Định dạng LEAF (file LEAF)

Một phần của tài liệu Giáo trình Tạo mẫu nhanh _TS. NGUYỄN VĂN CƯƠNG (CHỦ BIÊN) PGS. TS. ĐẶNG VĂN NGHÌN (Trang 97 - 99)

LEAF (Layer Exchange ASCII Format) được phát triển bởi Đại học Công nghệ Helsinki, dựa trên công nghệ chế tạo từng lớp.

Ưu điểm của LEAF là:

+ LEAF dễ dàng thực hiện và sử dụng.

+ LEAF được xác định rõ ràng, cho phép nén dữ liệu. + LEAF và quá trình tạo lớp LMT là độc lập.

+ Các lớp cắt của mô hình CSG có thể được thể hiện trực tiếp trong LEAF. + Các cấu trúc hỗ trợ có thể được tách ra một cách dễ dàng từ phần chi tiết. Nhược điểm của LEAF là:

+ Cần có phần mềm xử lý để kết nối với hệ thống RP.

+ Cấu trúc của các định dạng LEAF phức tạp hơn định dạng STL. + Các định dạng STL không thể chuyển đổi sang định dạng LEAF.

Câu hỏi ôn tập

1. Phân tích định dạng dữ liệu tập tin *.STL trong các hệ thống RP?

2. Các vấn đề thường gặp của tập tin *.STL?

3. Phân tích các trường hợp mô hình phân tích hợp lý và không hợp lý trong chế tạo mẫu

chi tiết.

Chƣơng 7.

MỘT SỐ ỨNG DỤNG CỦA TẠO MẪU NHANH

Lĩnh vực ứng dụng của tạo mẫu nhanh liên quan đến mục đích việc tạo mẫu và vật liệu sử dụng để chế tạo mẫu. Ngày nay RP được ứng dụng rộng rãi trong thiết kế, phân tích và lập kế hoạch và phát triển sản phẩm, trong sản xuất và chế tạo. Các ứng dụng của RP được trình bày trong Hình 7.1.

Hình 7.1: Các ứng dụng của công nghệ tạo mẫu nhanh.

- Đúc khuôn vỏ mỏng là một quá trình đúc chính xác để chế tạo là những chi tiết từ các hợp kim. Hiệu quả chủ yếu khi áp dụng phương pháp tạo mẫu nhanh trong công nghệ đúc khuôn vỏ mỏng là khả năng tạo ra mẫu có độ chính xác cao, chi phí thấp và thời gian để tạo mẫu ngắn.

- Ứng dụng công nghệ tạo mẫu nhanh trong chế tạo dụng cụ như điện cực trong gia công tia lửa điện, chế tạo các khe hở hoặc ruột của khuôn phun nhựa, ống dẫn hệ thống điều hòa nhiệt độ, và nhiều dụng cụ khác.

- Tạo mẫu nhanh có thể được sử dụng để chế tạo sản phẩm. Cùng một sản phẩm như nhau có thể có các đặc điểm kỹ thuật khác nhau, có thể đơn giản là sự khác nhau về vật liệu, nút bấm, phích cắm điện, hay màu sắc; hoặc cũng có thể phức tạp như sự khác nhau ở cấu tạo bên trong. Thêm nữa thời gian tồn tại của sản phẩm đang trở nên ngắn hơn, người thiết kế cần phát triển những sản phẩm mới trong một khoảng thời gian ngắn. Trong quá trình phát triển sản phẩm, cần phải có sự lựa chọn một trong hai việc: kéo dài thời gian phát triển, hoặc tăng nguồn lực sản xuất. Trong hoàn cảnh đó, thời gian đưa sản phẩm ra thị trường trở thành nhân tố quyết định đến lợi nhuận. Tạo mẫu nhanh giúp có mô hình vật lý, có thể sử dụng được ngay như là mô hình CAD 3D đã thiết kế. Mô hình vật lý là một công cụ truyền đạt thông tin hoàn hảo. Nếu như hình ảnh bằng một ngàn lời nói thì mô hình vật lý bằng một ngàn hình ảnh.

Hơn nữa, các vật thể chế tạo bằng tạo mẫu nhanh ngày càng được sử dụng thường xuyên để kiểm tra chức năng, có thể kiểm tra trước khi sản xuất hàng loạt. Bằng cách đó, có thể kịp thời phát hiện các lỗi ở giai đoạn khi mà sự thay đổi chưa quá tốn kém. Người ta ước lượng được rằng: nếu việc sử dụng phương pháp tạo mẫu nhanh có hiệu quả, thời gian phát triển sản phẩm và các công cụ có thể giảm một nửa.

- So với công nghệ truyền thống, tạo mẫu nhanh sẽ không thay thế hoàn toàn các công nghệ truyền thống như NC và phay tốc độ cao, hoặc ngay cả những chi tiết làm bằng thủ công. Nói đúng hơn, tạo mẫu nhanh là một sự lựa chọn trong công cụ để chế tạo các chi tiết. Tạo mẫu nhanh cho thấy lợi thế rõ ràng phải sao chép nhiều lần chi tiết phức tạp.

Một phần của tài liệu Giáo trình Tạo mẫu nhanh _TS. NGUYỄN VĂN CƯƠNG (CHỦ BIÊN) PGS. TS. ĐẶNG VĂN NGHÌN (Trang 97 - 99)