CÁC HỢP TÁC XÃ SẢN XUẤT RAU AN TOÀN

Một phần của tài liệu BANTINNONGNGHIEPSO41.pdf(bảnchuẩnin) (Trang 30 - 33)

CÁC HỢP TÁC XÃ SẢN XUẤTRAU AN TOÀN RAU AN TOÀN

của

Nhu cầu sử dụng rau sạch, an toàn cho sức khỏe đang được

người dân rất quan tâm, nhất là trong bối cảnh có nhiều sản phẩm thực phẩm không an toàn hiện nay. Để góp phần bảo vệ môi trường và tạo ra sản phẩm rau an toàn, chất lượng, nhiều nông dân tỉnh Vĩnh Phúc đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, xây dựng vùng chuyên canh sản xuất rau an toàn, cho hiệu quả kinh tế cao.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có trên 100 cơ sở đăng ký sản xuất rau an toàn với diện tích khoảng 800 ha đã được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất rau an toàn, trong đó có 50 cơ sở sản xuất đạt theo tiêu chuẩn VietGAP với diện tích 500 ha. Bình quân mỗi năm các cơ sở này cung cấp ra thị trường trên 400 tấn rau an toàn các loại. Tỉnh Vĩnh Phúc cũng đã có nhiều chính sách hỗ trợ các tập thể, hộ sản xuất tham gia xây dựng vùng trồng rau an toàn. Đã có nhiều HTX chủ động đứng ra liên kết sản xuất với các hộ trồng rau để đảm bảo rau được sản xuất theo quy trình an toàn và tìm được chỗ đứng trên thị trường. Thực tế cho thấy, khi chưa tham gia vào HTX thì những người trồng rau vẫn canh tác theo phương thức truyền thống, họ phải chủ động về giống, phân bón cũng như đầu ra cho sản phẩm và chịu sức ép thị trường về giá cả. Các HTX sản xuất rau an toàn ra đời đã giải quyết phần nào những khó khăn của người trồng rau, giúp người nông dân yên tâm khi sản xuất.

Tuy mới được thành lập từ tháng 2/2017 nhưng HTX Rau an toàn Vân Hội xanh đang trở thành chỗ dựa tin cậy của những hộ trồng rau ở xã Vân Hội. Bà Hoàng Thị Đẫy, thôn Vân Giữa, xã Vân Hội, huyện Tam Dương có 5 sào ruộng quanh năm trồng các loại rau, quả. Trước đây, khi chưa thành lập HTX, bà cũng như nhiều người dân trồng rau trong xã vẫn canh tác theo phương thức truyền thống. Mặc dù địa phương có mở nhiều lớp tập huấn về quy trình trồng rau an

toàn, trồng rau VietGAP, tuy nhiên trong quá trình sản xuất, bà áp dụng chưa đầy đủ các bước. Nhưng khi tham gia HTX Rau an toàn Vân Hội xanh, được cán bộ kỹ thuật của HTX hướng dẫn cụ thể quy trình trồng rau VietGAP, bà đã tuân thủ đầy đủ các bước thực hiện. Sản phẩm rau, quả tại ruộng của bà luôn được HTX thu mua với giá bằng hoặc cao hơn thị trường.

Hướng đi của Hợp tác xã Vân Hội xanh là xây dựng thành công thương hiệu rau an toàn; xúc tiến, liên kết tìm kiếm xuất khẩu một số loại rau xanh có thế mạnh của địa phương như bắp cải, cải thảo sang thị trường Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc)… từ đó góp phần tăng thu nhập cho các xã viên. Với hướng đi đó, ngay từ khi thành lập, HTX đã áp dụng quy trình sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP cho tất cả 27 thành viên với diện tích gieo trồng trên 3 ha. Khi sản xuất, các thành viên phải thực hiện đúng , đủ các quy trình từ khâu xuống giống đến khi thu hoạch. Hợp tác xã sẽ cung ứng vật tư nông nghiệp từ đầu vào cho các thành viên và kiểm tra ở khâu cuối cùng. Các sản phẩm đều phải đảm bảo an toàn trước khi thu hái.Tất cả các sản phẩm rau, củ, quả của HTX trước khi ra thị trường đều được sơ chế , đóng gói và bảo quản đúng quy trình. Các loại rau, quả do HTX sản xuất đã được cấp giấy chứng nhận VietGAP và có thể truy xuất nguồn gốc rau qua mã vạch trên sản phẩm. Để quảng bá, giới thiệu rộng rãi sản phẩm, Hợp tác xã Rau an toàn Vân Hội xanh đã đưa vào hoạt động cửa hàng

kinh doanh rau, củ, quả sạch tại thành phố Vĩnh Yên và ký kết hợp đồng cung cấp rau an toàn cho một số công ty, bếp ăn trên địa bàn.

Trao đổi với bà Dương Thị Quỳnh Liên, Giám đốc HTX Rau an toàn Vân Hội Xanh, xã Vân Hội, huyện Tam Dương cho biết: Nhằm đảm bảo chất lượng an toàn của sản phẩm. HTX sẽ cung ứng vật tư nông nghiệp đầu vào như: Giống, phân bón, thuốc BVTV… Khi bà con đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về sản xuất mà HTX đã quy định thì sản phẩm bà con sản xuất ra sẽ được HTX bao tiêu. Hiện nay các sản phẩm rau của HTX đã được tiêu thụ tại các cửa hàng rau an toàn cũng như một số bếp ăn tập thể trong địa bàn tỉnh, trong thời gian tới HTX sẽ cung ứng sản phẩm của bà con tới thị trường Hà Nội và các tỉnh lân cận. Đặc biệt trong Vụ Đông sắp tới HTX sẽ tìm hướng xuất khẩu sang thị trường Đài Loan và Trung Quốc.

Mặc dù hiện tại, HTX mới chỉ bao tiêu được một phần sản phẩm của các thành viên và tiếp tục xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường để sản phẩm của HTX đến được các bếp ăn đơn vị, trường học, nhà hàng, khách sạn, các cửa hàng kinh doanh nông sản sạch và đưa vào một số siêu thị ở Hà Nội và các tỉnh lân cận... Mục tiêu của Hợp tác xã sẽ mở rộng diện tích lên 50ha, với sản lượng từ 3-4 nghìn tấn/năm, tiến tới xây dựng thương hiệu “Rau an toàn Vân Hội”. Đây được xem là mô hình sản xuất hợp tác xã gắn kết với doanh nghiệp, chuỗi giá trị đầu tiên trên địa bàn tỉnh.

Một trong những mô hình HTX rau an toàn đã có những bước đi thành công nữa đó là HTX sản xuất rau an toàn Thanh Hà, xã Hồ Sơn, huyện Tam Đảo. Thành lập cuối năm 2016 với 32 thành viên là các hộ dân trồng rau su su trên địa bàn xã Hồ Sơn, huyện Tam Đảo. Hợp tác xã có trên 5 ha diện tích trồng su su theo tiêu chuẩn VietGAP. Hiện HTX đang đăng ký mã vạch sản phẩm và ký hợp đồng nguyên tắc với một số Công ty để bao tiêu sản phẩm đầu ra cho các thành viên. Tham gia vào HTX, người trồng rau su su ở Hồ Sơn được HTX hướng dẫn quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP và giám sát công tác chăm sóc để cung cấp ra thị trường sản phẩm đảm bảo chất lượng.

Ông Nhâm Đức Cải, Giám đốc HTX sản xuất rau an toàn Thanh Hà cho biết: Khi tham gia vào HTX, tất cả các hộ sản xuất thành viên đều phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình của HTX đã được thống nhất đề ra: từ khâu chọn giống, làm đất đến chăm sóc và thu hái sản phẩm đảm bảo đạt chất lượng tốt nhất. Hiện HTX đang đăng ký mã vạch sản phẩm và ký hợp đồng nguyên tắc với một số Công ty để bao tiêu sản phẩm đầu ra cho các thành viên. Tham gia vào HTX, người trồng rau su su ở Hồ Sơn được hỗ trợ cung ứng về vật tư, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón nhằm đảm bảo an toàn ngay từ khâu đầu. Trong thời gian tới HTX sẽ quy hoạch diện tích trồng rau su su, nhằm đảm bảo quy trình sản xuất cũng như quản lý chất lượng; đảm bảo nguồn rau su su cung ứng ổn định cho khách hàng.

Không chỉ dừng lại ở cây rau su su, tới đây HTX Thanh Hà nghiên cứu đưa một số loại rau, củ, quả khác vào sản xuất theo tiêu chuẩn rau an toàn nhằm đa dạng sản phẩm và tăng thu nhập cho người trồng rau.

Các HTX sản xuất rau an toàn được thành lập và đi vào hoạt động đã giúp kết nối các hộ trồng rau trên địa bàn tỉnh trong sản xuất rau theo hướng VietGAP

và tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm. Nhờ đó các vùng trồng rau đang dần xây dựng được thương hiệu và phát triển bền vững, tạo việc làm, thu nhập cho người nông dân. Đây không chỉ là triển vọng của những người trồng rau mà còn là hướng đi mới của các HTX sản xuất rau an toàn của tỉnh, đáp ứng kịp thời nhu cầu thị trường và người tiêu dùng hiện nay./.

rắn ngoài cóc, chuột, rắn nước, gà con… là thức ăn tổng hợp theo phương pháp công nghiệp được Viện công nghệ sinh học nghiên cứu giúp đỡ. Hàng năm, ngân sách và các nguồn khác hỗ trợ khoảng 50 - 60 triệu đồng thực hiện các đề tài khoa học chăn nuôi rắn nhằm tạo những chuyển biến tích cực trong phát triển làng nghề truyền thống, với mục đích chuyển từ một nghề phụ trở thành nghề chính của nhiều hộ gia đình ở Vĩnh Sơn.

Phát triển gây, nuôi rắn sinh sản, sinh trưởng nhằm giảm mạnh và đi đến triệt tiêu việc săn bắt từ tự nhiên là một định hướng đúng, bền vững, tạo công ăn

việc làm và thu nhập cho nhiều người lao động ở một vùng quê thuần nông. Tuy nhiên, để ổn định và phát triển nghề nuôi rắn, địa phương cần vận động, tổ chức các chủ trại nuôi thành Hiệp hội, xây dựng chương trình hành động nhằm tạo tiền đề xuất khẩu. Mặt khác, Vĩnh Sơn cần tiếp tục hợp tác với các cơ quan nghiên cứu khoa học để hoàn thiện mô hình sinh sản của rắn hổ mang chúa, tạo ra cơ cấu giống phong phú, đa dạng hơn trong vài năm tới. Tạo điều kiện để các chủ trại có khả năng mở rộng sản xuất, tăng cường đầu tư, hỗ trợ cùng phát triển xứng đáng với một làng nghề truyền thống được UBND tỉnh công nhận./.

Một phần của tài liệu BANTINNONGNGHIEPSO41.pdf(bảnchuẩnin) (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)