- Ở lần chạy thứ 5, các hệ số tải nhân tố ở trong bảng ma trận xoay trên đều dao động ở mức 0.7 và đều đạt yêu cầu nên các biến quan sát có ý nghĩa thống kê tốt với kích thước mẫu.
CHƯƠNG V: KẾT LUẬN VÀ THẢO LUẬN
5.1. Kết luận
Sau khi tiến hành nghiên cứu và có kết quả, nhóm nghiên cứu đã trả lời được các câu hỏi nghiên cứu đã đề ra trước đó:
+ Thời gian đi làm thêm có ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên ĐHTM + Tính chất của việc làm thêm có ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên ĐHTM
+ Sự phù hợp chuyên ngành của việc làm thêm có ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên ĐHTM
+ Môi trường làm việc của việc làm thêm có ảnh hưởng tới kết quả học tập của sinh viên ĐHTM
+ Loại hình công việc của việc làm thêm có ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên ĐHTM
+ Mục đích đi làm thêm có ảnh hưởng đến kết quả hoch tập của sinh viên ĐHTM Trong đó, 3 nhân tố ảnh hưởng lớn nhất của việc làm thêm đến kết quả học tập của sinh viên ĐHTM đó là: sự phù hợp chuyên ngành, môi trường làm việc, mục đích đi làm thêm. Tiếp theo đó là 2 nhân tố: thời gian đi làm thêm và loại hình công việc được các bạn sinh viên đánh giá là ít tác động hơn đến kết quả học tập.
Có thể nói, tuy mức độ ảnh hưởng của các nhân tố là khác nhau, nhưng chúng ít nhiều cũng đã ảnh hưởng tới kết quả học tập của các bạn sinh viên. Việc đi làm thêm mang lại nhiều lợi ích, vừa giúp sinh viên kiếm thêm thu nhập, vừa giúp họ nâng cao kĩ năng mềm, phát triển bản thân và mở rộng các mối quan hệ. Tuy nhiên, cần phải biết cân đối giữa việc học và việc làm thêm để có thể phát huy được hiệu quả tuyệt vời của nó. Để làm được điều này, đòi hỏi mỗi bạn sinh viên cần có ý thức, kĩ năng, kinh nghiệm quản lí thời gian, sắp xếp công việc sao cho thật phù hợp để không làm ảnh hưởng xấu đến kết quả học tập của mình.
5.2 Thảo luận
Đóng góp của đề tài là kết hợp với lý thuyết từ các nghiên cứu trước để xây dựng mô hình và kiểm định thực tế đối với các sinh viên đang theo học ở Đại học
Thương Mại . Thông qua các phương pháp phân tích, nghiên cứu nhóm đã đưa ra kết quả sinh viên Đại học Thương Mại thấy rằng hầu hết các yếu tố từ việc đi làm thêm đều có ảnh hưởng nhất định đến học tập của mình: sự phù hợp chuyên ngành, môi trường làm việc, mục đích đi làm thêm, thời gian đi làm thêm và loại hình công việc.
• Đã giải quyết được câu hỏi nghiên cứu chưa ? Chỉ rõ
Về cơ bản nhóm đã giải quyết được mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu đưa ra . Nhóm đã xác định được các yếu tố tác động của việc làm thêm ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên Đại học Thương mại và mức độ tác động của các yếu tố đó và sức ảnh hưởng của việc đi làm thêm đối với kết quả học tập của sinh viên. Có người cho rằng thời gian làm thêm ảnh hưởng lớn đến kết quả học tập, nhưng cũng có người không cảm thấy như vậy. Họ cho rằng mục đích đi làm mới thực sự ảnh hưởng đến kết quả học tập: nếu đi làm vì kiếm nhiều tiền thì sẽ cắm đấu vào công việc mà bỏ qua việc học, nếu đi làm vì muốn trau dồi kĩ năng mềm thì thường sẽ cân đối được với việc học vì có thể áp dụng được những kinh nghiệm đi làm đó... Nhóm đã khẳng định được kết quả của quá trình khảo sát về tác động của việc làm thêm ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên.
• Hạn chế của đề tài
Thứ nhất, số lượng mẫu trong nghiên cứu chỉ có 143 sinh viên, còn quá ít so với 1 nghiên cứu định lượng. Đồng thời, nghiên cứu cũng chưa thực sự đa dạng hóa được đối tượng nghiên cứu, nghiên cứu chỉ tập trung khảo sát được sinh viên một số khoa của trường Đại học Thương Mại, đa phần là sinh viên khoa Kinh tế - Luật Thứ hai, do vấn đề thời gian và tiền bạc, cũng như chưa có kinh nghiệm trong vấn đề khảo sát dẫn đến chất lượng bảng câu hỏi, quy trình nghiên cứu của chúng tôi chưa được chặt chẽ, còn rất nhiều thiếu sót.
Những hạn chế cũng có thể đến từ những nhân tố khách quan ví dụ như mẫu quan sát của chúng tôi, có một vài đánh giá chưa khách quan, hay có vài đánh giá
sai sót đối với các câu hỏi, điều này là khó có thể tránh khỏi. Ngoài ra còn nhiều mặt hạn chế khác, chúng tôi sẽ cố gắng rút kinh nghiệm vào lần sau.