Lịch sử địa chất và địa hình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu động thái phục hồi rừng sau nương rẫy tại vườn quốc gia cúc phương (Trang 30 - 33)

3.1 Điều kiện tự nhiên

3.1.2 Lịch sử địa chất và địa hình

* Lịch sử địa chất. Vườn quốc gia Cúc Phương nằm trong vùng đất được

hình thành do vận động tạo sơn kỷ Kimeri (cuối kỷ Jura đầu kỷ Bạch phấn). Theo bản đồ địa chất Việt Nam tỷ lệ 1/500.000, Cúc Phương thuộc phức hệ đá vôi Triat trung, bậc Ladoni, tầng Đồng Giao, có liên hệ với dạng đá vơi Tây Bắc Việt Nam.

Nhìn chung Cúc Phương có lịch sử địa chất rất lâu đời, là cơ sở cho việc hình thành tầng đất dầy và rất thuận lợi cho sự phát triển của hệ thực vật.

* Địa hình. Vườn quốc gia Cúc Phương nằm ở phần cuối của dãy núi đá vôi

chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam từ Trung Quốc qua vùng Tây Bắc của Việt Nam về tỉnh Thanh Hóa, Hịa Bình và Ninh Bình. Giải núi đá vơi đó đến Cúc Phương lại nhô cao hơn hẳn so với các vùng xung quanh. Phía Đơng Bắc Vườn quốc gia Cúc Phương địa hình thấp xuống và nối liền với cánh đồng hẹp khá bằng phẳng chạy dọc hai bên đường quốc lộ 12, từ thị trấn Nho Quan tỉnh Ninh Bình đến thị trấn Vụ Bản huyện Lạc Sơn tỉnh Hịa Bình. Về phía Tây và Tây Nam nền địa hình thấp dần xuống và nối với những cánh đồng ven hai bờ sơng Bưởi. Phía Đơng Nam tiếp giáp với cánh đồng chiêm trũng huyện Nho Quan.

BẢN ĐỒ 3.1 VỊ TRÍ VƢỜN QUỐC GIA CÚC PHƢƠNG

TRONG HỆ THỐNG CÁC KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN VIỆT NAM

4 3 2 1 CHÚ THÍCH 1 : Ô tiêu chuẩn định vị

BẢN ĐỒ 3.2 ĐỊA HÌNH VƢỜN QUỐC GIA CÚC PHƢƠNG VÀ VỊ TRÍ ĐẶT CÁC ƠTIÊU CHUẨN ĐỊNH VỊ

(Biên tập từ nguồn: Cục Bản đồ, Bộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam, 1999)

Tỷ lệ 1:125.000

Địa hình Cúc Phương được tạo bởi hai dẫy n đá vơi chạy song song theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Giữa hai dẫy núi đá vôi là những thung lũng hẹp xen kẽ một số đồi gò đất thấp chạy dọc trung tâm Vườn. Dải thung lũng này đôi chỗ bị ngăn cách bằng những quèn thấp như: quèn Đang, quèn Voi, quèn Xeo…Khoảng 3/4 diện tích Cúc Phương là núi đá vơi, có độ cao tuyệt đối trung bình 300 - 400m. Cao nhất là đỉnh Mây Bạc (656m) nằm ở phía Tây Bắc Vườn. Cúc Phương có dạng địa hình Castơ nửa che phủ, khác với địa hình Castơ che phủ Đồng Giao và Castơ trọc Gia Khánh. Cúc Phương nằm trọn vẹn trong cảnh địa lý đối Castơ xâm thực.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu động thái phục hồi rừng sau nương rẫy tại vườn quốc gia cúc phương (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)