Đặc điểm sinh sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái và kỹ thuật nhân nuôi loài nhím đuôi ngắn (hystrix brachyura) tại đăklăk​ (Trang 30 - 36)

3.1 Đặc điểm sinh học, sinh thái của nhím đi ngắn

3.1.7 Đặc điểm sinh sản

Tuổi thành thục sinh dục và động dục

Nhím cái từ 8-12 tháng tuổi trở đi là đã có biểu hiện động dục và có thể phối giống, nhưng theo kinh nghiệm của các hộ ni thì trên 12 tháng tuổi mới cho phối thì kết quả tốt hơn để tránh đẻ non con sinh ra yếu khó sống. Qua theo dõi 19 trường hợp nhím ni đẻ lần đầu ở các hộ nuôi ở Đăk Lăk từ 2005-2007 cho thấy nhím có thể chửa đẻ thành công ở 13-14 tháng tuối, nhưng tập trung hơn ở 15-16 tháng tuổi (42.1%) (Bảng 3.10).

Bảng 3.10 Tuổi đẻ lần đầu thành cơng ở nhím ni. Tuổi đẻ lần đấu (Tháng) Số trƣờng hợp ghi nhận Tống số Tỷ lệ % Hồng Xn Thanh Ngơ Xuân Thắng Trần Công Huê Trung Tâm GCTVNĐL 13-14 1 1 2 10.5 14-15 2 1 1 4 21.2 15-16 3 2 2 1 8 42.1 16-17 1 1 1 3 15.7 17-18 1 1 2 10.5

Nhím cái khi động dục thường chủ động ve vãn quấn quýt con đực. Hai con cái và đực thường liếm láp, ngửi bộ phận sinh dục của nhau. Nhím cái khi động dục thường tìm cách nhảy qua chuồng con đực và thường gây gỗ đánh nhau với con cái ở chung chuồng với con đực. Qua quan sát 26 nhím động dục tại trại nhím Hồng Xuân Thanh và Ngô Xuân Thắng trong các năm 2005-2006, chúng tôi xác định tần số xuất hiện của một số dấu hiệu động dục ở nhím cái (Bảng 3.11). Qua bảng 3.11 cho thấy dấu hiệu động dục thường xuất hiện hơn cả là nhím đái nhiều, nước tiểu nặng mùi (69.23%); quấn quýt chủ động ve vãn con đực (61.54%), cắn phá chuồng nhiều, biếng ăn (53.84%) và biếng ăn, đi lại nhiều (46.15%).

Nhím đực từ 14-16 tháng trở lên mới có thể phối giống khi được thả chung với nhím cái động dục. Bình thường nhím đực khơng có biểu hiện động dục rõ rệt Tuy nhiên, khi chuồng bên cạnh có nhím cái động dục thì nhím đực hay phá chuồng tìm cách qua với nhím cái, có lẽ do con cái đã tiết ra mùi trong nước tiểu hoặc chất nhầy gợi dục con đực. Theo một số hộ ni, trong những con nhím rừng mang về ni thì những con đực có trọng lượng 7-9 kg phối giống tốt hơn những con nặng trên 12 kg (có lẽ do những con này đã già ).

Bảng 3.11 Tần số xuất hiện một số dấu hiệu động dục của nhím cái

Dấu hiệu Tần số xuất hiện

Trƣờng hợp %

Cắn phá chuồng nhiều, biếng ăn. 14/26 53.84 Quấn quýt, chủ động ve vãn con đực. 16/26 61.54

Đi lại nhiều, đít cong lên. 4/26 15.38

Cọ xát âm vật vào tường,đồ vật. 3/24 12.50 Dựng lông, chân sau đạp xuống nền. 5/26 19.23 Đái nhiều, nước tiểu nặng mùi. 18/26 69.23

Đánh đuổi nhím con. 7/26 26.93

Biếng ăn, đi lại nhiều. 12/26 46.15

Âm vật tiết ra chất nhầy 9/26 34.62

Chu kỳ động dục

Nhím có thể động dục 2 lần trong năm vào các tháng 4, 5 và các tháng 10-12 hàng năm. Chu kỳ xuất hiện hiện tượng động dục ở nhím cái là 30-32 ngày. Ở những con nhím mẹ chết con thì có thể động dục lại sớm hơn (10-15 ngày). Ở nhím đực khơng thấy biểu hiện động dục rõ rệt, chỉ khi những con cái chuồng bên động dục thì nhím đực có biểu hiện phá chuồng tìm cách qua với nhím cái.

Nhím cái hậu bị từ trên 8-12 tháng tuổi đã bắt đầu có biểu hiện động dục, nhưng thường các hộ nuôi không cho phối sớm trước 12 tháng tuổi để tránh nhím đẻ con yếu khó sống. Nhím mẹ sau khi sinh 3- 5 ngày cũng có thể xuất hiện động

dục và có thể phối, nhưng đa số các hộ nuôi không cho phối để tránh các hiện tượng ảnh hưởng đến việc ni con của nhím mẹ (như tắt sữa, nhím con bị tổn thương,...).  Giao phối

Khi giao phối, con đực tiến sát con cái, nhảy chồm lên lưng cùng chiều con cái như bị, heo...Con cái nằm ẹp xuống đất, đi uốn cong lên gần như thẳng góc với nền chuồng. Mỗi lần nhím giao phối diễn ra rất nhanh, khoảng 15-20 giây đến dưới 1 phút. Về thời điểm giao phối, phần nhiều việc giao phối diễn ra về đêm lúc n tĩnh khơng có người, nhưng nhím vẫn có giao phối ban ngày. Chúng tơi đã quan sát 41 trường hợp giao phối ban ngày ở đàn nhím hộ Hoàng Xuân thanh trong 3 ngày tháng 10/2006 (Bảng 3.12) và một trường hợp nhím đực lùa thả sang nhím cái là giao phối ngay ban ngày ở chuồng nhím ơng Nguyễn Ngọc Hùng ở huyện Đăk Min, Đăk Nông..

Bảng 3.12 Thời điểm giao phối của nhím ni ở hộ Hồng Xuân Thanh Giờ trong ngày Số trƣờng hợp phối. Giờ trong ngày Số trƣờng hợp phối. Giờ trong ngày Số trƣờng hợp phối. 6 3 11 1 17 3 7 5 13 1 18 4 8 4 14 1 19 5 9 3 15 2 20 3 10 2 16 2 21 2

Mỗi đợt giao phối có thể từ 1 đến vài lần. Khoảng cách giữa các lần giao phối cũng khơng cố định, có thể từ khoảng một giờ đến trên 10 giờ. Chúng tôi đã quan sát 14 trường hợp giao phối 2 lần trong 3 ngày tháng 9/2006 tại trại nhím Hồng Xn Thanh (Bảng 3.13).

Bảng 3.13 Khoảng cách giữa hai lần giao phối ở đàn nhím hộ Hồng X. Thanh Thời điểm lần 1 Thời điểm lần 2 Khoảng cách Thời điểm lần 1 Thời điểm lần 2 Khoảng cách 5:30 7: 55 2h và 25ph. 13:10 23: 25 10h và 15ph 6:35 14: 50 8h và 15ph 14:35 16: 25 1h và 50ph 7:50 11: 10 3h và 20ph 15:40 23: 15 7h và 35ph

8:15 17: 25 9h và 10ph 16:25 21: 20 4h và 55ph 9:10 17: 35 8 h và 25ph 18:35 21: 10 2h và 35ph 10:05 17: 45 7h và 40ph 19:50 21: 15 1h và 25 ph 10:35 14: 55 4h và 20ph 20:10 22: 40 2h và 30ph

Biểu hiện chửa

Nhím cái khi mang thai có biểu hiện ăn nhiều, tăng cân. Khi có thai trên 30 ngày, có biểu hiện bụng to ra hai bên hơng, hay nằm sấp; trên 60 ngày có biểu hiện bụng nặng nề mệt nhọc, ít đi lại, lơng nhỏ ở bụng rụng nhiều trên nền chuồng. Trên 90 ngày là giai đoạn gần đẻ, con mẹ ăn ít lại, nằm nhiều thở mệt nhọc, có hành vi lo lắng chọn chỗ làm tổ đẻ.

Thời gian mang thai:

Theo các tài liệu nước ngồi, nhím đi ngắn mang thai trung bình 112 ngày [Berlin, 1950], ở Vườn thú Hà Nội nhím mang thai khoảng 115-120 ngày [Lê Hiền Hào, 1973]. Tại Đăk Lăk qua theo dõi 28 trường hợp phối và sinh con tại các trại nhím Hồng Xn Thanh, Ngô xuân Thắng, Trần Công Huê, Trung Tâm Giống trong các năm 2005-2007, chúng tôi xác định được thời gian mang thai của nhím trung bình từ 94-115 ngày (Bảng 3.14) .

Bảng 3.14 Thời gian mang thai của nhím ni tại Đăk Lăk Thời gian mang

thai ( ngày) Số trƣờng hợp ghi nhận. Cơ sở nuôi 94 1 Ngô Xuân Thắng 95 2 -

96 3 Trung tâm giống, Ngô Xuân Thắng

97 4 Hồng Xn Thanh, Ngơ xn thắng

98 3 -

102 4 Trần Công Huê, Ngô xuân thắng

104 2 -

109 1 Hoàng Xuân Thanh

110 2 -

112 2 Trung tâm giống

115 1 Trần Cơng H

Đẻ con

Trước lúc đẻ nhím thường ăn ít hoặc ngừng ăn, nằm nhiều ít đi lại. Nhím mẹ nằm ẹp xuống đất với dáng vẻ mệt mỏi, hai chân sau duỗi ra, lông nhỏ ở bụng thường rụng nhiều trên nền chuồng. Nhím thường đẻ 2 con một lứa. Sau khi đẻ con đầu khoảng 45-60 phút, nhím mẹ đẻ con thứ hai (con đầu thường lớn hơn con thứ hai). Nhím con đẻ ra có cuống nhau màu trắng hồng, sau khi đẻ con thứ hai thì có bọc nhau màu đen ra theo; sau đó nhím mẹ ăn bọc nhau và cuống rốn, liếm sạch mình con. Nhím con khi mới đẻ ra mắt nhắm, lông ướt nhưng sau vài phút được con mẹ liếm đã mở mắt và đi lại được ngay.

Nhím đẻ cả ban ngày lẫn đêm thời gian khơng nhất định. Tuy nhiên, qua theo dõi 30 ca nhím đẻ ở các hộ ni trong thời gian từ 2/2005 – 4/2007, có 7 trường hợp đẻ ban ngày (Bảng 3.15).

Bảng 3.15 Số trƣờng hợp nhím đẻ ban ngày và đêm (2/ 2005-4/ 2007)

Hộ nuôi Số ca đẻ Ban ngày Ban đêm

Hoàng Xuân Thanh 9 2 7

Ngô Xuân Thắng 10 3 7

Trần Công Huê 7 1 6

Trung Tâm Giống 4 1 3

Tổng số: 30 (100%) 7 (23.3%) 23 (76.7%)

Như vậy, nhím đẻ ban đêm là chính. Số ca đẻ ban ngày chỉ chiếm khoảng 23.3% tổng số ca đẻ. Điều này có thể giải thích vì ban đêm thời tiết mát hơn và quan trọng là yên tính hơn và cũng phù hợp với tập tính hoạt động về đêm của nhím.

Khoảng cách bình quân giữa hai lứa đẻ là khoảng 6 tháng 11 ngày, ngắn nhất là 5 tháng 6 ngày và cao nhất là 8 tháng 7 ngày. Trung bình 1 năm nhím có thể đẻ 2

lứa. Kết quả theo dõi 43 ca đẻ ( Phụ lục 1, 2, 3 và 4) của nhím ni tại 4 hộ ni nhím từ 1/2005 đến 4/2007, được thể hiện ở bảng 3.16 và các phụ lục 1-4.

Bảng 3.16 Khoảng cách bình quân giữa hai lứa đẻ tại một số hộ ni Hộ ni Số trƣờng hợp Bình qn Nhỏ nhất Lớn nhất Hoàng Xuân Thanh 17 6 tháng 13 ngày 5 tháng 6 ngày 8 tháng 7 ngày Ngô Xuân Thắng 17 6 tháng 15 ngày 5 tháng 6 ngày 8 tháng 4 ngày Trần Công Huê 6 6 tháng 8 ngày 5 tháng 13

ngày 7 tháng 8 ngày Trung Tâm Giống 3 6 tháng 19 ngày 6 tháng 4 ngày 7 tháng 8 ngày Hầu hết nhím đẻ 1-2 con , có ít trường hợp đẻ 3 con. Nhím đẻ trên 3 con rất hiếm (thơng tin từ Củ Chi và Sơn La cho biết đã có trường hợp nhím đẻ 4 con). Qua theo dõi 58 ca nhím đẻ tại một số hộ ni từ 1/2005- 4/2007 (phụ lục 1-4) cho thấy số trường hợp đẻ 1 con/lứa chiếm 30.1%, còn đẻ 2 con/lứa đẻ là 68.9%.

Qua quan sát theo dõi chúng tô đã ghi nhận một số hiện tượng trục trặc khi đẻ và di chứng sau đẻ như sau:

- Nhím mẹ đẻ con khơng ra, có thể là do nhím mẹ mang thai một và thai quá lớn, hoặc có thể do nhím mẹ ăn quá nhiều trong giai đoạn mang thai.

- Nhím con đã bị chết từ trong bụng mẹ, có thể do nhím mang thai bị tác đông như di dời, bắt cân đo, nhím mẹ bị hoảng sợ nên lồng lộn gây chết thai.

- Nhím con sinh ra yếu đuối không bú được sữa mẹ hoặc nhím mẹ khơng cho bú.Trường hợp này có thể do khi mang thai nhím mẹ thiếu dinh dưỡng.

- Nhím con sinh ra bị nhím lớn khác cắn chết, do ni chung nhiều nhím lớn hoặc do nhím con chui lọt qua chuồng khác.

Nuôi con

Theo Lê Hiền Hào (1973) [5]vài tuần lễ đầu sau khi sinh, nhím con sống chủ yếu bằng sữa mẹ. Đến 1 tháng tuổi nhím con đã có thể hồn tồn sống bắng thức ăn tự nhiên tương đối mềm. Qua theo dõi 10 trường hợp khơng cai sữa để nhím con bú

tự nhiên, chúng tơi đã ghi nhận được số ngày nhím mẹ cho bú dao động từ 59-71 ngày (Bảng 3.17).

Bảng 3.17 Số ngày nhím mẹ cho con bú ở một số hộ nuôi Hộ nuôi Số trƣờng hợp Số ngày nuôi con bú (ngày)

Thấp nhất Cao nhất

HoàngXuân Thanh 4 48 61

Ngô Xuân Thắng 2 56 59

Trần công Huê 2 61 71

Trung Tâm Giống 2 58 63

Chúng tôi đã quan sát một số hiện tượng bất thường xảy ra khi nhím mẹ ni con như sau:

- Nhím mẹ đẻ 2 nhím con, ni được 10-12 ngày, đã cắn chết 1 nhím con. Nguyên nhân chưa rõ, có thể do khơng đủ dinh dưỡng dẫn đến không đủ sữa ni con, theo bản năng hoang dã nó đã bỏ khơng cho bú hoặc cắn chết bớt đi 1 con, chỉ để lại 1 con để ni (đã ghi nhận tại hộ Hồng Xuân thanh 2 trường hợp như vậy).

- Khi có nhiều người vơ chuồng, bắt con con để xem, gây ồn ào và động chuồng, nhím mẹ bị hoảng, bị stress cũng có thể cắn con.

- Khi nhím con trên 30 ngày, nhím mẹ động dục trở lại sẽ có thể đánh đuổi, cắn con có khi đẫn đến con con bị thương tích nặng hoặc chết.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái và kỹ thuật nhân nuôi loài nhím đuôi ngắn (hystrix brachyura) tại đăklăk​ (Trang 30 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)