Vai trò của ontology trong tương tác giữa các agent

Một phần của tài liệu Công nghệ agent pptx (Trang 62 - 63)

Ontology có thể được xem như một khuôn mẫu chung để biểu diễn ngữ nghĩa của thông tin trong một miền xác định thông qua một tập khái niệm (concept), các mối quan hệ (relation) và một tập các luật (axiom) được sử dụng để ràng buộc các khái niệm và mối quan hệ khi cần thiết. Theo [31], ontology được sử dụng cho các mục đích sau đây:

• Hỗ trợ truyền thông giữa con người, giữa con người với máy tính và giữa các hệ thống máy tính độc lập với nhau.

• Cho phép các hệ thống sử dụng lại miền tri thức • Làm cho miền tri thức trở nên rõ ràng hơn

• Phân tách hay kết hợp các miền tri thức nhờ các phép toán

Trong các trường hợp sử dụng ontology để hỗ trợ truyền thông giữa các agent phần mềm thì các ontology sẽ biểu diễn các khái niệm và các thuật ngữ được sử dụng trong quá trình tương tác giữa các agent cùng với các mối quan hệ cũng như các luật ràng buộc giữa các khái niệm, thuật ngữ đó. Để thực hiện được truyền thông giữa các agent, mỗi một agent trong hệ thống phải biết các thông tin:

• Khả năng và dịch vụ của các agent khác (có thể chỉ biết về một agent, hoặc biết tất cả các agent trong hệ thống).

• Ontology để định nghĩa các khái niệm trao đổi.

• Ngôn ngữ truyền thông agent (ACL: Agent Communication Language) mà các agent dùng để biểu diễn thông điệp.

Như vậy các agent trong hệ thống phải dùng chung một ngôn ngữ truyền thông để biểu diễn các thông điệp và trong mỗi thông điệp phải có ontology tương ứng mà agent gửi thông điệp đó sử dụng.

Có hai dạng ngôn ngữ truyền thông phổ biến là KQML (Knowledge Query and Manipulation Language) ([11]) và FIPA-ACL (Foundation Intelligent Physical Agent) ([10]). Cấu trúc các thông điệp truyền thông biểu diễn theo hai ngôn ngữ này đều có trường ontology trong đó chỉ rõ ontology mà thông điệp đó sử dụng. Agent nhận thông

điệp sẽ dựa trên nội dung trường này để xác định ontology mà agent gửi sử dụng và dựa trên các khái niệm, các thuật ngữ được biểu diễn trong ontology đó để hiệu nội dung của thông điệp.

Bảng 2.1 biểu diễn cấu trúc chung của hai ngôn ngữ KQML và FIPA-ACL. Tuy biểu diễn theo hai dạng khác nhau (KQML biểu diễn theo dạng khai báo lớp còn FIPA- ACL biểu diễn theo dạng thẻ XML) nhưng cấu trúc hai ngôn ngữ này vẫn có những điểm chung. Các trường trong KQML tương ứng với các thẻ trong FIPA-ACL.

Bảng 3.1 Cấu trúc chung của KQML và FIPA-ACL

KQML FIPA ACL (KQML-performative sender: <word> receiver: <word> language: <word> ontology: <word> content: <expression> ) <fipa-message act = “ “> <sender> </sender> <receiver> </receiver> <content> </content> <language> </language> <ontology> </ontology> <conversation- id></conversation-id> </fipa-message>

Trong phần 3.2.3, chúng ta sẽ xem xét chi tiết hơn các agent sử dụng ontology như thế nào trong quá trình tương tác.

Một phần của tài liệu Công nghệ agent pptx (Trang 62 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(196 trang)
w