Chương 3 đã thực hiện việc cài đặt mô phỏng giao thức định tuyến E2E- LREEMR và giao thức định tuyến AOMDV trên phần mềm mô phỏng NS2. Có 7 độ đo hiệu năng đã được sử dụng để so sánh, đánh giá hiệu năng của hai giao thức này là tỷ lệ mất gói, chi phí định tuyến chuẩn hoá, tổng năng lượng tiêu thụ, thông lượng, tỷ lệ truyền thành công, chi phí định tuyến và trễ đầu cuối trung bình.
Qua kết quả mô phỏng, có thể thấy rằng giao thức định tuyến E2E-LREEMR giảm được 32,7% tỷ lệ mất gói tin, 18,8% chi phí định tuyến chuẩn hóa, 27,2% tổng năng lượng tiêu thụ, 29,5% chi phí định tuyến và 30,4% trễ đầu cuối trung bình so với giao thức định tuyến AOMDV. Kết quả này là hoàn toàn hợp lý bởi vì giao thức định tuyến E2E-LREEMR chọn đường dựa trên giá trị giá trị CETX thỏa mãn 0 < CETX < 1 và giá trị CETE thỏa mãn CETE < MRE còn đối với giao thức định tuyến AOMDV, việc chọn đường chỉ dựa trên độ đo định tuyến là số chặng nên không đảm bảo độ tin cậy của các liên kết trên đường được chọn.
Kết quả mô phỏng cũng cho thấy rằng giao thức định tuyến E2E-LREEMR cho hiệu năng cao hơn 7% thông lượng và 10,3% tỷ lệ phân phối gói tin so với giao thức định tuyến AOMDV. Kết quả này cũng hoàn toàn có thể giải thích do cơ chế chọn đường tin cậy của giao thức định tuyến E2E-LREEMR trên cơ sở độ đo định tuyến kết hợp giữa CETX và CETE và cơ chế chọn đường của giao thức định tuyến AOMDV theo độ đo định tuyến đơn giản là số chặng.
KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN
Trọng tâm chính của đề tài này là nghiên cứu kỹ thuật định tuyến đa đường hiệu quả, tin cậy và tiết kiệm năng lượng của giao thức định tuyến E2E-LREEMR trên cơ sở phát triển và cải tiến giao thức định tuyến đa đường AOMDV.
Đã có nhiều nghiên cứu đề xuất cải tiến giao thức định tuyến đa đường AOMDV nhằm nâng cao hiệu năng của giao thức trong mạng MANET như giao thức OMMRE-AOMDV, giao thức MMRE-AOMDV, giao thức OMMRE- AOMDV, giao thức LR-EE-AOMDV. Hiệu năng của các giao thức này đã được chứng minh qua thực nghiệm mô phỏng là tốt hơn so với giao thức định tuyến AOMDV. Hiệu quả của một giao thức định tuyến phụ thuộc nhiều vào độ đo định tuyến của giao thức. Giao thức định tuyến E2E-LREEMR được đề xuất bởi [11] cũng là một giao thức định tuyến đa đường được cải tiến từ giao thức định tuyến AOMDV. Tuy nhiên, với cách tiếp cận theo độ đo định tuyến là chất lượng đường và độ tiêu hao năng lượng, giao thức định tuyến E2E-LREEMR cung cấp một hướng đi khác trong việc thiết kế các giao thức định tuyến đảm bảo hiệu năng thoả mãn chất lượng dịch vụ của mạng MANET.
Để triển khai giao thức định tuyến đa đường E2E-LREEMR hướng tới các mục tiêu trên, đã có 6 thủ tục chính được thiết kế cho giao thức này bao gồm: (1) Xác định năng lượng còn lại và năng lượng còn lại tối thiểu, (2) Xác định năng lượng truyền dự kiến, (3) Xác định tổng năng lượng truyền dự kiến, (4) Xác định số lần truyền dự kiến, (5) Xác định tổng số lần truyền dự kiến và (6) Chọn đường dựa trên CETX và CETE. Các thủ tục này được triển khai thông qua việc điều chỉnh cấu trúc một số gói tin và bảng định tuyến của giao thức định tuyến cũng
như quy tắc cập nhật đường của thuật toán định tuyến được đưa ra trong Thuật toán 2 trên cơ sở cải tiến giao thức định tuyến AOMDV.
Qua kết quả mô phỏng trên mô hình mạng ad hoc di động, có thể thấy rằng giao thức định tuyến E2E-LREEMR đạt được hiệu năng cao hơn so với giao thức định tuyến AOMDV thông qua việc giảm 32,7% tỷ lệ mất gói tin, giảm 18,8% chi phí định tuyến chuẩn hóa, giảm 27,2% tổng năng lượng tiêu thụ, giảm 29,5% chi phí định tuyến, giảm 30,4% trễ đầu cuối trung bình, tăng 7% thông lượng và tăng 10,3% tỷ lệ phân phối gói tin so với giao thức định tuyến AOMDV.
Hướng phát triển tiếp theo của đề tài là tiếp tục đánh giá bằng thực nghiệm hiệu năng của giao thức định tuyến E2E-LREEMR theo nhiều kịch bản mô phỏng và mô hình di động khác nhau nhằm có những đánh giá tổng quát và đầy đủ hơn về hiệu quả của giao thức này. Ngoài ra, việc nghiên cứu triển khai các kỹ thuật và cơ chế định tuyến của giao thức định tuyến E2E-LREEMR cho các giao thức định tuyến đa đường khác cũng là một hướng nghiên cứu có thể được thực hiện trong tương lai.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Anh
[1]. “Mobile Ad Hoc Networks for the Military”, CISCO Discussion Paper on Military MANET NFG 26 March 2003, version 3.
[2]. Corson S., Macker J. (1999), “Mobile Ad hoc Networking (MANET): Routing Protocol Performance Issues and Evaluation Considerations”, RFC 2501, Available at: https://tools.ietf.org/html/rfc2501.
[3]. David B. Johnson, “Routing in Ad Hoc Networks of Mobile Hosts”, Proceeding of the IEEE Workshop on Mobile Computing Systems and Applications, December 1994.
[4]. Haas Z., Pearlman M. (2002). The zone routing protocol (ZRP) for Ad Hoc networks. In IETF Internet Draft, draft-ietf-manet-zone-zrp-04.txt.
[5]. King P., Etorban A., Ibrahim I. (2007), “A DSDV-based multipath routing protocol for mobile ad-hoc networks”, in Proceedings of the 8th annual post graduate symposium on the convergence of telecommunications, networking and broadcasting, United Kingdom, pp. 93-98.
[6]. Leung R., Liu J., Poon E., Chan A., Li B. (2001), “MP-DSR: A QoS-aware multi-path dynamic source routing protocol for wireless ad-hoc networks”, in Proceedings of the 26th IEEE annual conference on local computer networks, pp. 132-141.
[7]. Liu Y., Guo L., Ma H., Jiang, T. (2008), “Energy efficient on demand multipath routing protocol for multi-hop ad hoc networks”, in 10th IEEE
international symposium on spread spectrum and applications (ISSSTA-08), Italy, pp. 592-597.
[8]. Marinal M., Das S. (2006), “Ad hoc on-demand multipath distance vector routing”, Wireless Communications and Mobile Computing, 6 (1), pp. 969- 88.
[9]. Periyasamy P., Karthikeyan E. (2014), “Energy optimized ad hoc on-demand multipath routing protocol for mobile ad hoc networks”, International Journal of Intelligent Systems and Applications (IJISA), 6(11), pp. 36-41.
[10].Periyasamy P., Karthikeyan E. (2016), “End-to-End Link Reliable Energy Efficient Multipath Routing for Mobile Ad Hoc Networks”, Wireless Personal Communications volume 92, pp.825–841.
[11].Periyasamy P., Karthikeyan E. (2017), “Link reliable energy efficient AOMDV routing protocol for mobile ad hoc networks”, International Journal of Ad Hoc and Ubiquitous Computing (IJAHUC), Vol. 26, No. 2, 2017. [12].Perkins C., Royer E. (1999), “Ad hoc on-demand distance vector routing”, in
Proceedings of IEEE workshop on mobile computing systems and applications, New Orleans, LA, pp. 90-100.
[13].Yi J., Adnanea A., Davida S., Parrein B. (2011), “Multipath optimized link state routing for mobile ad hoc networks”, Elsevier Ad Hoc Networks Journal, 9(1), pp. 28-47.