Kết quả khảo nghiệm máy bạt gốc mía

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng kéo bám và ổn định của máy kéo bánh hơi cỡ nhỏ để làm nguồn động lực cho hệ thống máy chăm sóc mía giữa hàng​ (Trang 69)

Khảo nghiệm máy đã được tiến hành ở các chế độ vận tốc tiến của máy và chúng tôi nhận thấy liên hợp máy làm việc ổn định, người lái dễ dàng điều khiển

máy ở chế độ vận tốc tiến thích hợp là 2,8 km/h với kết quả chất lượng làm việc của máy như sau:

+ Độ sâu bạt gốc mía dưới mặt đất: 50 mm + Độ sâu móc rễ: 15 – 20 cm

+ Tỷ lệ gốc mía bị bật khỏi mặt đất: 1,5% + Tỷ lệ gốc mía bị dập 1,2%

+ Vận tốc làm việc 2,8 km/h

+ Năng suất làm việc thuần túy: 0,33 ha/h

Nhận xét:

Khảo nghiệm máy đã được tiến hành ở nhiều chế độ vận tốc tiến khác nhau. Vận tốc làm việc thích hợp nhất của liên hợp máy là 2,8km. Ở chế độ này máy làm việc ổn định, người lái điều khiển máy dễ dàng, đảm bảo năng suất làm việc 0,33 ha/h; chất lượng bạt gốc mía tốt, lát cắt phẳng, tỷ lệ gốc mía bị dập hầu như không đáng kể.

Đề tài đã khảo nghiệm, ứng dụng máy trong thực tế sản xuất các liên hợp máy chăm sóc mía và đã được các cán bộ, người dân trồng mía tại Công ty cổ phần Mía đường Lam Sơn, Thanh Hóa nhận xét đánh giá tốt. Khả năng làm việc của máy phù hợp với sản xuất mía hiện nay. Chất lượng làm việc của máy đáp ứng tốt các yêu cầu kỹ thuật nông học. Như vậy máy kéo MK-CS đã đáp ứng được các yêu cầu khi liên hợp với các công cụ đi theo như phay chăm sóc; máy rạch hàng bón phân; máy vun luống ; máy bạt gốc mía.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Tóm lại máy kéo -CS công suất 18HP đã có một cơ sở khoa học cho việc thiết kế, chế tạo các loại máy canh tác liên hợp với máy kéo, tínhchất kéo bám và ổn định làm việc của máy kéo MK- CS khi làm việc trên các điều kiện khác nhau.phục vụ công tác chăm sóc mía giữa hàng.

Đã đề xuất được quy trình cơ giới hoá cho máy kéo chăm sóc cây mía phù hợp với điều kiện canh tác và phương pháp cải tiến máy kéo vận chuyển bông sen thành máy chăm sóc giữu hàng 2 cầu chủ động đáp ứng được yêu cầu về nguyền động lực cho việc chăm sóc giữu hàng mía.

Kết quả nghiên cứu khả năng kéo, bám của máy kéo cho Với lực kéo nhỏ nên sử dụng cầu trước làm cầu chủ động. Không nên sử dụng cả hai cầu làm cầu chủ động khi lực kéo nhỏ hơn 600N vì lúc này sẽ sinh ra công suất ký sinh. Khi chỉ sử dụng cầu trước làm cầu chủ động, động cơ không phát huy hết công suất. Tại số truyền 3 để động cơ làm việc ổn định (trong vùng điều chỉnh) mô men của các bộ phận công tác chủ động (phay) quy về trục của động cơ không nên lớn hơn 30 Nm. Lực kéo tối đa của bánh trước có thể đạt 2,5 kN ở độ trượt 7-8% với đất đồi. Hiệu suất kéo của máy kéo khi sử dụng 2 cầu trên nền đất đồi đạt cực đại trong vùng lực kéo 2000-4000 N với giá trị là 0,7 trong khí đó nếu chỉ sử dụng cầu trước chủ động thì hiệu suất kéo chỉ đạt 0,6. Còn nếu chỉ sử dụng cầu sau làm cầu chủ động thì hiệu suất kéo chỉ đạt 0,45. Điều này cho thay việc sử dụng chỉ mỗi cầu sau làm cầu chủ động là không hiệu quả.

Kết quả nghiên cứu khả năng ổn định , chống lật của máy kéo cho thấy Với máy kéo có chiều cao của trọng tâm là; h=520mm, Với bề rộng B=800 ta có max =380.Theo tiêu chuẩn [18], góc dốc cực đại đảm bảo máy kéo làm việc ổn định khi máy kéo làm việc là: maxd = max /2 = 190 Đảm bảo yêu cầu máy kéo làm việc ở các độ dốc dưới 100 .

Đánh giá khả năng của Máy kéo khi khảo nghiệm với điều kiện đường bê tông khi cần lực kéo lớn máy kéo được cài cầu sau thì có thể phát huy được lực kéo tới 5kN với độ trượt khoảng 8%. Lực kéo cực đại của hai cầu là 5,5 kN.

Trong trường hợp khi chỉ sử dụng cầu trước là cầu chủ động, lực kéo là 3 kN khi độ trượt khoảng 12%. Lực kéo cựu đại là 3,3 kN.

Trong điều kiện làm việc trên nền đất đồi ở điều kiện khô ráo, hệ số bám của máy kéo bằng khoảng 0,8 so với nền bê tông [2] thì lực kéo máy kéo có thể phát huy là 4,0 kN khi cài hai cầu và 2,4 kN khi cài cầu trước.

2. Kiến nghị:

Cần tiếp tục nghiên cứu khả năng kéo bám, ổn định của máy kéo tính đến các lực động lực khi lắp liên hợp máy trong quá trình chuyển động trên sườn dốc.

Cần tiếp tục nghiên cứu thực nghiệm khả năng kéo bám, ổn định của máy kéo tính đến các lực động lực khi lắp liên hợp máy trong quá trình chuyển động trên sườn dốc để khắng định kết quả nghiên cứu lý thuyết.

Tài liệu tham khảo I. Tiếng Việt

1.Trần Đức Dũng, Nguyễn Sỹ Hiệt. Thiết kế chế tạo và ứng dụng máy thu hoạch mía tự hành năng suất 0,3÷0,4 ha/h. Viện Cơ điện Nông nghiệp. Báo cáo khoa học 2005. 2.Hà Đức Hồ. Cơ giới hóa canh tác mía. Nhà xuất bản Nông nghiệp 1999.

3. Bạch Quốc Khang. Triển vọng cơ giới hóa cây mía và vấn đề chọn máy thu hoạch mía. Viện Cơ điện Nông nghiệp. Báo cáo khoa học 1997.

4. Đào Trọng Lợi. Nghiên cứu thiết kế chế tạo máy thu hoạch mía cỡ vừa. Viện Cơ điện Nông nghiệp. Báo cáo khoa học 2001.

5. Nguyễn Quang Lộc. Cơ giới hóa chặt mía-vận chuyển-sân nhà máy đường. Tập san KHKT nông lâm nghiệp 12/1996, Trường ĐH Nông lâm TP Hồ Chí Minh.

6. Bùi Trung Thành. Nghiên cứu cải tiến máy thu hoạch mía nguyên cây K-80. Công ty Tư vấn và đầu tư kỹ thuật nong nghiệp TP.Hồ Chí Minh. Báo cáo khoa học 2003. 7. Phan Thanh Tịnh, Bùi Quang Huy. Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế của công cụ máy móc cơ điện NN, Tạp chí Nông nghiệp, công nghệ thực phẩm, N07/1993.

8.Trần Văn Sỏi. Kỹ thuật trông mía vùng đồi núi. NXB Nông nghiệp. Hà Nội, 1995. 9. Mía đường. Hiệp hội mía đường VN-Trung tâm tin học và thống kê-Cục chế biến nông lâm sản và nghề muối, 3/2008.

II. Tiếng Anh

10.Yoshaki Goto and Kenji Yamamoto. Devolopment of small Widrower harvester for sugar cane.

11.Cz.Kanafojski, T.Karwowski. Teoria i konstrukcja maszyn rolniczych. Wrsawa 1972, Panstwowe wydawnictwo rolnicze i lesne.

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ... 1

Chương I ... 4

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ... 4

1.1 Tình hình trang bị máy kéo và áp dụng cơ giới hóa trong canh tác mía 4 ở nước ta ... 4

1.2 Tình hình nghiên cứu và ứng dụng CGH chăm sóc mía... 5

1.2.1. Về mặt quy trình ... 5

1.2.2. Về mặt thiết bị ... 6

1.2.3. Đặc điểm canh tác mía ảnh hưởng đến khả năng làm việc của máy kéo ... 13

1.3. Tình hình nghiên cứu khả năng kéo bám của máy kéo trên thế giới và trong nước ... 17

1.3.1. Tình hình nghiên cứu khả năng kéo bám của máy kéo trên thế giới ... 17

1.3.2. Tình hình nghiên cứu khả năng kéo bám của máy kéo ở nước ta. 21 Chương II. ... 24

ĐỐI TƯỢNG, MỤC TIÊU,ĐỊA ĐIỂM, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 24

2.1. Đối tượng nghiên cứu ... 24

2.3 Mục tiêu của đề tài; ... 24

2.4. Nội dung nghiên cứu . ... 24

2.5. Phương pháp nghiên cứu ... 25

2.5.1 Phương pháp xác định toạ độ trọng tâm của máy kéo ... 25

2.5.2. Phương pháp xác định đặc tính kéo của máy kéo. ... 26

Chương III. ... 29

NGHIÊN CỨU LÝ THUYẾT ĐẶC TÍNH KÉO, BÁM VÀ ỔN ĐỊNH CỦAMÁY KÉO MK-CS ... 29

3.1. Chọn đối tượng ... 29

3.1.1 Chọn kết cấu máy kéo cải tiến. ... 29

3.1.2 Hệ thống truyền động của máy kéo ... 32

3.2. Khả năng kéo bám của máy kéo MK-CS ... 37

3.2.1 Tính toán đường đặc tính kéo lý thuyết của máy kéo. ... 37

3.2.1.1. Đường đặc tính của động cơ. ... 37

3.2.1.2. Độ trượt của máy kéo. ... 38

3.2.1.3 Quan hệ động lực học giữa động cơ và bánh máy kéo ... 40

3.2. 2. Thuật toán tính toán ... 43

3.3. Nghiên cứu khả năng ổn định của máy kéo MK-CS ... 45

3.3.2. Xác định khả năng ổn định động ngang khi gặp mấp mô. ... 45

Chương IV . ... 49

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ... 49

4.1. Kết quả tính toán đặc tính kéo ... 49

4.2. Kết quả khảo nghiệm máy kéo ... 54

4.3. Đánh giá khả năng làm việc của máy kéo khi lắp vào liên hợp máy ứng dụng vào sản xuất. ... 61

4.3.1. LHM phay chăm sóc ... 61

4.3.2. Kết quả khảo nghiệm của máy phay chăm sóc giữa hàng mía: ... 63

4.3.3. Kết quả khảo nghiệm máy vun luống cho mía ... 64

4.3.4. Kết quả khảo nghiệm máy bón phân cho mía MBM-02 ... 65

4.3.5. Kết quả khảo nghiệm máy bạt gốc mía ... 66

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ... 68

1. Kết luận ... 68

2. Kiến nghị: ... 69

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng kéo bám và ổn định của máy kéo bánh hơi cỡ nhỏ để làm nguồn động lực cho hệ thống máy chăm sóc mía giữa hàng​ (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)