Máy kéo bánh hơi được sử dụng làm nguồn động lực trong sản xuất nông lâm nghiệp ở nước ta chủ yếu nhập từ nước ngoài, rất đa dạng về chủng loại và phạm vi công suất và có đặc điểm riêng, cụ thể:
Máy kéo nhập từ Nhật Bản chủ yếu của các Hãng như Komatsu, Kubota, Shibaura... đặc điểm chung của chúng là có cấu tạo phức tạp, những máy này tuy có độ bền, độ tin cậy cao và tiện nghi sử dụng tốt nhưng khi nhập vào nước ta thường là máy cũ, không có máy công tác kèm theo, phụ tùng thay thế sửa chữa khó khăn và giá bán tương đối cao.
Mẫu máy nông nghiệp nhập từ các nước trong khối Đông Âu có cấu tạo phức tạp, kết cấu cồng kềnh, độ bền của các chi tiết không cao và giá bán ở mức khá cao. Điển hình như MTZ50, Belaruts của Liên xô cũ, MT8 của Tiệp khắc ... Hiện nay các mẫu này ở nước ta còn lại rất ít.
Máy kéo nhập từ Trung Quốc có kết cấu đơn giản, độ bền các chi tiết không cao nhưng giá bán rẻ, điển hình như máy kéo Xinhtai 120, Máy kéo DFH 180, Thạch Gia trang 15, sư tử vàng 120...
Máy kéo nhập từ Mỹ chủ yếu ở Đồng bằng sông Cưu Long, điển hình là Máy kéo Jonh Deere loại 4x2 và loại 4x4. Đặc điểm chính của loại này là công suất trong bình rất thích hợp cho các khâu canh tác, tuổi thọ các chi tiết cao, làm việc tin cậy và giá thành bán không cao.
Ngoài những máy kéo nhập ngoại, chúng ta đã chế tạo được một số loại như Bông sen 20, 15 và 12, máy kéo Kim Bảng – 1550A. Tuy nhiên các loại máy kéo trong nước còn bộc lộ nhiều nhược điểm trong sử dụng nên tỷ lệ trang bị tại các vùng còn thấp.
Việc nghiên cứu về tính chất động lực học của liên hợp máy kéo trong nông nghiệp nước ta cũng chưa được nghiên cứu nhiều. Trong chương trình nghiên cứu của Viê ̣n Cơ Điện Nông Nghiệp (1981 – 1985) đã tiến hành nghiên
16
cứu thực nghiệm liên hợp kéo cỡ nhỏ hai bánh theo mô hình một mắt, đã xây dựng được hàm truyền cho liên hợp máy kéo cỡ nhỏ làm việc với cày và nhận xét của máy kéo nhỏ khi làm việc với độ ổn định thấp hơn nhiều so máy kéo Jonh Deere 5310. Tuy nhiên còn các vấn đề động lực học của quá trình kéo bám, ổn định của liên hợp máy khi làm việc trên địa hình dốc, các quá trình điều khiển cũng như tính chất tải trọng của các phân tử riêng đã được nhiều tác giả quan tâm.
Năm 2000, TS. Đặng Tiến Hòa thực hiê ̣n đề tài “Nghiên cứu mô ̣t số vấn đề động lực ho ̣c của liên hợp máy kéo cỡ nhỏ 2 bánh” tác giả đã đưa ra mô hình nghiên cứu một số đặc tính động lực học của máy kéo BS12 và một số loại máy kéo cỡ nhỏ khác liên hợp với máy công tác như: cày, bừa, phay. Công trình đã nghiên cứu và phân tích các tính chất động lực học, có tính đến sự hoạt động phi tuyến của động cơ trong sự tác động lẫn nhau với các hệ thống thành phần khác của máy kéo và máy công tác;
Năm 2001, TS. Nguyễn Tiến Đạt nghiên cứu cơ sở lý thuyết và thực nghiệm của việc sử dụng máy kéo cỡ nhỏ để cơ giới hoá khâu vận xuất gỗ rừng trồng Việt Nam. Công trình đã nghiên cứu ảnh hưởng của độ mấp mô mặt đường, tốc độ và tải trọng tới một số đặc tính động lực học của máy kéo có công suất nhỏ với thiết bị tời cáp khi vận xuất gỗ rừng trồng;
Năm 2002, TS. Nguyễn Văn Quân đã xây dựng cơ sở lý thuyết xác định một số thông số cơ bản của trang bị lâm nghiệp chuyên dùng kèm theo máy kéo nông nghiệp, lực tải công nghệ tác dụng lên máy kéo và trang bị chuyên dùng khi LHM vận xuất gỗ nhỏ rừng trồng;
Năm 2002, Thạc sỹ Nguyễn Văn An đã nghiên cứu ảnh hưởng của độ mấp mô mặt đất và tốc độ chuyển động đến phản lực pháp tuyến lên cầu trước của máy kéo DFH-180 khi vận xuất gỗ rừng trồng;
17
Năm 2002, Thạc sỹ Nguyễn Đức Sỹ đã nghiên cứu ổn định động lực học dọc liên hợp máy kéo cỡ nhỏ vận xuất gỗ khi khởi hành theo hướng lên dốc; Năm 2002, Thạc sỹ Phạm Minh Đức đã nghiên cứu khả năng kéo bám của liên hợp máy kéo DFH-180 khi sử dụng rơ moóc một trục vận chuyển gỗ nhỏ rừng trồng. Công trình đã nghiên cứu mối quan hệ giữa tải trọng kéo, khoảng cách từ móc nối tới rơ moóc và một số chỉ tiêu kéo-bám của máy kéo, kích thước tối ưu của rơ moóc một trục;
Năm 2008, Thạc sỹ Nguyễn Văn Hiếu với đề tài “Nghiên cứu mô ̣t số vấn đề động lực ho ̣c của liên hợp máy kéo BS12 trong khâu làm đất nông, lâm nghiê ̣p” tác giả đã xác định được khả năng kéo bám cũng như tính ổn định của liên hợp máy phục vụ khâu canh tác trên đất nông, lâm nghiệp;
Năm 2010, thạc sỹ Dương Văn Cường với đề tài “Những cơ sở khoa học của việc áp dụng xe tải xích cao su MTS-600 vào việc vận chuyển gỗ trên đường lâm nghiệp” đã nghiên cứu khả năng kéo, bám, quay vòng và khả năng ổn định của xe tải xích cao su khi vận chuyển gỗ,...
Đầu năm 2011, TS. Triệu Anh Tuấn với luận án “Nghiên cứu, xác định một số thông số hợp lý của bánh sắt chủ động có mấu cho máy kéo làm việc trên ruộng nền đất yếu” nhằm xây dựng mô hình tương tác giữa bánh xe có mấu với nền đất yếu, thông qua các kết quả thực nghiệm để kiểm chứng và góp phần hoàn thiện cơ sở khoa học cho việc tính toán thiết kế các bánh xe có mấu nhằm phát triển cơ giới hóa nông nghiệp;
Cũng những tháng đầu năm 2011, TS. Triệu Anh Tuấn, TS. Đậu Thế Nhu, Th.S. Lê Đức Quảng với bài viết “Mô hình tính toán các chỉ tiêu kéo bám của bánh xe có mấu khi làm việc trên nền đất yếu” đăng trên tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kỳ 2 - tháng 4/2011. Trong bài viết, các tác giả trình bày phương pháp tính toán các chỉ tiêu kéo bám của bánh xe có mấu khi làm việc trên nền đất yếu. Mô hình cho phép khảo sát nhiều yếu tố
18
ảnh hưởng đến các chỉ tiêu kéo, bám. Trên cơ sở đó có thể lựa chọn được kết cấu bánh xe và chọn chế độ sử dụng hợp lý với các điều kiện sử dụng khác nhau;... Như vậy, trong những năm gần đây tình hình áp dụng máy móc thiết bị để cơ giới các khâu trong sản xuất nông, lâm nghiệp ngày càng tăng, máy kéo được sử dụng phục vụ canh tác nông, lâm nghiệp rất phong phú về chủng loại và phạm vi công suất. Việc nghiên cứu các yếu tố động lực học của LHM kéo nông nghiệp đã được nhiều tác giả đầu tư nghiên cứu và đạt được những kết quả nhất định. Các công trình nghiên cứu đó đã góp phần đóng góp tích cực cho các hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp ở nước ta, kết quả nghiên cứu có ý nghĩa lớn cho việc hoàn thiện thêm kết cấu và chọn ra chế độ sử dụng hợp lý, an toàn và hiệu quả khi làm việc.
Máy kéo John Deere của Mỹ được nhập vào nước ta trong những năm gần đây với số lượng khá lớn tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long, trong đó có máy kéo John Deere-5310. Để sử du ̣ng liên hợp máy John Deere-5310 mô ̣t cách có hiê ̣u quả trong sản xuất nông, lâm nghiê ̣p thì còn nhiều vấn đề về kỹ thuật ảnh hưởng trực tiếp lên liên hợp máy làm viê ̣c như: Các lực cản, thông số về khả năng kéo, bám, ổn định, tiêu tốn nhiên liệu.... Từ các yếu tố trên, việc khảo sát khả năng làm việc của liên hợp máy John Deere 5310 với các máy làm đất nông, lâm nghiệp là rất cần thiết nhằm đề xuất giải pháp hoàn thiê ̣n về mă ̣t kết cấu, sử dụng hợp lý, nâng cao năng suất và chất lượng làm viê ̣c.
19
Chương 2
MỤC TIÊU, NỘI DUNG, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU