Tương tác với agent trung gian

Một phần của tài liệu Công nghệ agent pptx (Trang 42 - 45)

2.1.3.1 Vai trò của agent trung gian

Trên quan điểm chú trọng đến các mô hình có sử dụng agent trung gian, ta có thể chia các mô hình tương tác trong hệ đa agent thành: (i) tương tác với agent trung gian và (ii)

tương tác không sử dụng agent trung gian.

Các mô hình tương tác không sử dụng agent trung gian như mô hình bảng đen, mạng hợp đồng… có ưu điểm là đơn giản, dễ xây dựng và phù hợp với những hệ thống đa agent đóng. Các mô hình này yêu cầu các agent phải biết được khả năng của các agent khác trong hệ thống mà nó muốn tương tác. Do đó, hệ thống với các mô hình này khó mở rộng cho agent khác tham gia như trong môi trường Internet.

Khác với các mô hình bảng đen hay hợp đồng, mô hình tương tác với agent trung gian ([24], [35], [40]) sử dụng một agent trung gian MidAgent nhằm quản lý khả năng của các agent khác. Trong mô hình này, Agent Yêu cầu (Requester Agent) sẽ tương tác với

MidAgent để biết được khả năng của các agent (Agent Cung cấp: Provider Agent) trong hệ thống có thể giải quyết được yêu cầu của mình . Vai trò của MidAgent trong những mô hình cụ thể có thể khác nhau nhưng lớp agent này đều có chung những đặc trưng sau:

− Cung cấp các phương tiện dịch vụ cơ bản để quản lý xã hội các agent; − Phối hợp các dịch vụ được cung cấp theo một giao thức xác định nào đó;

− Ðảm bảo quản lý các agent bên trong xã hội agent và quản lý việc thêm hay bớt các agent tham gia vào hệ thống.

Trong [24], lớp mô hình tương tác sử dụng agent trung gian được chia ra thành 3 mô hình nhỏ gồm mô hình tương tác kiểu Agent Trung tâm (Mediator Agent), mô hình tương tác kiểu Môi giới (MatchMaker) và mô hình tương tác kiểu Điều phối (Broker).

2.1.3.2 Các mô hình tương tác với agent trung gian

Mô hình tương tác với Agent Trung tâm (Mediator Agent)

Trong mô hình này, nhiệm vụ của Agent Trung tâm là chủ động liên lạc với các agent khác có dữ liệu hay tri thức cần thiết trong hệ thống. Các dịch vụ mà Agent Trung tâm có thể cung cấp là:

−Tự động xác định các dịch vụ thông tin; −Xác định vai trò của các agent trong hệ thống;

−Tự thu thập và tạo ra thông tin từ các Agent Cung cấp (Provider Agent) sau đó gửi trả lại cho các agent yêu cầu.

Ðể thực hiện nhiệm vụ trên, Agent Trung tâm sử dụng mô hình thông tin toàn cục bằng cách thu thập và tích hợp các thông tin cần thiết để giải quyết các yêu cầu hoặc có thể chuyển yêu cầu cho các agent phù hợp trong hệ thống để giải quyết. Như vậy, Agent Trung tâm

đóng vai trò vừa là agent trực tiếp quản lý các agent khác lại vừa tự tìm ra thông tin cần thiết để giải quyết và gửi trả lại kết quả cho các agent yêu cầu. Công việc của Agent Trung tâm là rất nhiều và hiệu quả hoạt động của hệ thống phụ thuộc hoàn toàn vào khả năng của agent này. Vai trò của MidAgent sẽ giảm đi trong hai mô hình còn lại được trình bày sau.

Mô hình tương tác với Agent Điều phối (Broker Agent)

Trong mô hình này, MidAgent đóng vai trò là Agent Điều phối (Broker Agent). Công việc mà Agent Điều phối cần thực hiện là một phần công việc của Agent Trung tâm và được biểu diễn như trong Hình 2.4. Khi có một agent mới tham gia vào hệ thống, thì nó phải đăng ký khả năng cung cấp dịch vụ của mình cho Agent Điều phối. Dịch vụ, tên và địa chỉ của

Khi có một agent Agent Yêu cầu gửi cho Agent Điều phối một yêu cầu dịch vụ nào đó,

Agent Điều phối sẽ tìm kiếm trong cơ sở tri thức của mình xem có Agent Cung cấp nào có thể giải quyết được yêu cầu của Agent Yêu cầu không và sau đó liên lạc trực tiếp với agent đó để giải quyết yêu cầu. Sau cùng, Agent Điều phối sẽ gửi lại kết quả cho Agent Yêu cầu

và kết thúc quá trình tương tác.

Như vậy, trong mô hình tương tác này, bất cứ một liên lạc nào giữa Agent Yêu cầu và Agent Cung cấp đều phải thông qua Agent Điều phối. Trong một số tài liệu, Agent Điều phối còn được gọi là Facilitator ([40]). Ưu điểm của mô hình này là khả năng mở rộng hệ thống. Một agent mới muốn tham gia vào hệ thống thì agent đó chỉ cần đăng ký dịch vụ với Agent Điều phối. Tuy nhiên, nhược điểm của mô hình này là Agent yêu cầu phải gửi đi toàn bộ yêu cầu của mình cho Agent Điều phối mà điều này thường không thực tế đặc biệt trong thương mại điện tử.

Mô hình tương tác với Agent Môi giới (MatchMaker Agent)

Trong mô hình này, MidAgent đóng vai trò như một Agent Môi giới mà nhiệm vụ chính của nó là tạo ra cơ chế liên lạc trực tiếp giữa Agent Yêu cầuAgent Cung cấp như minh hoạ trong Hình 2.5.

0: Đăng ký, huỷ đăng ký dịch vụ

4: Chuyển kết quả dịch vụ

3: Yêu cầu dịch vụ và giao tác

5: Trả lại kết quả dịch vụ 1: Yêu cầu dịch vụ Agent Yêu cầu Agent Điều phối Agent Cung cấp

Tương tự như mô hình Agent Điều phối, khi muốn tham gia vào hệ thống, mỗi agent phải đăng ký dịch vụ với Agent Môi giới và trở thành nhà cung cấp dịch vụ (Agent Cung cấp).

Agent Môi giới sẽ cập nhật vào cơ sở tri thức của nó tên và khả năng dịch vụ của Agent Cung cấp. Trong một tương tác cụ thể, khi có một Agent Yêu cầu yêu cầu một dịch vụ, nó sẽ gửi yêu cầu đó đến Agent Môi giới. Agent Môi giới sẽ xem xét trong cơ sở tri thức của nó để tìm ra Agent Cung cấp có thể thực hiện yêu cầu và sẽ gửi cho Agent Yêu cầu tên, địa chỉ của Agent Cung cấp đó. Quá trình tương tác sau đó sẽ diễn ra trực tiếp giữa Agent Yêu cầu

Agent Cung cấp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Như vậy, công việc mà Agent Môi giới phải thực hiện là một phần công việc của

Agent Điều phối. Trong mô hình này, Agent Yêu cầu chỉ cần gửi đi yêu cầu nào liên quan đến việc tìm ra Agent Cung cấp phù hợp.

Một phần của tài liệu Công nghệ agent pptx (Trang 42 - 45)