- Nhìn chung hoạt động kiều hối và chuyển tiền Western Union của ngân
4.1.1. Phân tích cơ cấu tài sản
Khi phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh thì việc phân tích cơ cấu tài sản là một trong những khoản mục quan trọng giúp chúng ta có cái nhìn tổng quát hơn về tình hình tài sản hiện có của ngân hàng, từ đó có thể đánh giá một
cách chính xác về việc sử dụng tài sản có hiệu quả hay không trong việc phát
triển và nâng cao hoạt động kinh doanh của các ngân hàng. Để tìm hiểu xem cơ
cấu tài sản mang lại lợi ích gì cho ngân hàng TMCP Phương Đông chi nhánh Bạc
Liêu, chúng ta xem xét bảng số liệu dưới đây:
Bảng 3: TÌNH HÌNH CƠ CẤU TÀI SẢN CỦA NGÂN HÀNG TMCP PHƯƠNG ĐÔNG CHI NHÁNH BẠC LIÊU QUA 3 NĂM 2005 – 2007
ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Tỷ trọng (%) Năm 2006 Tỷ trọng (%) Năm 2007 Tỷ trọng (%) Tổng tài sản 92.305 100 160.997 100 345.657 100 Tồn quỹ tiền mặt 14 0,015 565 0,35 759 0,22
Dư nợ cho vay 92.010 99,68 160.042 99,4 344.200 99,6
TSCĐ 258 0,28 312 0,19 536 0,16
Sử dụng vốn khác 23 0,024 78 0,05 162 0,05
(Nguồn: Phòng kế toán ngân hàng TMCP Phương Đông chi nhánh Bạc Liêu
năm 2005 – 2007)
Qua bảng phân tích cơ cấu tài sản, ta thấy tỷ trọng của khoản dư nợ cho
vay (các tổ chức kinh tế, cá nhân) chiếm một tỷ lệ rất lớn trong tổng cơ cấu tài sản. Cụ thể là năm 2005 chiếm 99,68%, năm 2006 chiếm 99,4% và năm 2007
chiếm 99,6%. Theo xu hướng chung của ngân hàng, khoản cho vay các tổ chức
kinh tế, cá nhân được đánh giá là tích cực vì nó không để vốn bằng tiền quá
nhiều mà đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng vòng quay vốn hoặc trả
nợ và ngân hàng cũng cần phải có một lượng tiền thích hợp để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Sự dư nợ cho vay chiếm một tỷ trọng lớn trong cơ cấu
vốn cho ta thấy được sự hiệu quả của ngân hàng trong khâu tận dụng nguồn tiền
nhàn rỗi của mình. Qua bảng trên ta thấy tồn quỹ tiền mặt năm 2005 chiếm 0,015%, sang năm 2006 tăng lên 0,35% và đến năm 2007 giảm còn 0,22% trong
cơ cấu tài sản. Điều này chứng tỏ ngân hàng đã hoạt động có hiệu quả và không
để lượng tiền mặt quá nhiều trong quỹ. Về tài sản thì việc phân tích khoản mục TSCĐ giúp cho nhà quản trị có cách nhìn tổng quát về loại tài sản cũng như việc
hoạch định vốn bổ sung cho việc đầu tư mua sắm TSCĐ. Năm 2005 tỷ trọng TSCĐ là 0,28%, sang năm 2006 là 0,19% và đến năm 2007 TSCĐ chiếm 0,16% trong cơ cấu tài sản của ngân hàng. Qua phân tích cho thấy TSCĐ chiếm một tỷ
trọng tương đối nhỏ trong cơ cấu tài sản. Qua đó thể hiện được mức độ sử dụng
tài sản của ngân hàng chưa cao. Nếu xét riêng từng năm thì ta thấy rằng sự chênh lệch TSCĐ này là không đáng kể. Điều đó cho thấy ngân hàng chưa thật sự đầu tư vào TSCĐ để ổn định mức sản xuất lâu dài cho nên có thể gặp khó khăn khi
nhu cầu tăng vọt. Vì vậy ngân hàng cần có một chính sách hợp lý hơn nhằm nâng
cao tỷ trọng TSCĐ trong cơ cấu tài sản của mình nhằm giúp cho hoạt động kinh
doanh của ngân hàng đạt hiệu quả cao hơn nữa.