PHẦN 5: THỰC TRẠNG ĐỊNH GIÁ THƯƠNG HIỆU VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 5.1 Thực trạng định giá thương hiệu ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Phương pháp định giá thương hiệu theo Interbrand (Trang 32 - 34)

5.1 Thực trạng định giá thương hiệu ở Việt Nam

Giá trị các thương hiệu Việt Nam từng được ghi nhận

Ở VN, chưa có một thương hiệu nào nổi tiếng thế giới và cũng chưa có một tổ chức nào đứng ra đánh giá xếp hạng các thương hiệu nổi tiếng, song không phải không có những thương hiệu giá trị... triệu USD.

Cách đây vài năm, Công ty Unilever đã mua lại thương hiệu kem đánh răng P/S của một DN VN trị giá 5 triệu USD; Hãng Colgate (Mỹ) cũng đã mua lại thương hiệu kem đánh răng Dạ Lan của một DN VN khác với giá 3 triệu USD...

Có sự khác biệt giữa giá trị được ghi nhận và giá trị thực tế

Mặc dù đã được quy định khá chi tiết, nhưng theo nguyên tắc kế toán, mọi tài sản đều phải được ghi nhận theo nguyên tắc chi phí thực tế phát sinh. Điều đó có nghĩa là: giá trị tài sản vô hình được ghi nhận trên báo cáo tài chính là số tiền thực tế phát sinh để có tài sản đó, chứ không phải là giá trị mà tài sản đó đáng phải có. Ví dụ: giá trị thương hiệu là số tiền doanh nghiệp bỏ ra để có được thương hiệu đó (giá trị ghi nhận), chẳng hạn là AAA đồng. Trong khi đó, có rất nhiều doanh nghiệp, nhà đầu tư sẵn sàng bỏ ra số tiền lớn hơn nhiều lần để có được thương hiệu đó (giá trị thực). Tuy nhiên, có một điều khá thú vị, đó là khi TSVH này được bán đi thì giá trị thực của TSVH lại được ghi nhận rất rõ ràng, và như thế, cái vô hình đã biến thành cái hữu hình.

Nhu cầu về định giá thương hiệu đang có xu hướng gia tăng

Việt Nam đang trải qua những bước đi như của Hàn Quốc, Thái Lan, Trung Quốc,... chính vì thế, sau khi mà hàng loạt các doanh nghiệp ra đời, một loạt các DNNN được cổ phần hóa, các công ty đại chúng dần được niêm yết trên thị trường chứng khoán, thực tế cho thấy mỗi năm có tới hàng ngàn DN cổ phần hóa hoặc có nhu cầu thay đổi về quyền sở hữu, cơ cấu lại vốn ; thêm vào đó, nhu cầu mua bán, nhượng quyền thương hiệu trong kinh doanh đang ngày càng gia tăng, đã kéo theo nhu cầu lớn về định giá thương hiệu

Ở Việt Nam, vấn đề thương hiệu cũng bắt đầu được các công ty quan tâm đến, đặc biệt khi xuất hiện những cuộc tranh chấp về nhãn hiệu thương mại như: võng xếp Duy Lợi, nước mắm Phú Quốc,... Các công ty không những quan tâm đến thương hiệu của mình mà còn thực hiện các biện pháp để bảo vệ và phát triển, có thể kể đến những thương hiệu mạnh như: Vietcombank trong lĩnh vực ngân hàng; Vinaconex, Sông Đà trong lĩnh vực xây dựng;…

Hạn chế đặt ra

Tuy nhiên, dịch vụ định giá thương hiệu DN ở VN còn hạn chế, phần lớn các DN VN

có nhu cầu đang gặp phải khó khăn, lúng túng trong việc định giá thương hiệu như thế nào cho hợp lý.

Nguyên nhân là do ở VN còn có quá ít các tổ chức làm dịch vụ thẩm định giá có đủ uy tín và năng lực thực hiện định giá thương hiệu, nhất là định giá các thương hiệu lớn có uy tín trên thị trường. Đặc biệt, hành lang pháp lý cho cácDN định giá thương hiệu còn thiếu và chưa đầy đủ.

Bên cạnh đó, những thương vụ này vẫn chưa được công bố rộng rãi, ngay cả

Vietcombank khi thực hiện IPO thì giá trị thương hiệu cũng là con số bí ấn, không được công bố công khai; hay những thương vụ sử dụng thương hiệu của cafe Trung Nguyên hay Phở 24 cũng vậy. Chính việc không công bố công khai những chi tiết của những thương vụ như vậy thì càng làm hạn chế sự phát triển của công tác định giá TSVH.

5.2 Giải pháp, khuyến nghị

Định giá TSVH là một nghệ thuật chứ không phải là một khoa học chính xác, giá trị TSVH được xác định theo các phương pháp này được gọi là giá trị lý thuyết. Đây là cơ sở để các bên tham gia trong việc mua – bán tham khảo, và giá trị TSVH thực tế được thị trường và các bên chấp nhận chính là giá chuyển nhượng thỏa thuận thành công.

Để có thể phát triển công tác định giá TSVH ở Việt Nam đòi hỏi phải có sự nỗ lực, phối kết hợp của nhiều bộ phận, trong đó vai trò quan trọng nhất nằm ở phía Chính phủ với những chính sách và các công ty làm dịch vụ định giá và tư vấn đầu tư.

Kiến nghị đối với chính sách vĩ mô

Thứ nhất, Nhà nước cần phải có những quy định cụ thể hơn, chặt chẽ hơn về TSVH

và ghi nhận TSVH. Đồng ý rằng, theo nguyên tắc kế toán, chi phí thực tế phát sinh là cơ sở để ghi nhận giá trị TSVH, từ đó doanh nghiệp được trích khấu hao. Tuy nhiên, cũng có thể cho phép doanh nghiệp xác định giá trị TSVH để được ghi nhận trong Báo cáo tài chính, trong đó phân biệt giữa giá trị được trích khấu hao và giá trị không được trích khấu hao. Đồng thời, để thể hiện được chính xác giá trị của tài sản này thì hàng năm các doanh nghiệp cần phải được các tổ chức định giá xác định lại giá trị của các tài sản vô hình này.

Thứ hai, Nhà nước cần ban hành chi tiết và đầy đủ những tiêu chuẩn về định giá,

trong đó cần kế thừa những tri thức của các nước phát triển, cũng giống như trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán có một bộ Chuẩn mực để thực hiện.

Thứ ba, nâng cao vai trò của Hiệp Hội Định giá Việt Nam, để từng bước hoàn thiện

một lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế, lĩnh vực “Định Giá”.

Kiến nghị đối với các Công ty Định giá, Tư vấn đầu tư

Một là, cần tham gia cùng với Hội và các cơ quan quản lý Nhà nước xây dựng các

Tiêu chuẩn về Định giá của Việt Nam; tham gia đóng góp để thúc đẩy sự lớn mạnh của hiệp Hội.

Hai là, cần đào tạo đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn cao, xây dựng các mô

hình Định giá theo với các tiêu chuẩn của Việt Nam và thông lệ quốc tế, phù hợp với tình hình nền kinh tế của Việt Nam.

Ba là, phối hợp chặt chẽ với các Tổ chức, công ty Định giá quốc tế để nâng cao năng

Một phần của tài liệu Phương pháp định giá thương hiệu theo Interbrand (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(34 trang)
w