Trong cuốn sách The Inner Game of Tennis (Tinh thần thi đấu trong môn tennis), xuất bản năm 1972, W. Timothy Gallway, huấn luyện viên tennis đã tập trung bàn về cách ghi điểm ở các trận đấu quyết liệt. Ông nhận thấy rằng thành công trong các ván tennis không chỉ đòi hỏi vận động viên phải tập trung vào kỹ năng bề ngoài (chúng ta đều có thể nhìn thấy), mà còn phải có kỹ năng nội tại về tâm lý thi đấu như: tự tin, bền bỉ, tinh thần thi đấu, “sự sẵn sàng” và trạng thái tâm lý thoải mái. Tất cả những kỹ năng bề ngoài cũng như nội tại đều quan trọng. Kinh nghiệm của tác giả đã cho thấy “tâm lý của những nhà vô địch” đã tạo ra sự khác biệt, đặc biệt khi kỹ năng thi đấu bề ngoài của hai bên là ngang nhau.
Thái độ và niềm tin cần có trước các công cụ và kỹnăng
Những giá trị và niềm tin trực tiếp hình thành nên hành động của chúng ta – những hành động về sau trở thành thói quen của mỗi người, có thể giúp chúng ta đến với thành công hoặc khiến chúng ta thất bại trong tạo dựng quan hệ. Ví dụ: Nếu tôi tin “mình không phải là người tự tin”, thì niềm tin đó sẽ ảnh hưởng đến quá trình lựa chọn những hoạt động mà không cần có sự tác động với những người xung quanh. Tự thân vận động dần trở thành thói quen và không tác động với ai cả. Việc tạo dựng quan hệ trở thành một điều xa vời.
Tuy nhiên, nếu tôi chỉ đơn thuần thay đổi cách cư xử và cố gắng gia nhập vào một nhóm người nào đó, nhưng bản thân vẫn giữ niềm tin cố hữu “mình thiếu tự tin”, tôi sẽ cảm thấy không thoải mái, và điều này càng khiến tôi tin rằng sống một mình vẫn tốt hơn. Thay đổi hành vi cư xử của bản thân thôi chưa đủ, bạn cũng cần phải thay đổi niềm tin của mình nữa.
Sẵn sàng đón nhận rủi ro
Hầu hết trong số chúng ta tại các thời điểm khác nhau đều cùng có cảm nhận giống như mẫu người thích chầu rìa. Chúng ta sẽ chỉ để ý đến mẫu người đóng vai trò kết nối và tự hỏi liệu mình và người này có đến từ cùng một hành tinh. Tại sao hai người lại quá khác biệt trong khả năng tạo dựng quan hệ? Trong tình trạng “đau khổ”, họ thường né tránh để đảm bảo một vài điều gì đó. Lợi ích của điều đó khiến chúng ta không phải giao tiếp với ai. Chính vì thế, chúng ta sẽ tránh được việc phải chịu xấu hổ, đối đầu, hay sự ngượng nghịu. Tuy nhiên, cái giá mà chúng ta phải trả có thể là không bao giờ được hưởng lợi từ mối quan hệ, sự tương trợ hay niềm hân hoan mà những người khác đem lại cho mình. Cơ hội luôn đi liền với mạo hiểm.
Bên cạnh việc cởi mở gặp gỡ và kết giao với những người bạn mới, đồng thời bạn cũng phải biết chấp nhận sự từ chối từ phía họ. Tuy nhiên, những người kết giao dày dạn kinh nghiệm hiểu được lợi ích từ bất cứ mối quan hệ nào đó có thể nảy sinh là rất lớn. Những người tạo dựng quan hệ cừ khôi tin rằng con người ai cũng thân thiện và sẵn lòng kết bạn.
Thay đổi niềm tin
Một trong những cách hiệu quả nhất để bạn có thể thành công trong việc tạo dựng quan hệ là thay đổi niềm tin hạn hẹp. Tầm quan trọng của thái độ có thể được minh chứng qua ví dụ về “Ngày đen đủi”.
Bạn đã bao giờ trải qua những ngày mà dường như mọi thứ xung quanh đều trở nên rối tung hay chưa? Đầu tiên, bạn không thể thức dậy đúng giờ khi phải đến phỏng vấn…dĩ nhiên bạn đã bỏ lỡ một cuộc gặp quan trọng…hay bạn quên không gọi điện chúc mừng sinh nhật cô bạn đồng nghiệp…bạn vừa bị lỡ xe bus và trời bắt đầu đổ mưa…đến quán rượu đúng lúc họ vừa đóng cửa! Thậm chí, nếu một số việc diễn ra suôn sẻ, thì ở tình trạng này bạn cũng không thể nhận ra điều đó.
Khi chúng ta rơi vào một tâm trạng cụ thể nào đó, thì mọi thứ xung quanh dường như càng khẳng định thêm niềm tin của mỗi người. Nếu chúng ta cho rằng mình thật ngu ngốc và ai đó đang bình phẩm về điều đó, chúng ta sẽ dùng niềm tin ấy như một minh chứng để chứng tỏ bản thân trong niềm tin tiêu cực.
Điều này đúng trong cả trường hợp ngược lại. Bạn đã bao giờ cảm thấy hạnh phúc đến nỗi không cần quan tâm đến bất cứ việc gì xảy ra trong ngày hôm đó. Bạn đang hạnh phúc và không điều gì có thể khiến bạn buồn phiền! Thậm chí, nếu như bị ai đó chê trách, bạn chắc chắn cũng vẫn cảm thấy vui.
Tin vào những gì bạn làm
Bước đầu tiên là hình thành một cách ý thức về niềm tin của bản thân. Nhiều trong số những điều chúng ta tin tưởng đều ở tình trạng vô thức và cho dù chúng ta không thừa nhận điều đó, nhưng những hành vi của bạn sẽ nói lên tất cả. Khi bạn nhận ra những niềm tin tiêu cực đã khiến nỗ lực kết giao của bạn trở nên vô ích, bạn có thể bắt đầu quá trình đánh giá lại những niềm tin đó, phản bác lại chúng và tạo ra những niềm tin tích cực. Chúng ta có thể không đủ khả năng tạo ra hiện thực bên ngoài nhưng lại cất lên tiếng nói trong sự trải nghiệm hiện thực của bản thân.
Ví dụ
Việc thay đổi niềm tin của chúng ta về khả năng kết giao là một trong những bí quyết cơ bản để thành công. Cách cư xử và kết quả luôn luôn phản ánh những gì bạn thật sự tin tưởng.