Theo lý luận của y học cổ truyền, bệnh vị chứng long bế là tại bàng quang, có liên quan mật thiết đến các tạng phế, tỳ, can, thận.
Bệnh nhân được lựa chọn theo tiêu chuẩn chẩn đoán các thể bệnh của nội khoa y học cổ truyền gồm 6 thể. Trong phạm vi nghiên cứu, chúng tôi chỉ
nhận bệnh nhân thể thận khí hư có biểu hiện thần khí bạc nhược, tinh thần ủy mị, ưỡi hồng nhạt, bệu, rêu trắng, đoản khí. Tiểu mất thông, nhỏ giọt, đau ưng mỏi gối, mạch trầm tế hoặc nhược [28]. Song trên thực tế, bệnh nhân nghiên cứu ngoài thận khí hư còn có thêm kiêm chứng tổn thương tạng phủ
có liên quan khác như, tạng can, tạng tỳ, và có tổn thương khí huyết. Vì vậy, bệnh nhân nghiên cứu có thận khí hư à gốc, kiêm chứng can thận âm hư, tỳ
thận khí hư, tỳ thận dương hư, kèm tà khí nội sinh à tiêu, và cũng à các thể
bệnh trong nghiên cứu của chúng tôi.
Thể can thận âm hư: Sắc mặt đỏ, ưỡi đỏ rêu ít, hoặc vàng mỏng. Đi
tiểu ít, màu vàng đậm, bế trở không thông. Chóng mặt ù tai, ngũ tâm phiền nhiệt, ưng gối mỏi yếu, ăn ngủ kém. Miệng khát, đại tiện táo. Mạch tế sác [16], [28].
Tỳ thận dương hư: Sắc mặt nhợt, tinh thần ủy mị, ưỡi đạm rêu trắng. Bài tiết kém, không thoải mái, nước tiểu trong. Tay chân lạnh, ưng gối đau
mỏi, ăn ngủ kém. Đi ngoài phân lỏng nát hoặc ngũ canh tả. Mạch trầm tế nhược [16], [28].
Tỳ thận khí hư: Tinh thần mệt mỏi không có sức. Chất ưỡi đạm rêu trắng mỏng, có hằn răng. Tiểu khó không thông, muốn đi, không đi được. Ăn
kém, bụng đầy trướng, tâm quý, ít ngủ, mơ nhiều hay quên, đại tiện lỏng. Mạch tế nhược [16].