Các biện pháp phòng, chống: * Phòng bệnh: Tiêm phòng vắc xin

Một phần của tài liệu BANTINNONGNGHIEPSO41.pdf(bảnchuẩnin) (Trang 42 - 44)

* Phòng bệnh: Tiêm phòng vắc xin Dại cho chó, mèo là biện pháp chủ động và hiệu quả nhất để phòng chống bênh dại. Vì vậy người nuôi chó mèo cần phải tiêm vắc xin dại cho đàn chó mèo nhà mình.

- Người dân nuôi chó, mèo: Khi nuôi phải khai báo với Trưởng thôn, Tổ trưởng Tổ dân phố để quản lý chó, mèo nuôi. Thường xuyên xích hoặc nhốt chó trong chuồng nuôi, không được thả rông để chó cắn người. Khi dắt chó ra nơi công cộng phải có dây xích, rọ mõm và có người dắt. Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ chuồng nuôi nhốt chó, mèo; Thực hiện tiêm phòng bệnh dại theo quy định 01 lần/năm. Trước khi tiêm phòng người nuôi chó cần phải đăng ký với Trưởng thôn, Tổ trưởng Tổ dân phố để triển khai tiêm phòng triệt để; trong khi tổ chức tiêm phòng đưa chó, mèo đến địa điểm tiêm tập trung hoặc nhốt xích tại nhà, đồng thời bắt giữ chó, mèo để Nhân viên thú y thực hiện tiêm phòng được thuận lợi. Sau khi tiêm phòng cần theo dõi, chăm sóc, nuôi dưỡng tốt cho chó, mèo được tiêm.

- Đối với chính quyền địa phương: Tăng cường chỉ đạo công tác giám sát đàn chó, mèo nuôi trên địa bàn bằng cách lập sổ quản lý chi tiết chó nuôi đến từng hộ. Thực hiện tiêu diệt số chó vô chủ, chó lạc.

Hạn chế nuôi chó thả rông, hoặc cấm hẳn ở thành, thị, khu đông dân cư.

- Trong trường hợp nếu chó cắn người cần phải đưa người đến cơ quan y tế dự phòng để kiểm tra và tiêm phòng kịp thời, đồng thời nhốt chó lại để theo dõi 15 ngày (chó biết rõ nguồn gốc). Trường hợp không biết rõ nguồn gốc của con chó đã cắn người thì phải áp dụng ngay các biện pháp điều trị dự phòng cho người như bị chó dại cắn.

Để chủ động phòng, chống bệnh dại trên đàn chó, mèo bảo vệ sức khỏe, đảm bảo an toàn tính mạng của nhân dân. Các hộ nuôi chó, mèo cần thực hiện tốt “5 không”: Không nuôi chó, mèo khi chưa khai báo với chính quyền địa phương; Không nuôi chó, mèo không được tiêm vắc xin phòng bệnh dại; Không nuôi chó thả rông; Không để chó cắn người; Không nuôi chó, mèo gây ô nhiễm môi trường.

* Chống dịch: Khi phát hiện chó, mèo có những biểu hiện bất thường như bỏ ăn hoặc ăn ít, sốt cao, hung dữ khác thường nghi mắc dại phải nhốt cách ly để theo dõi, đồng thời báo cáo ngay với nhân viên Thú y xã, Chính quyền địa phương, Trạm Chăn nuôi và Thú y để xác minh và áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch kịp thời. Nghiêm cấm vận chuyển, giết mổ chó, mèo và các động vật nghi nhiễm dại trong vùng có dịch. Giám sát chặt chẽ bệnh dại trên đàn chó, mèo. Tiêu huỷ xác chó, mèo hoặc súc vật nghi chết vì bệnh dại, tiêu độc môi trường chăn nuôi. Triển khai tiêm phòng bao vây bằng vắc xin Dại cho toàn bộ đàn chó, mèo ở nơi nghi chó, mèo mắc bệnh Dại. Người bị chó, mèo cắn phải đến ngay cơ sở y tế để kiểm tra và được tư vấn của nhân viên y tế./.

Tập trung chỉ đạo triển khai kế hoạch sản xuất vụ mùa năm 2017 giành thắng lợi

Tăng cường thực hiện công tác quản lý nhà nước về thuỷ sản trên địa bàn tỉnh

Giống lúa chất lượng góp phần nâng cao thu nhập và ổn định đời sống nông dân Vĩnh Phúc

Kết quả triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2017

Các giải pháp đảm bảo an toàn hồ đập và tiêu úng vụ mùa năm 2017

Kết quả trồng rừng vụ xuân 2017 và triển khai mô hình trồng rừng khảo nghiệm keo lai mô BV10

Trung tâm Kiểm nghiệm, chứng nhận chất lượng đất và vật tư nông nghiệp: Vì một nền sản xuất nông nghiệp an toàn, bền vững

Công tác quản lý nhà nước về giống cây trồng, phân bón, thuốc BVTV trên địa bàn tỉnh

Quản lý, phát triển nghề nuôi rắn ở Vĩnh Sơn

Hiệu quả bước đầu của mô hình Chuyển đổi cây trồng kém hiệu quả sang cây có múi trên vùng đất đồi

Thực hiện Quyết định 1980/QĐ-TTg ngày 17/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020

Một số kết quả hưởng ứng Tuần lễ quốc gia Nước sạch và VSMT nông thôn (29/4-6/5) và Ngày môi trường Thế giới 5/6 năm 2017 tại Vĩnh Phúc

Triển vọng phát triển của các hợp tác xã sản xuất rau an toàn Phát triển chăn nuôi bò thịt ở huyện Sông Lô

Làm giàu từ mô hình trồng chuối tây Thái Lan

Hướng dẫn các biện pháp phòng chống nắng, nóng cho đàn vật nuôi

Bệnh dại chó, mèo và các biện pháp phòng chống

                 01 04 07 09 12 14 16 19 21 23 25 28 30 34 37 39 41

* CHỊU TRÁCH NHIỆM XUẤT BẢN:

Nguyễn Tiến Phong GĐ Sở Nông nghiệp & PTNT

Vĩnh Phúc

* TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP:

Bùi Như Ý

PGĐ Sở Nông nghiệp & PTNT Vĩnh Phúc

* CÁC THÀNH VIÊN BAN BIÊN TẬP:

Nguyễn Bá Tuệ Lê Văn Phòng Lê Xuân Công Nguyễn Việt Hùng Đinh Xuân Thường Phạm Văn Long Phan Thị Luyến Thiều Thị Thu Hằng

Phạm Đình Hùng Vũ Khắc Minh

* THƯ KÝ BAN BIÊN TẬP:

Phạm Quang Triều Nguyễn Xuân Việt Nguyễn Thị Kim Cúc

* TRÌNH BÀY, SỬA BẢN IN:

Trung tâm Thông tin Nông nghiệp & PTNT

Ảnh bìa 1: Mô hình sản xuất lúa sử dụng cơ giới hóa đồng bộ tại xã Liên Châu, huyện Yên Lạc

In 1.500 cuốn, khổ 19x27cm tại Công ty cổ phần in Duy Đạt. Giấy phép xuất bản số: 19/XBBT-17 do Sở Thông tin và Truyền thông Vĩnh Phúc cấp

Một phần của tài liệu BANTINNONGNGHIEPSO41.pdf(bảnchuẩnin) (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)