Hoạt động sử dụng vốn của Trung tâm

Một phần của tài liệu ối ưu hóa hệ thống logistics tạitrung tâm bưu chính viễn thông sài gòn (SGP) (Trang 30 - 40)

6. Kết cấu đề tài

2.1.6. Hoạt động sử dụng vốn của Trung tâm

Doanh thu L i nhu n trợ ậ ước thuếế Chi phí L i nhu n sau thuếếợ ậ 0 10000000 20000000 30000000 40000000 50000000 60000000 70000000 80000000 90000000

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Sơ đồ 2. 4: Sơ đồ hoạt động kinh doanh

Nguồn công ty bưu chính viễn thông sài gòn (SPT)

Từ sơ đồ ta thấy tổng doannh thu từ hoạt động chính của công ty năm 2017 là 64.086.859 nghìn đồng, năm 2019 là 78.504.680 nghìn đồng dựa vào số liệu trên cho ta thấy năm 2019 công ty đã có sự gia tăng doanh thu đáng kể nhờ vào cắt giảm được chi phí (giảm 7.467.110 nghìn đồng) tương đương đã giảm 29.1% chi phí. Do công ty đã mở rộng quy mô vận chuyển với số lượng lớn sẽ làm giảm chi phí và sắp xếp các chuyến đi giao hàng và nhận hàng một cách tối ưu. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp đang ngày càng phát triển.

2.2. Thực trạng hoạt động logistics

2.2.1. Các yếu tố ảnh hưởng hoạt động logistics tại công ty 2.2.1.1. Nhóm các yếu tố bên ngoài

   

 Thực trạng kết cấu hạ tầng đường bộ

Bảng 2. 3: Kết cấu hạ tầng đường bộ tại Việt Nam

Loại đường Chiều dài (km) Tỷ trọng (%)

Quốc lộ 17.228 6,7 Tỉnh lộ 23.520 9,2 Đường huyện 49.823 19,4 Đường xã 151.187 58,9 Đường đô thị 8.492 3,3 Đường chuyên dùng 6.434 2,5 Tổng 256.684 100

Nguồn: Cục Đường bộ Việt Nam.

Đường bộ Việt Nam hầu hết đều rất hẹp và chất lượng mặt đường rất kém. Về phân cấp đường bộ theo chức năng, từ bảng trên có thể thấy tỷ trọng đường quốc lộ (đường chính yếu) so với tỉnh lộ (đường thứ yếu) là không chênh lệch nhau nhiều. Điều này khiến lưu lượng xe địa phương đi vào các trục quốc lộ quá lớn, gây tắc nghẽn giao thông, tăng tai nạn giao thông, đồng thời chất lượng đường nhanh chóng xuống cấp.

 Thực trạng kết cấu hạ tầng đường sắt

Kết cấu hạ tầng đường sắt lạc hậu, yếu kém; năng lực vận chuyển thấp do quy mô nhỏ và không được hiện đại hóa. Nhiều đoạn tuyến đi qua các vùng địa hình địa chất phức tạp, hiểm trở ảnh hưởng lớn đến năng lực và an toàn vận tải. Tình trạng mòn, sứt mẻ nhiều; phụ kiện liên kết lỏng lẻo, mất mát, rỉ hỏng. Hệ thống kho tàng, bến bãi trên các tuyến đường sắt đều có quy mô nhỏ, chưa đáp ứng được yêu cầu vận chuyển hàng hóa. Tại các nhà ga, hàng hóa được để trong kho, trên 23 toa tàu và xếp ở các bãi chứa tự nhiên. Hầu hết các toa tàu là toa chứa hàng hóa thông thường, rất ít toa tàu chuyên dụng để chuyên chở các loại hàng hóa đặc biệt

 Thực trạng kết cấu hạ tầng đường hàng không

Đường hàng không hiện nay cũng không đủ phương tiện chở hàng (máy bay) cho việc vận chuyển vào mùa cao điểm. Ba cảng hàng không lớn nhất là Nội Bài ở miền Bắc, Tân Sơn Nhất ở miền Nam và Đà Nẵng ở miền Trung vẫn chưa có nhà ga hàng hóa và khu vực hoạt động cho đại lý logistics thực

hiện gom hàng và khai quan. Chỉ cảng hàng không Tân Sơn Nhất là đón được máy bay chở hàng quốc tế.

Thực trạng phát triển công nghệ thông tin

Đối với Việt Nam, công nghệ thông tin và thương mại điện tử còn mới mẻ, song lại có tốc độ phát triển rất nhanh. Số người dân sử dụng máy vi tính và kết nối mạng internet ngày càng tăng. Số doanh nghiệp sử dụng và khai thác mạng internet để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng phổ biến, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao. Một số đã áp dụng thương mại điện tử trong các lĩnh vực marketing, ký kết hợp đồng mua bán, giao nhận vận tải hàng hóa, bảo hiểm, thanh toán…

Thực trạng môi trường cạnh tranh

Lĩnh vực logistics bao gồm nhiều loại hình dịch vụ logistics khác nhau. Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ có thể cung ứng đơn lẻ một hoặc một số loại dịch vụ, hoặc có thể cung ứng đồng bộ các dịch vụ theo yêu cầu của khách hàng. Thực tế hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp chỉ đủ năng lực cung ứng các dịch vụ đơn lẻ, hay nói cách khác là thực hiện một hoặc một số công đoạn của toàn bộ dây chuyền cung ứng, phổ biến nhất là các dịch vụ giao nhận, kho bãi, khai quan hay vận tải nội địa. Đối với các doanh nghiệp này, rào cản để gia nhập và rút khỏi ngành không lớn.

2.2.1.2. Nhóm các yếu tố bên trong Nguồn lực tài chính

SGP là một chủ thể độc lập trong kinh doanh, chủ động về mặt tài chính, tự chủ trong phương án kinh doanh. Tỷ lệ vốn chủ sở hữu của công ty tăng đều qua các năm và luôn chiếm tỷ trọng lớn trong nguồn vốn của công ty chứng tỏ tình hình huy động vốn của công ty tương đối tốt và có ảnh hưởng tích cực đến khả năng tự chủ tài chính và hiệu quả kinh doanh của công ty. Tuy nhiên vẫn chưa đủ khả năng để công ty mở rộng thêm quy mô hoạt động và đầu tư mới trang thiết bị.

Đặc điểm về nguồn nhân lực

Trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ nói chung và kinh doanh dịch vụ giao nhận vận tải nói riêng, con người đóng vai trò chủ đạo, chất lượng dịch vụ được đánh giá bằng mức độ hài lòng của khách hàng, sự hài lòng đó được mang lại từ sự

phục vụ nhiệt tình, chu đáo, nhanh chóng, chính xác với mức giá phải chăng và nó hoàn toàn phụ thuộc vào đội ngũ nhân viên. Chính vì thế, nâng cao chất lượng và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực là yếu tố quan tâm hàng đầu của ban lãnh đạo công ty. Công ty luôn cố gắng phân bỏ nguồn nhân lực hợp lý, khai thác tối đa chuyên môn và sở trường của từng các nhân để đạt được hiệu quả cao nhất trong công việc

Cơ sở vật chất kỹ thuật

Về phương tiện vận tải, SGP đã có sự đầu tư cần thiết về phương tiện vận tải với đội xe tải đáp ứng được 70% nhu cầu chuyên chở hàng hoá trong nước đối với các hợp đồng của công ty, tuy nhiên, công ty vẫn còn phải thuê ngoài các văn phòng, kho bãi khiến giá cả dịch vụ thiếu tính cạnh tranh. Mặc dù vậy, với quy mô và khối lượng giao nhận của công ty hiện nay, việc thuê ngoài thay cho đầu tư mua sắm những trang thiết bị có chi phí lớn là hoàn toàn hợp lý. Trong tương lai, khi quy mô công ty được mở rộng, công ty cần chú trọng vào đầu tư cơ sở vật chất hơn.

2.2.2. Thực trạng hoạt động logistics tại Trung tâm Bưu chính viễn thông Sài Gòn.

2.2.2.1 Thực trạng hoạt động logistics tại Trung tâm - Các dịch vụ hiện có

SGP thực hiện một phần hoặc toàn bộ các công việc nhận hàng, vận chuyển, vận tải, lưu kho, lưu bãi, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hoá theo thoả thuận với khách hàng để hưởng thù lao. Tuy nhiên, do chưa có đủ tiềm lực tài chính để đầu tư phương tiện vận tải quốc tế nên công ty kinh doanh chủ yếu trên lĩnh vực giao nhận hàng hoá.

- Cơ sở kho bãi, nguyên liệu đầu vào

Công ty vẫn phải đi thuê văn phòng, kho bãi và các nhà thầu phụ khác. Tuy nhiên đối với những mặt hàng cần phải có kho bãi để bảo quản, công ty phải thuê kho bãi của một bên khác để đảm bảo yêu cầu của khách hàng. Giá dịch vụ mua ngoài ( xăng dầu, điện, nước…), giá thuê kho bãi, giá thuê nhân công… làm cho tổng chi phí tăng lên rất nhiều gây ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty.

- Hệ thống thông tin

Ứng dụng công nghệ thông tin cho phép doanh nghiệp hoạt động dịch vụ logistics phát hiện các điểm yếu trong toàn bộ quá trình lưu chuyển của hàng hoá, thời gian lưu kho ở các điểm chuyển tải. Công ty còn sử dụng các ứng dụng phần mềm quản lý nội bộ những thông tin về đơn hàng, kiểm soát hóa đơn giao nhận, và sử dụng các trang web hỗ trợ việc kiểm soát xe duy chuyển.

- Dịch vụ khách hàng

 Các nhân viên phòng Sales – Marketing sẽ nghiên cứu thị trường, tìm kiếm khách hàng tiềm năng cho công ty, đồng thời duy trì mối quan hệ hợp tác tốt đẹp lâu năm đối với các khách hàng, đối tác quen thuộc của công ty.

 Các nhân viên phụ trách chuyên môn sẽ theo dõi và chủ động thông báo về tình hình hàng hoá cũng như tiến độ thực hiện hợp đồng cho khách hàng tạo tâm lý yên tâm và tin tưởng về dịch vụ mà công ty cung cấp; tận tình giải quyết và phối hợp với khách hàng khi có vấn đề phát sinh trong nghiệp vụ có liên quan.

- Hệ thống điều vận tại Công ty

Dựa vào sơ đồ trên ta có thể thấy:

 Bưu cục và Khách hàng có nhu cầu giao hàng hóa sẽ trực tiếp liên

hệ với tổng đài.

 Tổng đài nhận tin và chuyển thông tin của khách hàng (địa chỉ giao hàng, số lượng, khối lượng hàng hóa, giờ có thể giao/ nhận,...) lên hệ thống nội bộ của công ty cho phòng điều vận xe.

 Phòng điều vận xe sẽ trực tiếp điều tài xế đang có tại bưu cục hoặc đang trên tuyến đường gần đó đến địa chỉ trên nhận hàng.

 Tài xế sẽ là người làm việc trực tiếp với khách hàng về việc giao nhận hàng hóa, và có trách nhiệm vận chuyển hàng hóa an toàn trở về bưu cục.

 Bưu cục tiếp tục làm việc với phòng khai thác vận chuyển để kiểm tra số hàng nhận được và chuyển chuyến thư sang phòng điều vận.

 Phòng điều vận tiếp tục nhiệm vụ điều xe và tài xế vận chuyển hàng giao cho khách hàng.

2.3. Đánh giá thực trạng hoạt động logistics tại công ty

2.3.1. Ưu điểm

2.3.1.1. Chất lượng dich vụ logistics tương đối tốt

Hiện nay công ty đang sở hữu một hệ thống kho bãi chất lượng cao tại các vị trí thuận lợi và hiện tại đang tiếp tục được mở rộng. Hệ thống đèn chiếu sáng đạt tiêu chuẩn, hệ thống ánh sáng ở mái…trong kho bãi, đáp ứng được yêu cầu của khách hàng. Tuy chưa phải là đạt tiêu chuẩn được như các kho hàng hiện đại của các hãng lớn, nhưng, những dịch vụ hiện có cũng làm hài lòng những khách hàng có nhu cầu không quá lớn về mảng dịch vụ này.

2.3.1.2. Hệ thống công nghệ thông tin khá tốt

Trung tâm trang bị cho mình một hệ thống quản lý nội bộ khá tốt, giúp việc kiểm soát thông tin khách hàng một cách dễ dàng. Công ty đã dùng phần mềm quản lý nội bộ Postal Managenment System 1.0, trang wed Bản đồ trực tuyến – quản lý ô tô, trang wed thông tin đơn hàng – Workapp.

2.3.2.1. Hạn chế 1: còn tập trung nhiều vào các hoạt động giao nhận truyền

thống

Trung tâm Bưu chính viễn thông Sài Gòn là một trong những công ty đi đầu về dịch vụ vận chuyển hàng hóa nên việc thực hiện giao nhận truyền thống là chủ lực. Việc chuyển đổi hoàn toàn hình thức giao nhận để phù hợp thời đại Công nghệ 4.0 là điều rất khó khăn. SGP mảng hoạt động logistics phần lớn tập trung vào những hoạt động chủ yếu sau:

- Dịch vụ giao nhận: đại lý mua bán, ký gửi hàng hoá; đại lý làm thủ tục hải quan.

- Dịch vụ kho bãi: kinh doanh kho bãi, bốc xếp, bảo quản, vận tải các loại hàng

hoá và một số dịch vụ kho bãi gia tăng.

- Dịch vụ vận chuyển hàng hoá: vận tải đa phương thức, vận tải hàng hoá bằng

đường biển, đường không, đường bộ, đường sắt trong và ngoài nước. Phương tiện vận tải mặc dù được đầu tư nhiều nhưng vẫn chỉ ở mức trung bình nên năng suất lao động đạt được chưa cao. Dịch vụ logistics mà công ty cung cấp chưa được đa dạng và tích hợp thêm nhiều dịch vụ giá trị gia tăng giống một số nhà cung cấp dịch vụ lớn trên thị trường. Bên cạnh đó, công ty vẫn còn thiếu dịch vụ quản trị chuỗi cung ứng - loại hình dịch vụ trợ giúp cho việc thực hiện kế hoạch kinh doanh của khách hàng diễn ra đúng tiến độ, ăn khớp với kế hoạch chuyên chở được đề ra, tránh được việc chờ đợi, lãng phí thời gian trong quá trình chuyên chở.

Nguyên nhân của hạn chế

Công ty hiện nay chưa có khách hàng để phát triển logistics. Khách hàng của

công ty

phần lớn là các công ty có quy mô vừa và nhỏ, và các khách hàng gia đình. Do đó, họ thường chỉ thuê một vài dịch vụ mà công ty cung cấp trong chuỗi dịch vụ logistics, chủ yếu nhất là các hoạt động giao nhận truyền thống.

2.3.2.2. Hạn chế 2: Chất lượng nhân viên làm việc trong lĩnh vực logistics còn yếu

Một trong những vấn đề lớn còn tồn tại trong công ty hiện nay là khả năng giao tiếp, trình độ tiếng Anh của các nhân viên còn nhiều hạn chế. Với đặc điểm của dịch vụ logistics toàn cầu, với việc đang chuyển đổi các hình thức liên kết cụ thể là liên kết quốc tế để mở rộng hệ thống công ty thì việc giao tiếp là điều cần thiết đối với tất cả các nhân viên tại công.

Nguyên nhân của hạn chế

Trong khâu tuyển dụng, công ty chưa thực sự chú trọng vào khả năng Anh ngữ của ứng viên mà chỉ tập trung vào kinh nghiệm của ứng viên ở vị trí tuyển dụng. Chính vì lẽ đó mà nhân viên của công ty yếu về mặt ngoại ngữ, dẫn đến

yếu trong

việc giao tiếp và tìm kiếm khách hàng, đối tác nước ngoài, ảnh hưởng không nhỏ đến

hiệu quả hoạt động kinh doanh dịch vụ của công ty. Chủ yếu nhân viên tích lũy kinh nghiệm qua quá trình họ làm việc, mà như vậy họ chỉ có sự am hiểu ở mảng mà họ chuyên trách còn sự hiểu biết cũng như kinh nghiệm ở các mảng khác lại hầu như không có. Điều này làm giảm sự hỗ trợ lẫn nhau giữa các phòng ban trong công ty dẫn đến sự ảnh hưởng tới kết quả công việ c.

2.3.2.3. Hạn chế 3: Hoạt động marketing và dịch vụ khách hang yếu kém

Công ty hiện chưa có các hoạt động marketing và chiến lược khách hàng cho mảng hoạt động logistics. Các hoạt động tiếp thị trực tiếp và chăm sóc khách hàng mới chỉ được tổ chức ở mức độ nhỏ lẻ như: thăm hỏi, tặng quà sinh nhật…

Vấn đề tìm kiếm khách hàng cũng như chăm sóc khách hàng: Đến thời điểm hiện tại công ty vẫn chưa có những nhân viên chuyên trách công việc chăm sóc khách hàng thật sự.

Nguyên nhân của hạn chế

Trước hết là sự thiếu đa dạng trong các loại hình dịch vụ logistics. Tiếp đến là vấn đề giá cả. Giá của các dịch vụ do công ty cung cấp thường có rẻ hơn chút ít so với một số đại lý vận tải khác tuy nhiên chất lượng lại chưa phải là tốt nhất, vẫn thường xuyên xảy ra tình trạng hoãn chuyến, ảnh hưởng đến tiến độ giao hàng của khách. Còn giá cả của các dịch vụ khác như kho bãi, đóng gói hàng hóa… thường đắt hơn vì công ty phải thuê lại. Công ty hiện vẫn chưa có

được chiến lược rõ ràng và quyết định đầu tư kinh phí cần thiết cho hoạt động Marketing. Sự phân công chưa rõ ràng khiến cho công việc tìm kiếm và chăm sóc khách hàng của công ty chưa đạt được kết quả mong muốn.

Chương 3: GIẢI PHÁP NHẰM TỐI ƯU HOẠT ĐỘNG LOGISTICS TẠI TRUNG TÂM BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG SÀI GÒN.

Nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics tại công ty trên cơ sở định hướng phát triển chung là phát triển dịch vụ hòan hảo, mở rộng dịch vụ logistics cung cấp là một điều thực sự cần thiết cho công ty hiện nay và trong tương lai. Ta có thể áp dụng các biện pháp như sau:

Đa dạng hoá các dịch vụ cung cấp

Chú trọng vào mảng Marketing và chăm sóc khách hàng

Một phần của tài liệu ối ưu hóa hệ thống logistics tạitrung tâm bưu chính viễn thông sài gòn (SGP) (Trang 30 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(46 trang)