Ứng dụng của LOM

Một phần của tài liệu Giáo trình Tạo mẫu nhanh _TS. NGUYỄN VĂN CƯƠNG (CHỦ BIÊN) PGS. TS. ĐẶNG VĂN NGHÌN (Trang 51)

Phương pháp LOM được ứng dụng phổ biến cho các ngành: công nghiệp hàng không, vũ trụ; công nghiệp ô tô; công nghiệp sản phẩm tiêu dùng; y học. Đặc biệt, LOM rất lý tưởng trong các ứng dụng thiết kế, quan sát chi tiết, giúp kiểm tra hình dạng, chức năng sản phẩm; sản xuất chi tiết mẫu, công cụ sản xuất.

(1) Quan sát: LOM được sử dụng để sản xuất chính xác kích thước của sản phẩm. Chi tiết bằng gỗ từ LOM có thể được sơn, làm bóng để tạo ra một mẫu thực sự của sản phẩm. Với chi phí không lớn, nhà sản xuất có thể tiếp thị những mô hình mẫu cho người tiêu dùng để kiểm tra, giới thiệu sản phẩm, và báo giá.

(2) Hình dáng, độ tương thích và chức năng: các chi tiết được chế tạo từ LOM thích ứng tốt cho việc phân tích thiết kế, đánh giá sản phẩm. Trong điều kiện chịu áp lực thấp, chi tiết có thể chịu được các thử nghiệm cơ bản, giúp nhà sản xuất có thể chỉnh sửa, đánh giá tính thẩm mỹ của mẫu chế tạo.

(3) Sản xuất: sản phẩm từ LOM có thể được sử dụng làm mô hình, hoặc làm khuôn trong lĩnh vực đúc (đúc cát, đúc sáp,…), tạo hình bằng phun kim loại trong chế tạo các chi tiết cơ khí. Ngoài ra, các sản phẩm từ LOM có một số ưu thế quan trọng trong quá trình sản xuất khác như: dự đoán mức độ chính xác của chi tiết, tính ổn định và khả năng chống co rút, độ biến dạng, tính linh hoạt để tạo ra một chi tiết (khuôn).

(4) Dụng cụ: LOM sử dụng vật liệu rắn, ít tốn kém, nên dùng chế tạo các công cụ rất hiệu quả, giảm chi phí sản xuất. Những mẫu gỗ từ LOM có thể được sử dụng để phun sáp, nhựa epoxy, hoặc các vật liệu chịu áp suất và nhiệt độ thấp. Ngoài ra, có thể sử dụng nhôm hoặc thép trong quá trình đúc, tạo khuôn ở nhiệt độ cao.

4.2.Phƣơng pháp tan chảy lắng đọng – FDM 4.2.1. Giới thiệu

Phương pháp tan chảy lắng đọng (FDM – Fused Deposition Modeling) được phát triển bởi Scott Cramp năm 1988, được bằng sáng chế và được Công ty Stratasys thương mại hóa vào năm 1991. FDM sử dụng kỹ thuật phun vật liệu chế tạo dựa trên mô hình 3D, thiết bị đầu tiên là 3D-Modeler; năm 1990, được cải tiến thành công với model FDM-1600.

4.2.2. Sản phẩm FDM

Sản phẩm chính của Stratasys là máy dòng máy FDM, vật liệu sử dụng cho máy là sáp, nhựa ABS, PA (polyamide), MABS (methyl metacrylat acryonitrile butadien styrin), các loại vật liệu đàn hồi có tỉ trọng thấp hoặc cao hơn PE (polyethylen) và PP (polypropylen). Trong một hệ thống FDM, có thể sử dụng một vật liệu hoặc một số loại vật liệu đồng thời.

Hình 4.4: Thiết bị FDM.

Stratasys sản xuất các hai mô hình thiết bị dựa trên công nghệ in 3D của FDM Trong đó, sử dụng đầu phun được nung nóng, bơm vật liệu nhựa để chế tạo chi tiết từng lớp. Tùy theo model máy, vật liệu hỗ trợ được cung cấp trong quá trình chế tạo.

4.2.3. Đặc điểm của quá trình FDM

 Đơn giản, dễ sử dụng, chi phí thấp: các thiết bị FDM rất dễ sử dụng với chi phí thấp, bảo dưỡng dễ dàng, độ tin cậy cao.

 Vật liệu chế tạo đa dạng, không độc hại: các loại vật liệu khác nhau được sử dụng

trong FDM là các loại vật liệu không gây độc hại cho người sử dụng.

 Hệ thống tự tạo cơ cấu hỗ trợ và đỡ chi tiết trong quá trình chế tạo: FDM có sử dụng

phần mềm SupportworkTM

tự động tạo ra cấu trúc hỗ trợ, đỡ chi tiết khi có yêu cầu, ơ cấu này dễ dàng bị loại bỏ khi hoàn thành chi tiết.

 Môi trường hoạt động tự nhiên: thiết bị FDM có thể làm việc trong môi trường làm

việc bình thường, không yêu cầu bất kỳ điều kiện đặc biệt nào.

 Tốc độ nhanh: FDM chế tạo mô hình đơn giản, chính xác với tốc độ nhanh.

4.2.4. Quá trình FDM

Trong quá trình FDM, mô hình chi tiết được thiết kế trên phần mềm CAD 3D, sau đó được chuyển sang định dạng *.IGES hoặc *.STL. Các file định dạng này được chuyển sang

trạm thiết bị (workstation) và được xử lý bởi phần mềm QuickslideR

và SupportworkTM, trước

khi chuyển đến thiết bị FDM. Với các phần mềm này, dữ liệu CAD 3D được cắt thành từng lớp, sau đó chi tiết được định hướng để có vị trí chế tạo tốt nhất. Những bộ phận đỡ chi tiết trong quá trình chế tạo cũng được nhận dạng và được tạo ra một cách tự động. Độ dày của lớp chi tiết có thể được thiết lập từ 0.172 mm - 0.356 mm tùy thuộc vào yêu cầu của chi tiết.

Vật liệu chế tạo ở dạng sợi được quấn thành cuộn, được cung cấp vào một đầu ép phun và được gia nhiệt đến trạng thái chảy dẻo. Sau đó, vật liệu ở trạng thái dẻo được ép qua đầu phun FDM, tạo ra từng lớp của chi tiết. Do nhiệt độ không khí môi trường chế tạo thấp hơn nhiệt độ nóng chảy của vật liệu, nên vật liệu được hóa rắn nhanh chóng. Đầu phun FDM

được di chuyển trên mặt phẳng XY, quỹ đạo được tạo ra bởi QuickslideR

để chế tạo lớp chi tiết theo yêu cầu. Khi một lớp được hoàn thành, đầu phun sẽ di chuyển để tạo ra lớp kế tiếp. Chiều rộng ngang của vật liệu thoát ra khỏi đầu phun, gọi là bề rộng của đường phun, có thể thay đổi từ 0.25 mm - 1 mm; bề rộng này có thể khác nhau giữa các lớp.

Hai loại vật liệu chế tạo có thể được phân phối đồng thời từ đầu phun kép trong máy FDM. Một đầu phun vật liệu thứ nhất dùng để chế tạo chi tiết, đầu phun thứ hai dùng để phun vật liệu tạo cấu trúc đỡ chi tiết. Vật liệu đỡ chi tiết liên kết và đỡ chi tiết trong khi chế tạo; vật liệu này có thể được rữa sạch và gỡ bỏ dễ dàng ra khỏi chi tiết sau khi chế tạo xong (Hình 4.6).

Hình 4.5: Sơ đồ nguyên lí FDM. 4.2.5. Nguyên lý hoạt động của FDM

Nguyên lý cơ bản của FDM là dựa vào tính chất hóa học của vật liệu, năng lượng nhiệt và kỹ thuật chế tạo từng lớp. Vật liệu dạng sợi mỏng được nung chảy trong một đầu phun được thiết kế đặc biệt để thoát ra ngoài, tạo nên mô hình. Khi vật liệu được ép ra ngoài

sẽ được làm nguội và hóa cứng để tạo hình dạng chi tiết. Mô hình chi tiết được chế tạo từng lớp, giống như các hệ thống tạo mẫu nhanh khác.

Thông số ảnh hưởng đến tính năng và quá trình làm việc của hệ thống FDM là: độ bền của ống vật liệu, mô đun uốn của vật liệu, độ nhớt của vật liệu, độ chính xác định vị, chiều rộng của đường phun, tốc độ lắng, tốc độ của dòng vật liệu, đường kính đầu phun, nhiệt độ môi trường và hình dạng của chi tiết.

4.2.6. Ƣu nhƣợc điểm

Ƣu điểm: các ưu điểm chính của phương pháp FDM là:

 Chế tạo chi tiết có tính năng thật: FDM có thể chế tạo mẫu với những loại vật liệu

giống như sản phẩm thật. Với nhựa ABS, có thể chế tạo chi tiết với tính năng đầy đủ và độ bền đạt 85% so với chi tiết thật. Điều này đặc biệt hữu dụng trong việc phát triển sản phẩm nhanh, để kiểm tra tính năng chi tiết.

 Giảm thiểu hao hụt vật liệu: quá trình FDM chế tạo chi tiết trực tiếp bằng cách phun

vật liệu nóng chảy, vì thế chỉ có những phần vật liệu chế tạo và vật liệu hỗ trợ cần thiết được phun. Nên sự hao tổn vật liệu được giảm thiểu tối đa.

 Dễ gỡ bỏ cấu trúc hỗ trợ: Cấu trúc hỗ trợ và đỡ chi tiết trong quá trình chế tạo được gỡ

bỏ nhanh chóng và dễ dàng. Đây là một tiện lợi cho người sử dụng để nhận được mẫu chế tạo nhanh chóng, mà không cần bất kỳ công việc xử lý tinh nào.

 Dễ dàng thay đổi vật liệu: Vật liệu chế tạo được dễ dàng thay thế, hoặc thay đổi. Điều

này giúp cho quá trình hoạt động của máy đơn giản, bảo quản dễ dàng.

Nhƣợc điểm: những hạn chế chính khi sử dụng phương pháp FDM là

 Độ chính xác hạn chế: Chi tiết được chế tạo bằng phương pháp FDM thường bị hạn

chế độ chính xác do hình dạng sợi của vật liệu sử dụng. Đặc biệt, sợi có đường kính 1.27 mm bị hạn chế sử dụng để chế tạo chi tiết.

 Quá trình chế tạo chậm: quá trình chế tạo chi tiết chậm, do cần phải điền đầy vật liệu

lên toàn bộ diện tích mặt cắt. Tốc độ chế tạo bị hạn chế bởi tốc độ phun hoặc tốc độ dòng chảy của vật liệu chế tạo trong đầu phun. Khi vật liệu chế tạo là nhựa dẻo có độ nhớt tương đối cao, quá trình chế tạo không dễ để tăng tốc.

 Độ co ngót bề mặt: với phương pháp FDM, độ co ngót vật liệu và độ méo mó chi tiết

thường xảy ra và không tiên đoán trước được. Bằng kinh nghiệm, người sử dụng có thể bù độ co ngót này bằng cách điều chỉnh các thông số hoạt động của máy.

4.2.7. Ứng dụng

Do tính kinh tế, giá thành thấp và đơn giản, nên thiết bị FDM có thể được ứng dụng khá phổ biến trong các lĩnh vực sau:

 Mô hình giới thiệu sản phẩm và ý tưởng: các mô hình có thể được chế tạo, phủ cát,

sơn, khoan và xử lý giống như chi tiết thật.

 Mẫu dùng cho thiết kế, phân tích và kiểm tra: FDM có thể chế tạo chi tiết với đầy đủ

các chức năng bằng vật liệu ABS, có thể đạt được 85% độ bền so với chi tiết thật. Vì thế, có thể thực hiện việc kiểm tra đặc tính, chức năng sản phẩm.

 Mẫu cho công cụ chế tạo: Mô hình được chế tạo từ FDM có thể được dùng như mẫu

trong các quá trình đúc khuôn, đặc biệt trong đúc khuôn cát. Dùng trong chế tạo các công cụ cơ khí.

Các lĩnh vực ứng dụng của FDM thường trong: thiết bị kỹ thuật y khoa, kết hợp dữ liệu CT hoặc MRI, mô hình phục vụ học tập - giáo dục, công nghiệp ô tô và các lĩnh vực khác. FDM giúp giảm chi phí sản xuất đáng kể, có thể phát hiện các vấn đề trong giai đoạn sản xuất, tiết kiệm được thời gian so với phương pháp thông thường.

4.3.Phƣơng pháp dán ép từng lớp – PLT 4.3.1. Giới thiệu

Phương pháp dán ép từng lớp (PLT - Paper Lamination Technology) được Công ty Kira phát triển, sản xuất và thương mại. Phương pháp PLT được biết đến như phương pháp dán keo chọn lọc và ép nóng.

4.3.2. Quá trình hoạt động

Quá trình PLT giống như quá trình LOM, nhưng không sử dụng tia laser. Một tấm phẳng nhẵn bóng gia nhiệt được sử dụng thay cho các trục lăn. Quá trình bao gồm sáu bước:

(1) tạo mô hình và in bột nhựa, (2) ép nóng,

(3) cắt đường bao mặt cắt, (4) hoàn thành khối, (5) loại bỏ vật liệu thừa, (6) gia công tinh.

Dữ liệu 3D của mô hình được thiết kế và được tải vào máy tính (Hình 4.6a). Mô hình được định hướng chế tạo với sự giúp đỡ của phần mềm (Hình 4.6b). Sau khi định hướng chế tạo, mô hình sẽ được cắt thành từng lớp (Hình 4.6c) tạo ra các dữ liệu in dựa trên các phần dữ liệu mặt cắt của mô hình (Hình 4.6d). Bột nhựa (mực) được đắp lên trên tấm giấy chế tạo bằng cách sử dụng một dòng máy in laser đặc biệt. Miền được in là miền chung của hai lớp liên tiếp trong mô hình chế tạo.

Khi 2 lớp được dán dính vào nhau, với lớp đầu tiên bắt đầu từ bệ máy; một tấm ép nóng di chuyển phía trên, và ép các tấm giấy lại ở áp suất cao. Nhiệt độ kiểm soát tấm ép nóng đủ làm tan chảy nhựa (mực), làm kết dính các tấm với nhau (Hình 4.6e). Tấm ép nóng ép trên mặt để chống sự hình thành lỗ khí giữa các tấm. Chương trình sẽ xác định số lần di chuyển của tấm ép nóng để bù đắp độ sai lệch bề dày của tấm.

Hình 4.6: Sơ đồ quá trình PLT.

Kế tiếp, máy tính cho ra dữ liệu ảnh dựa trên các dữ liệu mặt cắt của mô hình. Một dao cắt sẽ cắt lớp trên cùng của khối dọc theo đường viền mặt cắt; đồng thời chia cắt lớp giấy thừa để loại bỏ dễ dàng (Hình 4.6f). Các bước này được lặp đi lặp lại cho đến khi toàn bộ chi tiết được chế tạo (Hình 4.6g). Khi quá trình in, ép nóng và cắt được hoàn thành, khối mô hình được lấy ra khỏi máy, phần giấy không cần thiết được tách ra một cách nhanh chóng và dễ dàng (Hình 4.9h). Khi chi tiết được chế tạo xong, bề mặt chi tiết có thể được hoàn thiện bằng các phương pháp gia công tinh.

4.3.3. Nguyên lý

Quá trình PLT được dựa trên nguyên lý sao chép, kỹ thuật cắt và tạo lớp cơ khí truyền thống. Máy in laser đặc biệt được sử dụng với bột nhựa thay cho mực in; bột nhựa được đặt lên giấy ở các vị trí chính xác, xác định bởi các phần dữ liệu mặt cắt kết dính hai lớp giấy liên tiếp nhau.

Ba yếu tố ảnh hưởng đến độ chính xác của chi tiết chế tạo là: máy cắt, nhiệt độ và ẩm độ. Độ chính xác của máy cắt ảnh hưởng đến tính chính xác của chi tiết theo phương X và Y.

Độ co rút của chi tiết xảy ra khi mô hình được làm lạnh sau khi ép nóng. Độ giãn nở chi tiết xảy ra khi mô hình được tiếp xúc với điều kiện độ ẩm khác nhau trong các điều kiện ép nóng.

4.3.4. Ƣu nhƣợc điểm

Những ưu điểm chính khi sử dụng thiết bị PLT gồm:

 Độ phẳng: quá trình PLT sử dụng một tấm phẳng và áp suất cao để liên kết các lớp với

nhau. Mỗi lớp được ép với một tấm ép phẳng nóng, mô hình được giữ phẳng trong suốt quá trình chế tạo. Do khối được thoát ra sau khi làm mát, nên ứng suất nội giảm tối thiểu, nên gần như không gây ra cong vênh trong chi tiết.

 Độ nhẵn bóng bề mặt: quá trình PLT sử dụng dao cắt điều khiển bằng máy tính để cắt,

nên tạo bề mặt nhẵn bóng cho chi tiết được chế tạo. Mẫu có thể được đánh bóng, cắt hoặc sơn (mạ) tùy theo nhu cầu sử dụng.

 Độ cứng: Cán với áp suất cao được sử dụng trong quá trình PLT đã tạo cho sản phẩm

có độ cứng tốt hơn 25% so với gỗ tương đương, đáp ứng cho hầu hết các ứng dụng của mẫu, ngay cả trong đúc cát.

 Cấu trúc hỗ trợ: bộ phận hỗ trợ không cần thiết trong quá trình PLT, vì chi tiết được

đỡ bởi chính vật liệu ở phía ngoài chu vi cắt chi tiết. Các vật liệu này không được loại bỏ trong quá trình ép nóng, và hoạt động với chức năng như bộ phận hỗ trợ cho chi tiết có tính phức tạp và độ lồi lõm cao.

 Quá trình thân thiện: thiết bị của Kira có thể được lắp đặt ở bất kỳ nơi nào có nguồn

điện, không đòi hỏi bất kỳ điều kiện đặc biệt nào. Hơn nữa, quá trình an toàn do không sử dụng nguồn laser và không sử dụng vật liệu độc hại.

Tuy nhiên, quá trình PLT cũng có những khó khăn, nhược điểm chính sau:

 Không có khả năng thay đổi bề dày lớp: chiều dày mỗi lớp được cố định bởi độ dày

của tấm vật liệu sử dụng. Do quá trình chế tạo từng lớp, kéo dài thời gian chế tạo; tốc độ chế tạo không tăng được dễ dàng do độ dày của tấm vật liệu sử dụng không thể thay đổi được.

 Chế tạo các vách mỏng: giống như quá trình LOMTM, quá trình PLT cũng không thích

hợp để chế tạo các chi tiết có vách mỏng, đặc biệt vách mỏng theo hướng Z. Các vách mỏng này có thể không đủ độ bền để chịu được quá trình xử lý tinh cần thiết.

 Không chế tạo được chi tiết có lỗ rỗng: chi tiết có độ rỗng bên trong không thể chế tạo

được bằng quá trình PLT, do không thể loại bỏ các vật liệu hỗ trợ trong lỗ bên trong chi tiết sau khi hoàn thành.

 Loại bỏ vật liệu thừa: như quá trình LOMTM, hầu hết các mẫu sau khi chế tạo đều

Một phần của tài liệu Giáo trình Tạo mẫu nhanh _TS. NGUYỄN VĂN CƯƠNG (CHỦ BIÊN) PGS. TS. ĐẶNG VĂN NGHÌN (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)