vào sản xuất.
Đề tài đã tiến hành khảo nghiệm trong điều kiện sản xuất LH máy kéo với một số thiết bị như
- Phay làm cỏ;
- Thiết bị cày móc bón phân; - Thiết bị vun luống;
- Máy bạt gốc cho mía lưu gốc
4.3.1. LHM phay chăm sóc
+ Kí hiệu máy phay chăm sóc mía: PCS – 0,6
+ Động lực liên hợp: sử dụng truyền động thuỷ lực. + Độ sâu phay 5 ÷ 7 cm
+ Bề rộng làm việc: 0,6 m + Trọng lượng máy: 65 kg
+ Kích thước bao (dài × rộng × cao): 800 × 800 × 800 mm
Sự khác biệt với các loại phay đất thơng thường khác, phay chăm sóc PCS-0,6 có nguyền truyền động là mơ tơ thuỷ lực OMP-80 với tốc độ quay khi làm việc là
1000* 60/80= 750 v/ph tương đương với công suất cực đại là 8 kW và mô men quy đổi về động cơ là 40 Nm
Hình 4.6. Máy phay chăm sóc giữa hàng mía đã được thiết kế
Để đánh giá khả năng và chất lượng làm việc của phay chăm sóc mía, đề tai đã được tiến hành khảo nghiệm máy trong sản xuất trên diện tích trồng mía ngun liệu thuộc Cơng ty Cổ phần Mía đường Lam Sơn - Thọ Xn - Thanh Hóa.
- Trang thiết bị dùng trong khảo nghiệm:
+ Cân kỹ thuật + Sàng đất lưới thép
+ Dụng cụ đo độ chặt của đất
+ Thước mét, thước dây, nivo., thước đo độ sâu + Đồng hồ bấm giây, hộp lấy mẫu đất
+ Liên hợp: máy kéo nhỏ 4 bánh, phay chăm sóc PCS – 0,6
- Đặc điểm ruộng mía:
+ Kích thước ruộng mía (dài × rộng): 200 × 150m + Loại đất: đất thịt pha cát
+ Độ cứng của đất: 10 – 22 kG/cm2 + Độ dốc mặt đồi: 5 – 7 %
+ Khoảng cách hàng mía: 1200 mm
+ Ruộng mía trong thời kì chăm sóc, mặt đồng có nhiều cỏ dại: cỏ bài ngài, cỏ gấu, cây xấu hổ.
4.3.2. Kết quả khảo nghiệm của máy phay chăm sóc giữa hàng mía:
Khảo nghiệm máy đã được tiến hành ở các chế độ vận tốc tiến của máy và chúng tôi nhận thấy liên hợp máy làm việc ổn định, người lái dễ dàng điều khiển máy giữa hai hàng mía ở chế độ vận tốc tiến thích hợp là 2,8 km/h với kết quả chất lượng làm việc của máy như sau:
+ Độ phay sâu trung bình: 60 mm + Độ tơi của đất đạt 80%
+ Độ vùi cỏ rác trên 90%
+ Vận tốc làm việc của máy: 2,8 km/h + Năng suất làm việc thuần túy 0,33 ha/h
Nhận xét:
Đã tiến hành khảo nghiệm máy phay chăm sóc cho mía PCS – 0,6 ở các chế độ làm việc (vận tốc tiến) khác nhau. Kết quả khảo nghiệm cho thấy:
Liên hợp máy có khả năng làm việc tốt giữa hai hàng mía trong dải vận tốc tiến của máy 2,5 – 3,0 km/h.
Với vận tốc tiến thích hợp (2,8 km/h) máy phay làm việc ổn định trong quá trình làm việc, người lái dễ dàng điều khiển máy đi giữa hai hàng mía, đảm bảo năng suất làm việc 0,33 ha/h; phay xới tơi đất (80%) cắt vùi cỏ dại tốt (90%), khơng có hiện tượng quấn cỏ, tắc kẹt trống phay, đáp ứng tốt các yêu cầu kỹ thuật nông học đối với máy chăm sóc giữa hàng mía.
Nói chung máy kéo đảm bảo lực kéo cần thiết. Độ ổn định ngang của máy đảm bảo. Tuy nhiên lực lái máy còn lớn gây vất vả cho ngưới sử dụng.
4.3.3. Kết quả khảo nghiệm máy vun luống cho mía
Khảo nghiệm nhằm đánh giá khả năng làm việc của liên hợp máy, đánh giá chất lượng công việc theo yêu cầu đối với máy vun luống .
Khảo nghiệm máy đã được tiến hành ở các chế độ vận tốc tiến của máy và chúng tôi nhận thấy liên hợp máy làm việc ổn định, người lái dễ dàng điều khiển máy giữa hai hàng mía ở chế độ vận tốc tiến thích hợp là 2,8 km/h với kết quả chất lượng làm việc của máy như sau:
+ Độ cao trung bình của luống vun: 25 cm + Độ tơi của đất vun : 70 %
+ Độ xới sâu đáy rãnh : 25 cm + Vận tốc làm việc thích hợp : 2,8 km/h + Năng suất làm việc thuần túy : 0,33 ha/h
Đã tiến hành khảo nghiệm máy vun luống cho mía CVL – 1,2 ở các chế độ làm việc (vận tốc tiến) khác nhau. Với vận tốc tiến dưới 2,8 km/h trở xuống, máy tiến chậm, người lái dễ điều khiển, lượng đất giữa hàng được chia đều cho hai luống, rãnh thẳng, trắc diện luống phân đều. Với vận tốc tiến trên 3,0 km/h, năng suất làm việc của máy cao hơn, máy tiến nhanh, người lái khó điều khiển trong điều kiện làm việc giữa hàng mía đã vươn lóng cao. Máy làm việc ở chế độ vận tốc tiến 2,8 km/h là hợp lý nhất. Ở đáy rãnh luống đất được vét sạch. Độ mấp mô đáy rãnh luống hầu như không đáng kể.
Việc sử dụng lưỡi xới sâu lắp phía trước lưỡi vun là rất hợp lý. Lưỡi xới sâu vừa làm tơi vỡ tầng đất cứng, vừa có tác dụng để gìm lưỡi vun xuống (thay thế cho việc phải chất thêm tải trọng lên trên máy, do trọng lượng máy quá nhỏ). Do đó, lưỡi vun khơng bị nâng lên và làm việc ổn định tạo ra rãnh và luống đất vun thẳng đều, đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật nông học, cũng như năng suất làm việc như đã được yêu cầu đối với máy vun luống cho mía.
Hình 4.8. Máy vun luống cho mía đang làm việc
4.3.4. Kết quả khảo nghiệm máy bón phân cho mía MBM-02
Sau khi kiểm tra kết cấu, điều chỉnh chế độ làm việc của máy, đề tài đã tiến hành khảo nghiệm máy với các chế độ làm việc tương ứng với các vận tốc tiến khác nhau và nhận thấy liên hợp máy làm việc ổn định, người lái dễ dàng điều khiển máy
ở chế độ vận tốc tiến 2,8 km/h. Các thông số làm việc của máy được điều chỉnh tương ứng với vận tốc tiến 2,8 km/h cụ thể như sau:
+ Khe hở chổi và trục cuốn của cụm bón phân 1 mm; + Độ dài của trục cuốn: 40 mm;
+ Vận tốc tiến của máy: 2,8 km/h;
Bảng 4.3 Kết quả khảo nghiệm máy bón phân
Độ đồng đều của phân 90 %
Phân cách gốc 10 cm
Lượng phân trung bình/mét 100 gam
Mức bón 25 kg/sào
Độ sâu phân được vùi 6 cm
Năng suất làm việc 0,33 ha/h
Nhận xét:
Qua kết quả khảo nghiệm cho thấy máy MBM-02 đã đáp ứng tốt các yêu cấu kỹ thuật nông học cũng như các yêu cầu đặt ra khi thiết kế máy:
- Phân được bón theo hàng, rải đều; - Mức bón đạt yêu cầu (25 kg/ sào); - Phân được vùi đều ở độ sâu từ 4- 6cm;
- Khi phân bị tắc kẹt, xử lý dễ dàng chỉ trong 1- 2 phút.
- Năng suất làm việc thuần tuý của máy đạt 0,33 ha/h (vận tốc tiến của liên hợp máy 2,8 km/h).
4.3.5. Kết quả khảo nghiệm máy bạt gốc mía
Khảo nghiệm máy đã được tiến hành ở các chế độ vận tốc tiến của máy và chúng tôi nhận thấy liên hợp máy làm việc ổn định, người lái dễ dàng điều khiển
máy ở chế độ vận tốc tiến thích hợp là 2,8 km/h với kết quả chất lượng làm việc của máy như sau:
+ Độ sâu bạt gốc mía dưới mặt đất: 50 mm + Độ sâu móc rễ: 15 – 20 cm
+ Tỷ lệ gốc mía bị bật khỏi mặt đất: 1,5% + Tỷ lệ gốc mía bị dập 1,2%
+ Vận tốc làm việc 2,8 km/h
+ Năng suất làm việc thuần túy: 0,33 ha/h
Nhận xét:
Khảo nghiệm máy đã được tiến hành ở nhiều chế độ vận tốc tiến khác nhau. Vận tốc làm việc thích hợp nhất của liên hợp máy là 2,8km. Ở chế độ này máy làm việc ổn định, người lái điều khiển máy dễ dàng, đảm bảo năng suất làm việc 0,33 ha/h; chất lượng bạt gốc mía tốt, lát cắt phẳng, tỷ lệ gốc mía bị dập hầu như khơng đáng kể.
Đề tài đã khảo nghiệm, ứng dụng máy trong thực tế sản xuất các liên hợp máy chăm sóc mía và đã được các cán bộ, người dân trồng mía tại Cơng ty cổ phần Mía đường Lam Sơn, Thanh Hóa nhận xét đánh giá tốt. Khả năng làm việc của máy phù hợp với sản xuất mía hiện nay. Chất lượng làm việc của máy đáp ứng tốt các yêu cầu kỹ thuật nông học. Như vậy máy kéo MK-CS đã đáp ứng được các yêu cầu khi liên hợp với các công cụ đi theo như phay chăm sóc; máy rạch hàng bón phân; máy vun luống ; máy bạt gốc mía.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận
Tóm lại máy kéo -CS cơng suất 18HP đã có một cơ sở khoa học cho việc thiết kế, chế tạo các loại máy canh tác liên hợp với máy kéo, tínhchất kéo bám và ổn định làm việc của máy kéo MK- CS khi làm việc trên các điều kiện khác nhau.phục vụ cơng tác chăm sóc mía giữa hàng.
Đã đề xuất được quy trình cơ giới hố cho máy kéo chăm sóc cây mía phù hợp với điều kiện canh tác và phương pháp cải tiến máy kéo vận chuyển bơng sen thành máy chăm sóc giữu hàng 2 cầu chủ động đáp ứng được yêu cầu về nguyền động lực cho việc chăm sóc giữu hàng mía.
Kết quả nghiên cứu khả năng kéo, bám của máy kéo cho Với lực kéo nhỏ nên sử dụng cầu trước làm cầu chủ động. Không nên sử dụng cả hai cầu làm cầu chủ động khi lực kéo nhỏ hơn 600N vì lúc này sẽ sinh ra công suất ký sinh. Khi chỉ sử dụng cầu trước làm cầu chủ động, động cơ không phát huy hết công suất. Tại số truyền 3 để động cơ làm việc ổn định (trong vùng điều chỉnh) mô men của các bộ phận công tác chủ động (phay) quy về trục của động cơ không nên lớn hơn 30 Nm. Lực kéo tối đa của bánh trước có thể đạt 2,5 kN ở độ trượt 7-8% với đất đồi. Hiệu suất kéo của máy kéo khi sử dụng 2 cầu trên nền đất đồi đạt cực đại trong vùng lực kéo 2000-4000 N với giá trị là 0,7 trong khí đó nếu chỉ sử dụng cầu trước chủ động thì hiệu suất kéo chỉ đạt 0,6. Cịn nếu chỉ sử dụng cầu sau làm cầu chủ động thì hiệu suất kéo chỉ đạt 0,45. Điều này cho thay việc sử dụng chỉ mỗi cầu sau làm cầu chủ động là không hiệu quả.
Kết quả nghiên cứu khả năng ổn định , chống lật của máy kéo cho thấy Với
máy kéo có chiều cao của trọng tâm là; h=520mm, Với bề rộng B=800 ta có max =380.Theo tiêu chuẩn [18], góc dốc cực đại đảm bảo máy kéo làm việc ổn định khi máy kéo làm việc là: maxd = max /2 = 190 Đảm bảo yêu cầu máy kéo làm việc ở các độ dốc dưới 100 .
Đánh giá khả năng của Máy kéo khi khảo nghiệm với điều kiện đường bê tông khi cần lực kéo lớn máy kéo được cài cầu sau thì có thể phát huy được lực kéo tới 5kN với độ trượt khoảng 8%. Lực kéo cực đại của hai cầu là 5,5 kN.
Trong trường hợp khi chỉ sử dụng cầu trước là cầu chủ động, lực kéo là 3 kN khi độ trượt khoảng 12%. Lực kéo cựu đại là 3,3 kN.
Trong điều kiện làm việc trên nền đất đồi ở điều kiện khô ráo, hệ số bám của máy kéo bằng khoảng 0,8 so với nền bê tơng [2] thì lực kéo máy kéo có thể phát huy là 4,0 kN khi cài hai cầu và 2,4 kN khi cài cầu trước.
2. Kiến nghị:
Cần tiếp tục nghiên cứu khả năng kéo bám, ổn định của máy kéo tính đến các lực động lực khi lắp liên hợp máy trong quá trình chuyển động trên sườn dốc.
Cần tiếp tục nghiên cứu thực nghiệm khả năng kéo bám, ổn định của máy kéo tính đến các lực động lực khi lắp liên hợp máy trong quá trình chuyển động trên sườn dốc để khắng định kết quả nghiên cứu lý thuyết.
Tài liệu tham khảo I. Tiếng Việt
1.Trần Đức Dũng, Nguyễn Sỹ Hiệt. Thiết kế chế tạo và ứng dụng máy thu hoạch mía
tự hành năng suất 0,3÷0,4 ha/h. Viện Cơ điện Nơng nghiệp. Báo cáo khoa học 2005.
2.Hà Đức Hồ. Cơ giới hóa canh tác mía. Nhà xuất bản Nơng nghiệp 1999.
3. Bạch Quốc Khang. Triển vọng cơ giới hóa cây mía và vấn đề chọn máy thu hoạch
mía. Viện Cơ điện Nơng nghiệp. Báo cáo khoa học 1997.
4. Đào Trọng Lợi. Nghiên cứu thiết kế chế tạo máy thu hoạch mía cỡ vừa. Viện Cơ điện Nông nghiệp. Báo cáo khoa học 2001.
5. Nguyễn Quang Lộc. Cơ giới hóa chặt mía-vận chuyển-sân nhà máy đường. Tập
san KHKT nông lâm nghiệp 12/1996, Trường ĐH Nơng lâm TP Hồ Chí Minh.
6. Bùi Trung Thành. Nghiên cứu cải tiến máy thu hoạch mía ngun cây K-80. Cơng ty Tư vấn và đầu tư kỹ thuật nong nghiệp TP.Hồ Chí Minh. Báo cáo khoa học 2003. 7. Phan Thanh Tịnh, Bùi Quang Huy. Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế của cơng cụ máy móc cơ điện NN, Tạp chí Nơng nghiệp, cơng nghệ thực phẩm,
N07/1993.
8.Trần Văn Sỏi. Kỹ thuật trơng mía vùng đồi núi. NXB Nơng nghiệp. Hà Nội, 1995. 9. Mía đường. Hiệp hội mía đường VN-Trung tâm tin học và thống kê-Cục chế biến nông lâm sản và nghề muối, 3/2008.
II. Tiếng Anh
10.Yoshaki Goto and Kenji Yamamoto. Devolopment of small Widrower harvester for sugar cane.
11.Cz.Kanafojski, T.Karwowski. Teoria i konstrukcja maszyn rolniczych. Wrsawa
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1
Chương I .......................................................................................................... 4
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ....................................................................... 4
1.1 Tình hình trang bị máy kéo và áp dụng cơ giới hóa trong canh tác mía 4 ở nước ta ........................................................................................................ 4
1.2 Tình hình nghiên cứu và ứng dụng CGH chăm sóc mía......................... 5
1.2.1. Về mặt quy trình ............................................................................. 5
1.2.2. Về mặt thiết bị ................................................................................. 6
1.2.3. Đặc điểm canh tác mía ảnh hưởng đến khả năng làm việc của máy kéo ............................................................................................................... 13
1.3. Tình hình nghiên cứu khả năng kéo bám của máy kéo trên thế giới và trong nước ................................................................................................... 17
1.3.1. Tình hình nghiên cứu khả năng kéo bám của máy kéo trên thế giới ................................................................................................................. 17
1.3.2. Tình hình nghiên cứu khả năng kéo bám của máy kéo ở nước ta. 21 Chương II. ...................................................................................................... 24
ĐỐI TƯỢNG, MỤC TIÊU,ĐỊA ĐIỂM, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................... 24
2.1. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................... 24
2.3 Mục tiêu của đề tài; ............................................................................... 24
2.4. Nội dung nghiên cứu . .......................................................................... 24
2.5. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................... 25
2.5.1 Phương pháp xác định toạ độ trọng tâm của máy kéo ................... 25
2.5.2. Phương pháp xác định đặc tính kéo của máy kéo. ........................ 26
Chương III. .................................................................................................... 29
NGHIÊN CỨU LÝ THUYẾT ĐẶC TÍNH KÉO, BÁM VÀ ỔN ĐỊNH CỦA MÁY KÉO MK-CS ............................................................................. 29
3.1. Chọn đối tượng ..................................................................................... 29
3.1.1 Chọn kết cấu máy kéo cải tiến. ..................................................... 29
3.1.2 Hệ thống truyền động của máy kéo .............................................. 32
3.2. Khả năng kéo bám của máy kéo MK-CS ............................................. 37
3.2.1 Tính tốn đường đặc tính kéo lý thuyết của máy kéo. .................. 37
3.2.1.1. Đường đặc tính của động cơ. ............................................ 37
3.2.1.2. Độ trượt của máy kéo. ...................................................... 38
3.2.1.3 Quan hệ động lực học giữa động cơ và bánh máy kéo ...... 40
3.2. 2. Thuật tốn tính tốn ..................................................................... 43
3.3. Nghiên cứu khả năng ổn định của máy kéo MK-CS .......................... 45
3.3.2. Xác định khả năng ổn định động ngang khi gặp mấp mô. ........... 45
Chương IV . ................................................................................................... 49
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................................... 49
4.1. Kết quả tính tốn đặc tính kéo ............................................................. 49
4.2. Kết quả khảo nghiệm máy kéo ............................................................. 54
4.3. Đánh giá khả năng làm việc của máy kéo khi lắp vào liên hợp máy ứng dụng vào sản xuất. ....................................................................................... 61
4.3.1. LHM phay chăm sóc ................................................................... 61
4.3.2. Kết quả khảo nghiệm của máy phay chăm sóc giữa hàng mía: ... 63
4.3.3. Kết quả khảo nghiệm máy vun luống cho mía ............................. 64