Giới thiệu về tằm dâu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu kỹ thuật nuôi trồng nấm đông trùng hạ thảo (cordyceps militaris) trên giá thể tằm dâu (bombyx mori l )​ (Trang 30 - 34)

Trung Quốc là nƣớc có nghề trồng dâu nuôi tằm sớm nhất trên thế giới, sau đó dâu tằm mới đƣợc phát triển và lan rộng đến các vùng khác trên thế giới. Cách đây 4-5 nghìn năm ngƣời Trung Quốc đã biết nuôi tằm và thuần hoá giống tằm, cuốn Biên niên sửđã đề cập tới dâu tằm vào triều vua Châu Vƣơng (2200 trƣớc Công nguyên).

Tằm dâu là một nguồn chất béo ăn với hàm lƣợng cao của axit không no béo (UFAs) (70% tổng hàm lƣợng lipid) và đang trở thành một trọng tâm của dƣợc phẩm và nghiên cứu chế độ ăn uống trong lĩnh vực dầu chức năng. Hàm lƣợng chất béo 8,52% -15,67%. Tỷ lệ axit amin thiết yếu Bombyx mori là 32,50. Bombyx mori rất giàu canxi và chứa Mg, Zn, Fe, Mn và Cu, v.v.

Có bốn loại tơ tằm tự nhiên, loại sản xuất nhiều chiếm 95% sản lƣợng trên thế giới đó là tơ của tằm dâu và mục tiêu chính của tơ là tơ tằm dâu. Ngoài ra còn có loại khác đó là tơ tằm thầu dầu lá sắn, tơ tằm tạc, tơ tằm sồi.

Tằm dâu đƣợc con ngƣời khai thác trên 4.000 năm, tất cả các giống đƣợc nuôi hiện nay thuộc loài Bombyx mori L, nó đƣợc phân ra từ gốc tằm Mandarina có tên khoa học Bombyx mandarina (Moore).

Tằm dâu sau này đƣợc phân chia và xác định giống có nguồn gốc: Nhật Bản, Trung Quốc, châu Âu, Ấn Độ trên cơ sở phân bố địa lý hoặc gọi theo tính hệ nhƣ: độc hệ, lƣỡng hệ, đa hệ hoặc gọi giống thuần chủng, giống lai (lai đơn, lai kép).

Tằm thầu dầu lá sắn có 2 loài Philosamia niconi (Hutt) hoặc Philosamia cynthia (Drury) thuộc loại tằm nhỏ ăn lá thầu dầu và lá sắn. Nó tạo ra tơ thô, kén không thích hợp cho ƣơm tơ, do đó nó thƣờng đƣợc dùng để nấu và kéo sợi. [50]

Tằm tạc thuộc loại tằm dại có nhiều giống:

+ Tằm tạc Trung Quốc: Antheraea pernyi có sản lƣợng lớn trên thế giới. + Tằm tạc Tasa: Antheraea mylitta (Dury).

+ Tằm tạc Nhật Bản: Antheraea yamamai (Querin) cho tơ xanh.

+ Tằm tạc Ấn Độ: Antheraea assamensis, ăn lá cây tạc (Terminalia) và một số cây tạc khác, giống tằm độc hệ hoặc lƣỡng hệ kén có thể ƣơm tơ giống nhƣ tằm dâu. Có tầm quan trọng thứ 2 thế giới

Tằm dâu (Bombyx mori-Linnaeus) là loài côn trùng biến thái hoàn toàn, vòng đời trải qua 4 giai đoạn phát dục khác nhau: trứng, tằm, nhộng, ngài. Mỗi giai đoạn phát dục đều có một vai trò quan trọng trong đời sống con tằm.

+ Giai đoạn tằm: là giai đoạn ăn lá dâu để tích lu dinh dƣỡng, cơ thể tằm trong giai đoạn này lớn lên rất nhanh, tằm sắp chín (đủ dinh dƣỡng) lớn gấp 8.000-10.000 lần so với tằm mới nở.

+ Giai đoạn ngài: là giai đoạn trƣởng thành con đực và con cái tìm nhau để giao phối và ngài cái đẻ trứng.

+ Giai đoạn trứng: đối với trứng tằm đa hệ thì sau khi con cái đẻ trứng 8-10 ngày, ở 25 °C trứng s nở thành tằm con. Đối với trứng tằm lƣỡng hệ và

độc hệ thì sau khi đẻ trứng đi vào trạng thái ngủ nghỉ và bắt buộc trứng phải qua lạnh. Vì đây là đặc tính di truyền của tằm lƣỡng hệ và độc hệ đƣợc hình thành trong điều kiện giá lạnh của vùng ôn đới, sau 4-5 tháng lạnh của mùa đông thì trạng thái ngủ nghỉ (hay còn đƣợc gọi là hƣu miên) bị phá vỡ và trứng đƣợc nở ra tằm con. Ngƣời ta đã lợi dụng đặc tính này của trứng tằm để bảo trứng lâu dài. Đi với nó là các phƣơng pháp đánh thức ngủ nghỉ bằng các biện pháp nhân tạo.

Tằm dâu đến giai đoạn 6-8 ngày ( tằm chín) s đƣợc chọn thực hiện các thí nghiệm nghiên cứu.

Đặc điểm trứng tằm: hình bầu dục, nhỏ, dẹt, bên ngoài có vỏ cứng, tuỳ theo giống mà trứng có hình dạng khác nhau, trứng tằm độc hệ lớn nhất, sau đến là trứng lƣỡng hệ, trứng tằm đa hệ là bé nhất, trứng có màu trắng sữa hoặc hơi vàng, trên mặt trứng có nhiều lỗ khí.

Hiện nay, xu hƣớng sử dụng ĐTHT từ tằm hoặc nhộng nguyên con đang đƣợc ngƣời dân ƣa chuộng. Do đó, hoàn thiện phƣơng pháp nuôi cấy

C.militaris trên nhộng, tằm dâu là khá cần thiết. Mặt khác, Việt Nam đang khuyến khích nuôi tằm dâu đã tăng thu nhập cho nông dân, do đó, nguồn tằm dâu cũng khá dồi dào.

Chƣơng 2

MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu kỹ thuật nuôi trồng nấm đông trùng hạ thảo (cordyceps militaris) trên giá thể tằm dâu (bombyx mori l )​ (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)