Thực hành một số thao tác rèn luyện về câu: 1 Tách câu

Một phần của tài liệu BẢN NOTE môn TIẾNG VIỆT (Trang 27 - 30)

1. Tách câu

- Là thao tác tách một bộ phận của câu thành câu riêng biệt.

VD: Mọi người Nga hôm nay đều thích làm giàu. Tiền, đó là mục đích. Duy nhất. Cao nhất. Đẹp nhất.

Các thành phần câu có thể tách:

- Vị ngữ: Trăng lên. Cong vút và kiêu bạc ở góc trời.

- BN: Tôi nghĩ đến sức mạnh của thơ Chức năng và vinh dự của thơ

- Định ngữ: Mọi người Nga hôm nay đều thích làm giàu. Tiền, đó là mục đích. Duy nhất. Cao nhất. Đẹp nhất.

- Một vế của câu ghép: Bác dư sức để trở thành một nhà văn lớn của châu u hay một nhà thơ thiên tài châu Á. Nếu như không có chúng ta. Nếu như không có những cái khác lớn hơn Bác.

Việc tách câu có nhiều tác dụng:

- làm nổi rõ thông tin ở nòng cốt câu

- làm nổi rõ thông tin trong bộ phận câu được tách riêng ra - tạo điều kiện để chuyển sang một chủ đề khác

- thể hiện những ý nghĩa nhất định trong miêu tả sự vật, sự việc, tâm trạng.

VD: Trăng lên. Cong vút và kiểu bạc ở góc trời.

2. Mở rộng và rút gọn câu:a. Mở rộng câu: a. Mở rộng câu:

- Là thao tác thêm vào câu những từ ngữ đóng vai trò phụ về cấu tạo ngữ pháp để cấu tạo của câu được mở rộng, được phát triển làm cho nội dung câu được cụ thể hóa, chi tiết hóa.

- Mở rộng cân bằng nhiều cách: thêm thành phần phụ cho từ (ĐN cho DT, BN cho ĐT, TT); thêm thành phần phụ cho cả câu (Đề ngữ, Trạng ngữ). + Mở rộng câu bằng cách thêm các thành phần phụ cho từ (định ngữ cho danh từ, bổ ngữ cho động từ, tính từ)

+ Mở rộng cân bằng cách thêm vào thành phần phụ (trạng ngữ, đề ngữ) cho cả câu. Các thành phần phụ này bổ sung ý nghĩa và cụ thể hóa ý nghĩa cho cả câu.

VD: Việc lựa chọn mô hình kinh tế có ảnh hưởng quyết định đến việc lựa chọn kinh tế tối ưu.

-> Trong nền kinh tế, đối với doanh nghiệp, việc lựa TrN1 TrN2

chọn mô hình kinh tế có ảnh hưởng quyết định đến việc lựa chọn kinh tế tối ưu.

b. Rút gọn câu

- Rút gọn câu là thao tác lược bớt các thành phần phụ của từ hoặc thành phần phụ của cả câu, chỉ còn giữ lại các từ đóng vai trò của thành phần chính. Sau khi rút gọn, câu vẫn đúng về cấu tạo ngữ pháp nhưng nội dung kém cụ thể hơn.

- Thao tác rút gọn giúp ta nhận ra cấu tạo nòng cốt của câu và phân biệt câu đúng với câu sai do thiếu thành phần.

VD: Hai ngày sau, chính một số cảnh sát đã giải anh đi tối hôm trước lại quay về nhà thương Chợ Quán.

-> Cảnh sát / quay về

3. Thay đổi trật tự các bộ phận trong câu3.1. Chức năng của trật tự từ 3.1. Chức năng của trật tự từ

a. Biểu thị quan hệ ngữ pháp giữa các từ, các bộ phận trong câu

- Nếu hai từ có quan hệ đẳng lập với nhau thì, về nguyên tắc, từ nào đứng trước cũng được.

VD: tôi và bạn / bạn và tôi; học và chơi / chơi và học...

- Nếu hai từ có quan hệ chính - phụ với nhau thì trật tự thuận thông thường là: từ đóng vai trò chính đứng trước, từ đóng vai trò phụ đứng sau. Thay đổi trật tự này thì vai trò của mỗi từ cũng thay đổi.

VD: ảo thêu / thêu ảo; chị của bạn / bạn của chị; học bài / bài học

- Nếu hai từ có quan hệ chủ - vị với nhau thì trật tự thuận là: chủ ngữ đứng trước, vị ngữ đứng sau.

b. Biểu thị quan hệ thông tin giữa các bộ phận câu

- Phần nêu (đề) là bộ phận nêu lên sự vật, sự việc hay tình | huống được lấy làm đề tài bàn luận trong câu.

- Phần báo (thuyết) là bộ phận truyền đạt thông tin mới về sự vật, sự việc, tình huống nói ở phần nêu cho người nghe, người đọc.

-> Trong những điều kiện bình thường, phần nêu đứng trước phần báo.

Ảy cũng may cho cô, vớ vẫn mãi ở ngoài phố thế này mà gặp mật thám hay đội con gái thì khốn). Mật thám tôi cũng chả sợ, đội con gái tôi cũng chả cần.

->Cũng có những câu chỉ gồm phần báo.

Ấy là một mùa hè năm kia, tôi đang đứng ngoài cửa gặm mấy nhánh cỏ non điểm tâm. Bỗng từ đằng cuối bài tiến lại hai đứa bé

c. Biểu thị quan hệ logic

- ngữ nghĩa giữa các bộ phận câu. - Biểu thị thứ tự thực hiện hành động.

Tia nuôi tôi đứng lại / nhìn họ một lát / rồi bỗng nhiên ông đưa chếch cảnh tay phải lên,/ tay trái áp vào ngực, nghiêng người tới trước, nói một cách trịnh trọng:

- Biểu thị thứ bậc của sự vật.

Buổi tối hôm đó, bà nội, cô giáo và nó ngồi ăn cam, nói chuyện mãi. 3.3. Một số biện pháp đảo trật tự từ

a. Đảo Vị ngữ lên trước Chủ ngữ

Xiên ngang mặt đất / rêu từng đám Đâm toạc chân mây / đá mấy hòn

b. Đảo Bổ ngữ lên đầu câu

Cùng lắm, nó giở quẻ, hắn cũng chỉ đến đi ở tù. Ở tù | thì hắn coi là thường.

c. Thay đổi vị trí của Trạng ngư

Qua ti-vi, tôi nghe tin ấy. Tôi nghe tin ấy qua ti-vi. Tôi, qua ti-vi, nghe tin ấy.

4. Chuyển đổi câu và cách diễn đạt

a. Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động

- Câu chủ động có kết cấu như sau:

Chủ thể + hành động + đối tượng của hành động - Câu bị động có kết cấu như sau:

Đối tượng của hành động + bị/được/ + hành động + chủ thể Phải + động từ

Động từ + phải + bổ ngữ

VD: Cô ấy phải dậy sớm Cô ấy ăn phải thức ăn thiu. Anh ấy mua phải đồ cũ.

Còn có kiểu câu bị động không sử dụng các phó từ bị, được, phải.

VD: Nhà này xây xong rồi. Lúc ấy, Quốc tế ca đã dịch sang tiếng ta rồi.

* Việc chuyển đổi câu có ý nghĩa chủ động thành câu có ý nghĩa bị động và ngược lại nhằm hai mục đích:

- Chuyển bộ phận cấu chứa thông tin đã biết lên làm phần nêu, đảm bảo liên kết cấu với những câu khác.

- Tránh lặp đi lặp lại một kiểu cấu trúc, gây ấn tượng nhàm chán.

4.2. Chuyển đổi câu khẳng định thành câu phủ định và ngược lại

- Câu trần thuật khẳng định: là câu xác nhận sự tồn tại của hành động, trạng thái, tính chất của đối tượng được nói đến ở chủ ngữ.

- Câu trần thuật phủ định: là cầu xác nhận sự vắng mặt của đối tượng hoặc xác nhận sự vắng mặt của các đặc trưng của đối tượng.

VD: Cái áo này không đẹp,

không, chẳng, chưa không hề, chưa hề, chẳng hề, không phải, chẳng phải, chưa phải không (có)... đâu, nào có... đâu, đâu có ..., làm gì có..., có phải... đâu vv...

CHƯƠNG 4: LUYỆN KĨ NĂNG DÙNG TỪ TRONG VĂN BẢN

Một phần của tài liệu BẢN NOTE môn TIẾNG VIỆT (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(31 trang)
w