Có lẽ áp lực mạnh nhất trong việc hình thành nên cách cư xử của con người đó là việc sợ hãi sự từ chối. Nỗi sợ hãi với từ: “Không”; “Biến đi”; “Mày nghĩ mày là ai?” hay điều gì đó rất bất lịch sự – đó là nỗi sợ hãi về việc bị hắt hủi. Tất cả chúng ta đều phải trải nghiệm việc đó theo những cách khác nhau và nó thường gây tổn thương nghiêm trọng bởi lẽ tất cả chúng ta đều có nhu cầu được quan hệ. Đây là một trong những nhu cầu cốt lõi nhất tạo ra loài người và giúp chúng ta sống trong một xã hội.
Sự sợ hãi khi bị từ chối sẽ ngăn cản chúng ta trong việc tạo dựng quan hệ. Nếu chúng ta học cách điều khiển và chế ngự nỗi sợ hãi này, thì chúng ta có thể tạo dựng quan hệ hiệu quả và thành công hơn.
“Không” chỉđơn giản nghĩa là “không”
Những trải nghiệm của chúng ta đến từ việc hiểu từ “không” theo cách tiêu cực. Với chúng ta từ “không” có thể có nghĩa “không – bạn không tốt lắm” hay “không – tôi không thích bạn”. Từ “không” chỉ đơn thuần có một nghĩa là “không” và tất cả những gì thêm vào quanh nó chỉ là sự lý giải của chúng ta, chúng cũng có thể đúng hoặc không. Lần tới nếu bạn nghe thấy từ “không” thì hãy lắng nghe những suy nghĩ của mình. Bạn nghĩ điều gì tạo nên nghĩa của từ đó? Bạn có muốn thử thách những ý nghĩ của mình bằng việc đặt câu hỏi “Liệu nó có đúng?” hay “Liệu tôi có thể khẳng định 100% rằng từ “không” của họ có nghĩa như vậy?”
Bất kể từ“không” nào cũng mang tôi đến gần hơn với từ“có”
Đúng như những câu ở trên cho thấy, nếu mỗi lần bạn nghe thấy ai đó nói “không” thì nó không nhất thiết là bạn phải từ bỏ ngay lập tức vì sự từ chối. Có thể người mà bạn đang đưa ra một yêu cầu có một ngày tồi tệ và nếu bạn yêu cầu họ một lần nữa vào cuối ngày đó, hay có lẽ là tuần tới, họ có thể đáp trả khác. Bí quyết ở đây là hoặc hỏi lại lần nữa hoặc đi hỏi người khác.
Sựlinh động
Có lẽ những người xử lý giỏi việc từ chối và vẫn đang có được những cách thức xử lý mới chính là bọn trẻ. Liệu có cặp vợ chồng nào chưa trải nghiệm tình huống này khi đi mua sắm:
Con: “Bố, mua cho con vài cái kẹo nhé!” Bố: “Không, giờ này gần với giờ ăn tối rồi.”
Bố: “Không được, nó sẽ làm con ăn mất ngon.”
Con: “Bố, điều này không công bằng, nếu là mẹ hẳn mẹ sẽ mua cho con rồi.” Đứa trẻ cau có và dậm chân xuống đất.
Bố: “Không, mẹ con sẽ không làm điều đó đâu.”
Con: “Bố không thương con gì cả.” Lúc này, đứa trẻ đang khóc thành tiếng. Bố: “Tất nhiên là bố thương con, nhưng giờ thì con không thể ăn kẹo.”
Con: “Không bố chẳng thương con.” Đứa trẻ nói oang oang và la hét lớn tiếng.
Bố: “Được rồi, bố sẽ mua một vài cái. Nín đi. Nhưng con chỉ được ăn sau bữa tối thôi đấy.”
Con: “Được ạ.” Đứa trẻ vẫn khóc thút thít (nhưng đã tươi tỉnh hơn!).
Trong ví dụ trên, ai đã cho thấy mình là người linh động nhất? Đó chính là đứa trẻ. Khi cậu bé nhận ra rằng đòi hỏi của mình không được đáp ứng, cậu sẽ thử nhiều cách cho tới khi người cha chấp nhận đáp ứng đó!
Điều này không có nghĩa khuyên bạn cứ tiếp tục mãi dù đã bị từ chối, mà là hãy nghĩ về việc bạn có thể tiếp cận cùng một vấn đề nhưng với nhiều cách thức khác nhau. Bạn có thể nghĩ ra một cách để đáp ứng chân thành những yêu cầu của người khác hay tạo ra những giá trị tích cực dành cho họ để có được sự hợp tác. Điều cốt yếu đó là một chiến thuật khác được sử dụng. Bạn cũng có thể yêu cầu có được lời nhận xét từ người đó, tại sao họ lại từ chối yêu cầu của mình, hay bạn cũng nên nghĩ đến việc làm thế nào để đối phó với trải nghiệm đó. Một câu hỏi hay đặt ra cho bạn đó là: “Làm thếnào để tôi có thể làm việc đó khác đi và hiệu quảhơn?” hay “Theo cách nào thì khảquan hơn?”
Vượt qua nó!
Trong cuộc sống không phải lúc nào chúng ta cũng có được những điều mình muốn. Mặc dù bạn có thể đưa ra một yêu cầu chân thành tới một ai đó nó hẳn là lôi cuốn nhất và cũng có thể là rất tệ vì người đó chỉ quan tâm đến bản thân, thì tôi luôn trông đợi bạn sẽ có được cách của chính mình. Đôi khi điều đáng trọng (với bạn) và phù hợp nhất mà bạn có thể làm đó là hãy bỏ đi sự từ chối. Vấn đề có thể ở chính người từ chối bạn chứ không phải ở bạn.
Carole Stone, tác giả của những cuốn sách về chủ đề tạo dựng quan hệ, đã đưa ra cách phản ứng lại trước sự khinh rẻ. Cô nói:
Nếu tôi biết rõ người đó, tôi sẽ chỉ hỏi một câu đơn giản: “Anh thật sự muốn cư xử thô lỗ như thếà?” Còn không thì tôi quên đi sự khinh rẻđó và bạn cũng sẽvượt qua được điều đó chỉ