Xử lý số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp bảo tồn và phát triển tài nguyên cây thuốc tại khu bảo tồn thiên nhiên hang kia pà cò, tỉnh hòa bình​ (Trang 27 - 33)

+ Phương pháp chuyên gia: Dựa vào kinh nghiệm của các chuyên gia đặc biệt là các vấn đề như xác định tên khoa học của các mẫu đã thu hái, các thuật ngữ về các bệnh được chữa trị. Các mẫu thực vật sau khi định loại (chủ yếu bởi các chuyên gia tại phòng Thực vật, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật) đã được lưu trữ tại ngay bảo tàng thực vật thuộc Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật.

+ Phương pháp xử lý mẫu vật, chỉnh lý tên khoa học (theo Nguyễn Nghĩa Thìn, 1997 và 2007). Các tiêu bản tươi được thu thập ngoài thực địa tiếp tục xử lý trong phòng thí nghiệm tại Phòng Thực vật, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật. Các mẫu sau khi sấy khô được ngâm tẩm bằng dung dịch cồn chứa 0,3-0,5% HgCl2 để diệt khuẩn và chống côn trùng phá hại. Các mẫu tiêu bản được sấy khô, ép phẳng, trình bày và khâu trên giấy bìa cứng kích thước 28 cm x 42 cm.

+ Xác định tên khoa học, kiểm tra, chỉnh lý tên theo các tài liệu chính là các tập Cây cỏ Việt Nam (Phạm Hoàng Hộ), Thực vật chí Việt Nam (nhiều tác giả), Danh lục các loài thực vật ở Việt Nam (nhiều tác giả) cùng nhiều tài liệu liên quan khác,…. + Xây dựng danh lục: Điều chỉnh khối lượng họ, chi theo hệ thống của bộ Sách “Danh lục các loài thực vật ở Việt Nam” 3 tập [4,5,6]. Danh lục được xây dựng theo nguyên tắc sự phát triển của các ngành thực vật từ Lá thông đến thực vật Hạt kín. Trong mỗi ngành các họ, chi loài được xếp theo vần ABC. Riêng ngành thực vật Hạt kín do khối lượng lớn nên chia thành 2 lớp Hai lá mầm và lớp Một lá mầm, sau đó cũng xếp tương tự như trên. Danh lục ngoài tên khoa học, tên Việt Nam của các loài còn có các thông tin khác như công dụng, dạng sống, môi trường sống của các loài thực vật, bộ phận sử dụng và cách thức sử dụng loài đó làm thuốc như mô hình bảng 2.1.

Bảng 2.1. Bảng danh lục các loài thực vật làm thuốc (mẫu) TT TÊN KHOA HỌC TÊN VIỆT NAM CÔNG DỤNG BỘ PHẬN DÙNG CÁCH DÙNG DẠNG CÂY MÔI TRƯỜNG SỐNG 1 2 3

Vì tên gọi bằng tiếng Việt của các loài cây thuốc là khá phức tạp, do một cây có nhiều tên khác nhau tùy theo từng dân tộc nên trong bảng danh lục, chúng tôi trình bày ngoài tên Việt nam thường dùng, các loài cây thuốc có tên của dân tộc nào được đánh dấu theo chữ cái đầu của dân tộc đó trong ngoặc như tên dân tộc Dao (D), tên của dân tộc Mường (M), Tên của dân tộc H’Mông (HM), Tên của dân tộc Thái (T),…

+ Xác định các loài quí hiếm có nguy cơ bị tiêu diệt: Trên cơ sở danh lục thực vật, lập danh sách các loài quí hiếm ở khu BTTN Hang Kia – Pà Cò. Các loài được xác định quí hiếm có nguy cơ bị tiêu diệt dựa vào tiêu chí của các công trình sau:

- Sách đỏ Việt Nam, 2007 [5];

- Danh lục các loài thực vật quý hiếm của IUCN, 2011 [22];

- Nghị định số 32 của chính phủ về các loài động thực vật quý hiếm [10]. + Đánh giá tính đa dạng của các loài cây thuốc, về dạng sống của các loài cây thuốc, môi trường sống của các loài cây thuốc, về tần số sử dụng các bộ phận, về số lượng các bộ phận sử dụng làm thuốc (theo Viện Dược liệu, 2006).

+ Phân chia các nhóm bệnh: Các nhóm bệnh được phân chia theo tài liệu của Lê Trần Đức (1997) “Cây thuốc Việt Nam trồng hái chế biến và trị bệnh ban đầu”. Chi tiết như sau:

- Nhóm 1: Bệnh ngoại cảm (gồm cảm mạo phát sốt ớn lạnh, nghẹt mũi, cảm cúm hơi sốt sợ lạnh, đau mỏi, cảm gió lạnh, rét run, cảm nóng rét nắng mưa thời khí hỗn tạp, cảm về mùa hè nôn đầy, cảm cúm mùa hè sốt dai đau mình, cảm nắng hay sốt nóng đơn thuần, nóng rét qua lại, sốt rét cơn, sốt dị ứng, phát ngứa sưng phù, bệnh

ôn nhiệt sốt hè thu, trúng gió méo mồm lệch mắt, trúng phong thấp hôn mê co cứng, trúng phong hàn hôn mê quyết lạnh).

- Nhóm 2: Bệnh về hô hấp (ngạt mũi, sổ mũi, hắt hơi, viêm mũi dị ứng, ho, viêm họng, ho đờm, ho khan, viêm phế quản, viêm phổi, sưng phổi, hen phế quản, hen suyễn, suyễn thở, ho lao).

- Nhóm 3: Bệnh về huyết mạch (gồm các loại chảy máu, huyết áp cao, huyếp áp thấp, hạ đường huyết, mạch máu xơ cứng (tắc mạch, giãn mạch), đau tim).

- Nhóm 4: Bệnh về tâm thần (gồm khó ngủ hồi hộp, ngủ lờ mờ không sâu, dễ tỉnh, điên cuồng, tinh thần phân liệt (sầu uất), động kinh, kinh giản).

- Nhóm 5: Bệnh về tiêu hoá (nghẹn nuốt khó, nấc cụt, ợ, nôn oẹ, nôn mửa, đau bụng không tiêu, đau bụng lạnh dạ, nóng ruột, chán cơm, táo bón, ỉa chảy phân loãng, sống phân, ỉa xối ra nước không dứt, lỵ mới phát, lỵ ra máu, có sốt, lỵ mạn tính, thổ tả, đau bụng giun quấy, trục giun, ngộ độc, đau dạ dày, viêm đại tràng mạn tính, lòi dom và trĩ mới phát).

- Nhóm 6: Bệnh về tiết niệu và gan thận (gồm tiểu tiện không thông, đái buốt, đái đục, đái ra dưỡng chất, đái ra cát sỏi, phù thũng, viêm cầu thận cấp, thuỷ thũng, viêm gan, truyền nhiễm, sưng gan (áp-xe), viêm gan mãn tính, xơ gan mãn tính, xơ gan cổ trướng, viêm túi mật, sỏi mật, đái tháo nhạt không rõ nguyên nhân, đái tháo đường, viêm tiền liệt tuyến, vô niệu do nhiễm độc hay uất hoả).

- Nhóm 7: Bệnh về sinh dục (gồm thận hư, tinh yếu, di mộng tiết hoạt tinh, liệt dương).

- Nhóm 8: Bệnh suy nhược không đau (gồm cơ thể hư nhược, tinh thần suy nhược, tự ra mồ hôi khi ra gió, ra mồ hôi ở tay chân, bốc nóng giữa đỉnh đầu).

- Nhóm 9: Các bệnh đau nhức (đau đầu chóng mặt, đau đầu ê ẩm, nặng đầu, đau đầu như búa bổ, đau nửa đầu liền với mắt, mắt đau sưng đỏ, đau mắt trắng, mặt mờ, đau răng, viêm lợi, đau ngang lưng (thần kinh hông), phong thấp, tê thấp, thấp thở, phong nhiệt nhức nhói, đầu gối sưng đau, tê phù, đau lưng trên, bả vai, cánh tay, nổi hạch, u, viêm hạch, lao hạch, viêm tinh hoàn (sa đì), bại liệt nửa người, xuất huyết dạng thấp (thấp cơ).

- Nhóm 10: Bệnh ngoài da (gồm đơn độc sưng tấy, mụn nhọt, lở ngứa các loài, thuốc dùng ngoài đối với từng loại lở ngứa, lở nấm, tổ đỉa, chín mé, hắc lào, lở chàm, ghẻ, lang ben, lang trắng, mụn cóc, bướu cổ, phủi, lở cùi, tràng nhạc hay lao hạch).

- Nhóm 11: Bệnh ngoại thương (gồm bị thương, bị ngã, bị thương chảy máu, bị bỏng, rắn cắn).

- Nhóm 12: Bệnh phụ nữ (gồm kinh không đều, thấy sớm kỳ, kinh thấy chậm kỳ, kinh loạn kỳ, kinh nguyệt gián đoạn thất thường, kinh bế, rong kinh, băng huyết nhẹ do cơ năng; khí hư, bạch đới, viêm phần phụ, viêm âm hộ, âm đạo sưng đau, Sa sinh dục (sa dạ con), u xơ tử cung, mót đái do viêm các cơ quan sinh dục, vô kinh do giảm chức năng buồng trứng, tắc tia sữa, viêm tuyến vú, u xơ tuyến vú, áp xe vú, nhọt vú, vú bị lở, đứt cổ gà, nôn nghén, động thai, phòng sẩy thai, sau khi đẻ say máu; sau khi đẻ cảm sốt, sau khi đẻ phù nề).

- Nhóm 13: Bệnh trẻ em (gồm ợ, nấc cụt, trớ sữa, ói sữa, trẻ ỉa chảy phọt toé ra nước, ỉa chảy phân loãng, ỉa phân sống, cam tích, cam tướt, cam lỵ, còi xương, suy dinh dưỡng, cam thũng, quai bị, ho gà, sởi, thủy đậu, sốt bại liệt, viêm màng não B và di chứng, sổ xuất huyết do muỗi, sưng amidan, viêm tai, thấp tim, đái dầm, thoát vị thừng tinh, lở chàm, chốc đầu – mô đầu, rôm sảy, tưa lưỡi, lở mồm).

Tác giả với trụ sở khu BTTN Hang Kia

Tác giả với trụ sở UBND xã Pà Cò, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình

Trao đổi, phỏng vấn người dân tại chợ Pà Cò về tình hình buôn bán cây thuốc

Phỏng vấn bà Bàn Thị Hoa, dân tộc Dao, xã Tân Sơn, huyện Mai Châu

Trao đổi, phỏng vấn người dân tại chợ Pà Cò về tình hình buôn bán cây thuốc

Tác giả bên các nong phơi thuốc

Tác giả tham gia vào việc thu cây thuốc tại xã Pà Cò cùng cô Hà

Ghi chép đặc điểm và lấy tọa độ vị trí các loài cây thuốc

Điều tra cây thuốc tại xã Hang Kia Ghi chép đặc điểm và lấy tọa độ vị trí các loài cây thuốc

Xử lý mẫu tiêu bản thực vật tại Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật

Thử nghiệm nhân giống Hoàng đằng tại Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật

Chương 3

ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN HANG KIA – PÀ CÒ, TỈNH HOÀ BÌNH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp bảo tồn và phát triển tài nguyên cây thuốc tại khu bảo tồn thiên nhiên hang kia pà cò, tỉnh hòa bình​ (Trang 27 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)