Đề tài không nghiên cứu sâu tất cả các loài cây bụi thảm tươi mà chỉ thống kê những loài chính thường gặp, giữ vai trò nhất định trong lớp thảm tươi. Những loài có số lượng cá thể quá nhỏ bé và ít gặp sẽ bị loại trừ.
Qua phụ biểu 4.17; 4.18; 4.19; 4.20 cho thấy, số loài thường gặp trong lớp cây bụi thảm tươi dao động từ khoảng 13 - 26 loài/1 ÔTC. Trong một ÔTC với số năm theo dõi không dài, số loài biến động không lớn giữa các năm. Sự biến động chủ yếu diễn ra ở hệ số độ thường gặp giữa các loài. Xu hướng chung là những năm sau
số loài nhiều hơn những năm trước. Tuy nhiên, trật tự sắp xếp xét theo độ thường gặp của những loài chiếm tỷ trọng cao trong các ÔTC lại ít biến động.
Từ các phụ biểu nêu trên cho thấy: riêng 5 loài xếp đầu về độ thường gặp trong danh lục các loài cây bụi thảm tươi đã chiếm trên 80% diện tích che phủ của lớp thảm tươi ở mỗi ÔTC. Thực tế trong năm loài đó chỉ 2-3 loài đứng đầu là có địa vị thống trị chi phối toàn bộ lớp thảm tươi cây bụi ở từng ÔTC. Do vậy, trong biểu 4.19 dưới đây chỉ mô tả hệ số độ thường gặp của 5 loài đứng đầu và sự chi phối của chúng đến tốc độ cũng như xu thế diễn thế rừng ở từng ÔTC.
Biểu 4.19 Biến đổi thành phần loài chủ yếu trong lớp cây bụi thảm tƣơi.
Ghi chú: Độ thường gặp tầng thảm tươi cây bụi được tính theo các cấp độ: 0-1: rất ít; 1,1-2:ít; 2,1-
3: trung bình; 3,1-4: nhiều; 4,1-5: rất nhiều.
- Nhận xét:
Ở ÔTC1, ÔTC2 và ÔTC3, Cỏ lá tre chiểm tỷ lệ áp đảo so với các loài khác. Chính lớp thảm xanh tạo bởi lớp cỏ vừa cao vừa dầy này đã ngăn cản mạnh mẽ sự
ÔTC
Năm 2003 Năm 2005 Năm 2007
Loài Độ nhiều Loài Độ nhiều Loài Độ nhiều ÔTC1
Cỏ lá tre 3,86 Cỏ lá tre 3,99 Cỏ lá tre 3,96 Cây bụi khác 1,98 Dây leo 2,21 Dây leo 2,28 Lau 0,51 Cây bụi khác 1,42 Cây bụi khác 1,64 Cộng sản 0,44 Riềng dại 0,62 Riềng dại 0,74
Mâm xôi 0,39 Mâm xôi 0,5 Cộng sản 0,48
ÔTC2
Cỏ lá tre 3,35 Cỏ lá tre 3,37 Cỏ lá tre 2,92
Mâm xôi 2,26 Mâm xôi 2,42 Dây leo 2,37
Cây bụi khác 1,68 Dây leo 1,54 Mâm xôi 1,92
Dây leo 1,23 Cây bụi khác 0,95 Chít 0,92
Chít, Chè vè 0,91 Chít 0,94 Sặt 0,9
ÔTC3
Cỏ lá tre 3,38 Cỏ lá tre 3,88 Cỏ lá tre 4,25
Cây bụi khác 0,95 Dướng leo 0,85 Vầu 1,43
Mâm xôi 0,6 Cúc leo 0,43 Loài khác 0,91
Sa nhân 0,37 Bìm bìm 0,36 Dướng leo 0,64
Dây leo 0,28 Sắn dây 0,35 Sắn dây 0,49
ÔTC4
Cộng sản 2,36 Mắt cua 2,47 Cộng sản 2,33
Cây bụi khác 2,14 Cộng sản 1,87 Mắt cua 2,25
Mắt cua 1,85 Lấu 1,69 Loài khác 1,3
Mâm xôi 1,01 Mâm xôi 1,08 Lấu 1,22
xâm nhập của hạt giống các loài cây gỗ tiếp đất để nảy mầm và tồn tại. Đây là điều khác biệt lớn nhất với ÔTC4. Vì vậy số cây tái sinh ở 3 ÔTC này thấp hơn hẳn ÔTC4.
ÔTC2 tuy cũng có Cỏ lá tre chiếm địa vị thống trị nhưng ở đây có loài Mâm xôi chiếm tỷ trọng thứ hai sau cỏ lá tre. ÔTC1 loài Mâm xôi xếp vị trí từ thứ 5 trở về sau. Loài cây này có thân mọc khá dầy tạo thành các vòm trên mặt đất. Sau vài năm lớp thân già bị chết tạo nên các khoảng trống trong các vòm thân đó. Đây là môi trường rất thuận lợi cho hạt giống cây rừng xuyên qua và tái sinh. Vì thế số lượng cây tái sinh ở ÔTC2 cao hơn ÔTC1.
ÔTC3 vừa có loài Mâm xôi đứng ở vị trí cao hơn ÔTC1 vừa có loài Vầu. Năm 2007 loài Vầu chiếm vị trí thứ hai sau Cỏ lá tre. Loài vầu bị các loài dây leo khác như Sắn dây, Bìm bìm, Dướng leo trùm lên làm chết từng đám. Chính các khoảng trống từ cây Mâm xôi chết và Vầu chết đã tạo điều kiện cho hạt giống các loài cây gỗ xâm nhập, tái sinh và phát triển. Sự biến đổi như vậy trong lớp cây bụi thảm tươi đã góp phần làm cho số lượng cây tái sinh ở ÔTC3 tăng vọt trong các năm từ 2004- 2007.
Ở ÔTC4 lớp phủ thực bì không phải là thảm cỏ lá tre mà là các loài cây bụi chiếm thành phần chủ yếu. Đó là các loài cây Cộng sản, Mắt cua, Lấu. Tiếp đến là các loài Cỏ lá tre và Mâm xôi. Sự hoán đổi địa vị thống trị của các loài cây bụi như giữa loài Mắt cua và loài cây Cộng sản qua các năm cũng không gây xáo trộn lớn về mặt môi trường cho cây tái sinh ở ô này. Chính do các loài cây bụi chiếm địa vị thống trị nên đã tạo những khoảng không gian vừa rộng lớn vừa thuận lợi về tiểu hoàn cảnh rừng cho các loài cây gỗ khác xâm nhập, tồn tại và phát triển. Đây là nguyên nhân cơ bản giúp cho số lượng cây tái sinh ở ÔTC4 vượt trội so với 3 ÔTC còn lại mặc dù tuổi rừng phục hồi ở đây là thấp nhất. Từ đó làm cho tốc độ tăng về độ tàn che và sinh khối ở ÔTC này cũng là cao nhất.
Như vậy, thành phần loài cây bụi thảm tươi và mối tương tác giữa chúng với nhau là nhân tố chủ đạo quyết định tốc độ phục hồi rừng sau nương rẫy tại Vườn quốc gia Cúc Phương