tính đồng nhất của phương sai được kiểm tra theo Kohren:
Gtt = 0,3250 < Gb = 0,7885.
- Kiểm tra mức độ ảnh hưởng của yếu tố đầu vào theo Fisher: 2 y S = 0,305; 2 e S = 0,036; Ftt= 8,3 > Fb= 4,1;
Như vậy, ảnh hưởng của tốc độ cắt đến Nr là đáng kể.
- Xác định mô hình thực nghiệm đơn yếu tố
Từ số liệu thí nghiệm xác định được phương trình tương quan:
Nr = 17,52 – 0,11v + 0,00026v2 (4.1)
- Kiểm tra tính tương thích của mô hình
Tính tương thích của hai mô hình trên được kiểm tra theo tiêu chuẩn Fisher thoả mãn Ftt< Fb: Ftt= 0,012 < Fb= 4,1
Mô hình trên là tương thích.
Từ kết quả xử lý ở bảng 4.5, ta xây dựng được đồ thị ảnh hưởng của tốc độ cắt đến chi phí năng lượng riêng:
Hình 4.2. Đồ thị ảnh hưởng của tốc độ cắt đến chi phí năng lượng riêng
Nhận xét: Ta thấy tốc độ cắt càng tăng, chi phí năng lượng riêng càng
tăng. Như phân tích ở chương 3, khi tốc độ cắt tăng, lực cắt tăng, làm cho công suất tăng, dẫn đến chi phí năng lượng riêng tăng lên.Ảnh hưởng của tốc độ cắt dến chi phí năng lượng riêng là hàm phi tuyến.
+ Độ nhám bề mặt gia công
- Tính đồng nhất của phương sai được kiểm tra theo Kohren:
Các giá trị Ra: Gtt = 0,4475 < Gb = 0,7885.
Phương sai của các thí nghiệm được coi là đồng nhất
- Kiểm tra mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào theo Fisher:
2 y
S = 0,10418; 2 e
S = 0,0098; Ftt= 10,63 > Fb= 4,1; Như vậy, ảnh hưởng của tốc độ cắt đến Ra là đáng kể.
- Xác định mô hình thực nghiệm đơn yếu tố
Từ số liệu thí nghiệm xác định được phương trình tương quan:
Ra = 27,72 – 0,165v – 0,00028v2 (4.2)
- Kiểm tra tính tương thích của mô hình
Ftt= 3,816 < Fb= 4,1 Mô hình trên là tương thích.
Từ kết quả xử lý ở bảng 4.5, ta xây dựng được đồ thị ảnh hưởng của tốc độ cắt đến độ nhám bề mặt gia công:
Hình 4.3. Đồ thị ảnh hưởng của tốc độ cắt đến độ nhám bề mặt gia công
Nhận xét: Đồ thị thể hiện khi tốc độ cắt càng tăng thì độ nhám bề mặt
càng giảm. Khi ta tăng tốc độ thì nhiệt độ và lực cắt tăng lên, lớp kim loại bề mặt biến dạng dẻo mạnh vì thế mà độ nhấp nhô bề mặt giảm và sự ảnh hưởng của tốc độ cắt đến độ nhám là hàm phi tuyến.