1. Dùng từ phải đúng về âm thanh và hình thức cấu tạo
Câu sai: Đến khi ra pháp trường, anh Trỗi vẫn hiên ngang đến phút chót lọt.
o - chót:
-> phần ở điểm giới hạn, đến đó là hết, đến đó là chấm dứt. VD: màn chót của vở kịch, cao chót vót
o trót:
-> lỡ làm hoặc lỡ để xảy ra một việc không hay, mà sau đó thấy ân | hận. VD: Trót làm việc xấu
o trót lọt:
-> tiến hành xong một công việc sau khi đã trải qua khó khăn, cản trở. VD: Chuyển hàng đã chuyển đến nơi trót lọt.
2.Dùng từ phải đúng nghĩa 2.1. Nghĩa của từ:
a. Ý nghĩa ngữ pháp
-> là ý nghĩa chung của nhiều từ cùng loại, phản ánh mối quan hệ giữa từ với từ trong hệ thống ngôn ngữ (còn gọi là nghĩa hướng nội).
VD: nhà, cửa, quần, áo, bàn, ghế... có ý nghĩa ngữ pháp là DT.
b. Ý nghĩa từ vựng
-> là ý nghĩa riêng của từng từ, phản ánh mối quan hệ của từ với sự vật, hiện tượng trong hiện thực.
- Nghĩa biểu vật: phản ánh mối quan hệ giữa từ với sự vật (hiện tượng, thuộc tính, hành động...) mà nó biểu thị.
-Nghĩa biểu niệm: phản ánh mối quan hệ giữa từ với ý, tức là với khái niệm hoặc biểu tượng mà từ biểu hiện.
- Nghĩa biểu cảm: phản ánh mối quan hệ của từ với người sử dụng, là ý nghĩa biểu thị tình cảm, thái độ, cách đánh giá của người dùng ngôn ngữ đối với sự vật, hiện tượng được gọi tên.
VD: Lanh chanh: nhanh nhưng ẩu đoảng, không chắc chắn Lênh khênh: cao, không vững chắc
2.2. Dùng từ phải đúng nghĩa
- Từ được dùng phải biểu hiện được chính xác nội dung ý nghĩa cơ bản cần thể hiện, tức là nghĩa của từ phải phù hợp với nội dung định thể hiện. Có những trường hợp không đạt được sự phù hợp này.
VD: Hoạt động y tế là một hoạt động thầm kín.
-> Thầm kín: trạng thái yên lặng và kín đáo, không để lộ điều bí mật
- Khi dùng từ cần phải đạt được yêu cầu: vừa đúng về nghĩa cơ bản, vừa đúng về nghĩa biểu thái, biểu cảm.
VD: Bọn giặc đã hy sinh gần hết.
Hy sinh, ngoèo, ngỏm củ tỏi, toi, từ trần, mất, qua đời... - Hy sinh, từ trần: sắc thái trang trọng
- Chết, mất: trung tính
- ngỏm, tỏi, ngoèo, toi: sắc thái coi thường
3. Dùng từ phải đúng về đặc điểm ngữ pháp3.1. Từ loại 3.1. Từ loại a. Thực từ - Danh từ - Động từ - Tính từ - Số từ - Đại từ b. Hư từ - Phó từ - Thán từ 3.2. Quan hệ ngữ pháp của từ:
- trục đối vị cho ta biết được hệ thống các từ có thể thay thế nhau trên cùng vị trí, từ đó xác định được giá trị riêng của từ
- trục ngữ đoạn cho ta xác định được khả năng kết hợp của từ. 3. Dùng từ phải thích hợp với phong cách ngôn ngữ của văn bản
a. Phong cách ngôn ngữ trong văn bản nghệ thuật b. Phong cách ngôn ngữ trong văn bản chính thuận b. Phong cách ngôn ngữ trong văn bản chính thuận c. Phong cách ngôn ngữ trong văn bản hành chính d. Phong cách ngôn ngữ trong văn bản khoa học e. Phong cách ngôn ngữ trong văn bản báo chí
4. Dùng từ phải đảm bảo tính hệ thống của văn bản
VD: Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý, có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm.
6. Tránh lặp từ, thừa từ, dùng từ sáo rỗng, công thức
VD: Anh là nhà thơ vĩ đại đã viết nên những tác phẩm tuyệt diệu với một nội dung trữ tình sâu sắc, một hình thức nghệ thuật điêu luyện, xứng đáng ở đỉnh cao chói lọi trên văn đàn thơ ca rực rỡ của dân tộc.