Phƣơng pháp lấy mẫu hình ảnh lá cây:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phát triển hệ thống tra cứu các loài thực vật quý hiếm tại khu bảo tồn thiên nhiên na hang tỉnh tuyên quang​ (Trang 55 - 58)

3. Cấu trúc luận văn

3.1.2 Phƣơng pháp lấy mẫu hình ảnh lá cây:

Đối với mỗi cây, trên một cây thƣờng xuất hiện nhiều mẫu lá khác nhau ở thời kì sinh trƣởng của lá khác nhau nhƣ lá non, lá già... Do đó, chúng ta sẽ lựa chọn mẫu lá đặc trƣng nhất, phổ biến nhất, cụ thể nhƣ sau:

+ Đối với cây lá đơn: Với mỗi cây dùng để lấy mẫu, ta lựa chọn lá có hình dạng bao gồm phiến lá, gân chính, gân phụ; Không bị sứt mẻ, bìa lá không bị rách hoặc sâu ăn; Màu sắc lá mầu đậm nổi nhất của lá, thông thƣờng là lấy lá thứ năm đến lá thứ mƣời của một cành tính từ búp của cảnh.

+ Đối với cây lá kép: Tƣơng tự đối với cây lá đơn, với mỗi mẫu lá cũng tiến hành lựa chọn những phiến lá kép bao gồm phiến lá, gân chính, gân phụ; Không bị sứt mẻ, bìa lá không bị rách hoặc sâu ăn; Màu sắc lá mầu đậm nổi bật nhất tƣơng ứng với cây, thông thƣờng cũng là nhánh lá kép thứ năm đến thứ mƣời trên một cành. Tuy nhiên, với mỗi nhánh lá kép có nhiều lá nhỏ thì luôn chọn lá nhỏ trên đỉnh trên đỉnh của nhánh. Một số lá không thể lấy đƣợc lá nhỏ thì chụp ảnh toàn bộ nhành lá.

Vì bài toán phân đoạn ảnh lá cây trong môi trƣờng tự nhiên với nền phức tạp là bài toán khó với nhiều thách thức trong thị giác máy tính. Do đó, các công trình nghiên cứu về nhận dạng hoặc tra cứu thực vật dựa trên hình ảnh lá thƣờng dựa trên giả định rằng ảnh lá cây đƣợc chụp trên nền đơn giản. Trong khuôn khổ của đề tài, dữ liệu lá cây thuốc đƣợc lấy hình ảnh của lá cây đƣợc chụp trên nền đơn giản (màu trắng). Hình ảnh lá cây thuốc đƣợc thu thập bằng điện thoại thông minh với camera sau có độ phân giải 9MP.

Do điều kiện có hạn về thời gian, khả năng di chuyển nên số lƣợng mẫu lá cây thu thập đƣợc chỉ là 38, thuộc địa phận Bản Bung, xã Thanh Tƣơng, huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang.

Hình 3.1: Hình ảnh 38 mẫu lá cây đã thu thập được trong đề tài.

Dƣới đây là thông tin về một số loài cây thuốc xuất hiện trong cơ sở dữ liệu đã thu thập đƣợc

Bảng 3.1: Danh sách mẫu thực vật trong cơ sở dữ liệu

ID Tên cây ID Tên cây

01 Cây Cà Lồ 20 Cây Nghiến

02 Cây Hu 21 Cây Lim

03 Cây Ô Dô 22 Cây Lim (cả cành)

04 Cây Sổ 23 Cây Lát

05 Cây Tăm 24 Cây Phay

06 Cây Tăm (cả cành) 25 Cây Nhội ( cả cành)

07 Cây Đinh (cả cành) 26 Cây Nhội

08 Cây Đinh (lá đỉnh) 27 Cây Vảy Ốc 09 Cây Đinh (lá cạnh đỉnh) 28 Cây Vảy Ốc (cả cành)

10 Cây Đinh (lá giữa cành) 29 Cây Lim Xẹt (cả cành)

11 Cây Đinh (lá cuống 1) 30 Cây Lim Xẹt

12 Cây Đinh (lá cuống 2) 31 Cây Vàng Anh

13 Cây Chăm Pa 32 Cây Kẹn

14 Cây Cơi (cành) 33 Cây lá đắng (9 lá)

15 Cây Cơi 34 Cây lá đắng (9 lá) (cả cành)

16 Cây Đắng Cày 35 Cây Trầm Hƣơng

17 Cây Dƣớng (lá già) 36 Cây Trầm Hƣơng (lá đỉnh)

18 Cây Dƣớng (lá non) 37 Cây Trầm Hƣơng (lá nhánh)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phát triển hệ thống tra cứu các loài thực vật quý hiếm tại khu bảo tồn thiên nhiên na hang tỉnh tuyên quang​ (Trang 55 - 58)