- Sau khi khảo sát một số dạng đường vận xuất gỗ rừng trồng thuộc Lâm trường Lương Sơn Hoà Bình (phụ lục 02), kết quả thu được làm cơ sở
b. Xác định khối lượng tổng cộng của liên hợp máy
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận
5.1. Kết luận
- Bằng phương pháp lý thuyết luận văn đã xác định được một số thông số động lực học của LHM kéo với thiết bị tời cáp và cần treo gỗ khi vận xuất theo phương pháp nửa lết (mô men ở các bánh xe chủ động, lực kéo tiếp tuyến, lực bám, các loại lực cản chuyển động…). Kết quả thu được là cơ sở cho việc xác định khả năng làm việc của LHM.
- Để đánh giá khả năng làm việc của thiết bị, luận văn đã xác định được phản lực pháp tuyến của bánh xe và mặt đường cũng như khả năng kéo của tời cáp và tính toán ổn định cho LHM theo các điều kiện về kéo, bám và ổn định, từ đó đã xác định được các độ dốc tới hạn theo các điều kiện kể trên hoặc tải trọng chuyến cho phép,
- Bằng phương pháp giải tích luận văn đã xây dựng được mô hình của máy kéo với trang thiết bị tời cáp, cần treo, từ đó thiết lập và giải được phương trình trạng thái của cây gỗ và phương trình dao động của máy kéo trong quá trình vận xuất bằng tời cáp, cần treo theo phương pháp nửa lết. Kết quả sẽ khuyến cáo cho người sử dụng thiết bị làm việc an toàn là không vận hành liên hợp máy kéo Shibaura SD 2843 với thiết bị tời cáp và cần treo gỗ ở các vận tốc 7,24 (m/s) v14,48 (m/s) hoặc 5,12(m/s) v 10,23 (m/s) hoặc 2,74 (m/s)v 5,47(m/s) để tránh hiện tượng cộng hưởng xảy ra.
- Bằng phương pháp khảo sát các dạng đường vận xuất gỗ rừng trồng để làm cho sở cho việc lựa chọn loại mặt đường đặc trưng, từ đó tiến hành xác định biên dạng của mặt đường vận xuất nhờ kết quả đo đạc và xử lý số liệu nhờ phần mềm Xlstat, kết quả thu được phương trình biên dạng mặt đường vận xuất đặc trưng phục vụ cho nghiên cứu động lực học của LHM khi làm việc theo phương trình:
)180 180 / 14 , 3 . 32 , 39 sin( 0407 , 0 s q
Bằng phương pháp đo đạc luận văn đã xác định được trọng lượng tổng thể của máy kéo khi đã lắp các thiết bị chuyên dùng (tời cáp và cần treo gỗ) là G = 16400 N và tọa độ trọng tâm của LHM (b = 93,3 mm; h = 115,94 mm và e = 6,701 mm), kết quả đạt được là những số liệu đầu vào phục vụ cho tính toán khả năng làm việc của liên hợp máy .
5.2. Kiến nghị
- Cần bổ sung trường hợp xác định khả năng ổn định động cho LHM khi làm việc.
- Cần tiếp tục nghiên cứa sự ảnh hưởng của của điều kiện ngoại cảnh thực tế khi sử dụng LHM vận xuất gỗ trên đường lâm nghiệp như trường hợp bánh xe của máy kéo bị chêm trong hố lõm trên đường hoặc khi LHM chuyển động trên sườn dốc ngang không bằng phẳng cũng như khi quay vòng trên địa hình dốc ngang.
- Cần bổ sung nghiên cứu thực nghiệm để xác định được một số thông số động học phục vụ tính toán lý thuyết như độ cứng, hệ số cản và mô men quán tính của liên hợp máy …