Tiểu kết chương 1

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ chế chính sách nhằm huy động nguồn lực tài chính từ khu vực tư nhân trong hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu ở việt nam (Trang 52 - 54)

9. Cấu trúc luận án

1.4. Tiểu kết chương 1

Chương 1 đã tập trung nghiên cứu các khái niệm chính, cơ sở lý luận về cơ chế và chính sách huy động nguồn lực tài chính từ khu vực kinh tế tư nhân cho ứng phó với BĐKH. Các quan điểm về nguồn lực tài chính, cơ chế và chính sách huy động các nguồn lực tài chính cũng đã được giới thiệu cụ thể dưới các góc độ khác nhau. Ngoài ra, các yếu tố tác động đến việc huy động các nguồn lực tài chính từ khu vực tư nhân cũng đã được liệt kê khá đầy đủ.

Từ tổng quan nghiên cứu ở trên cho thấy mỗi công trình đều có những đóng góp tích cực cả về lý luận và thực tiễn trên các góc độ tiếp cận khác nhau, với đối tượng, phạm vi và thời điểm nghiên cứu khác nhau. Đây là những nghiên cứu có vai trò quan trọng, làm cơ sở cho việc thực hiện hướng nghiên cứu của luận án. Qua đó, tác động đến hiệu quả của chính sách huy động nguồn lực tài chính từ khu vực tư nhân trong ứng phó với BĐKH, cần được nhìn nhận từ hai góc độ (i) Đạt được các mục tiêu công đảm bảo khu vực tư nhân đầu tư kịp thời và hiệu quả về chi phí vào các biện pháp cần thiết để hỗ trợ phát triển kinh tế và nâng cao đời sống nhân dân, đồng thời giảm nhẹ BĐKH toàn cầu và hạn chế các tác động không thể tránh khỏi của BĐKH; (ii) Tăng cường mức độ

tham gia và khuyến khích chủ động tham gia của khu vực tư nhân vào các dự án ứng phó với BĐKH thông qua một số can thiệp chính sách như thúc đẩy cơ hội thông qua thiết lập thị trường cho các dự án “cấp độ đầu tư” xanh và cân bằng sân chơi bằng cách hạn chế rủi ro đầu tư, quản lý chi phí và tăng lợi nhuận từ các khoản đầu tư.

Trong bối cảnh biểu hiện và tác động của BĐKH ngày càng rõ rệt, Việt Nam đã cam kết chung tay cùng thế giới thực hiện các biện pháp ứng phó với nỗ lực cao hơn nữa vì một thế giới nóng lên không quá 2°C so với thời kỳ tiền công nghiệp. Do vậy, nhu cầu về tài chính cho ứng phó với BĐKH ngày càng tăng, đặt nhiều áp lực cho nguồn tài chính công. Thúc đẩy huy động nguồn lực tài chính tư nhân vào ứng phó với BĐKH đang là một trong những ưu tiên hàng đầu của Đảng và Nhà nước để nâng cao khả năng thực hiện và đảm bảo hiệu quả của các chính sách ứng phó với BĐKH sau năm 2020 của Việt Nam.

Vì vậy, luận án sẽ tập trung nghiên cứu vấn đề liên quan đến các yếu tố tác động đến hiệu quả huy động tài chính từ khu vực tư nhân vào ứng phó với BĐKH từ góc nhìn của khu vực tư nhân để góp phần tăng cường tính hiệu quả của các cơ chế, chính sách huy động nguồn lực tài chính từ khu vực tư nhân trong ứng phó với BĐKH, từ đó góp phần hỗ trợ và thúc đẩy thực hiện các biện pháp ứng phó với BĐKH ở Việt Nam. Để đạt được kết quả mong muốn, luận án đặt ra 02 mục tiêu cụ thể tương đương với các bước tiến hành như sau

- Xác định được các yếu tố tác động đến mức độ sẵn sàng đầu tư vào ứng phó với BĐKH của khu vực tư nhân.

- Đề xuất được các định hướng và giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện cơ chế, chính sách huy động nguồn tài chính từ khu vực tư nhân vào ứng phó với BĐKH ở Việt Nam dựa trên quan điểm của các doanh nghiệp.

Khung nghiên cứu và các phương pháp nghiên cứu cụ thể được đưa ra trong chương tiếp theo.

CHƯƠNG II PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ SỐ LIỆU NGHIÊN CỨU YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ CỦA KHU VỰC TƯ NHÂN CHO ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT NAM 2.1. Khung nghiên cứu

Trên cơ sở phân tích tổng quan tình hình nghiên cứu cơ chế, chính sách Nhà nước về huy động nguồn lực tài chính từ khu vực tư nhân trong ứng phó với BĐKH; cơ sở lý luận về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của khu vực tư nhân; khảo sát và kế thừa các công trình nghiên cứu liên quan đến cơ chế, chính sách Nhà nước về huy động nguồn lực tài chính từ khu vực tư nhân trong ứng phó với BĐKH, luận án đưa ra khung nghiên cứu được thể hiện trong Hình 2.1.

THỰC TRẠNG CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH HUY ĐỘNG PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU

· Thu thập số liệu

TÀI CHÍNH TƯ NHÂN

· Hỗ trợ của nhà nước đối với các dự án ƯP với BĐKH

· Vai trò của doanh nghiệp thể hiện trong các chính sách liên quan đến ứng phó với BĐHK

· Nguồn vồn vay để thực hiện các hoạt động ƯP với BĐKH

· Các chính sách phân bổ và chia sẻ rủi ro

· Hạn chế trong thực hiện

· Nghiên cứu bàn giấy

· Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư vào ứng phó với BĐKH

· Phiếu điều tra

· Phân tích nhân tố khám phá (EFA)

· Phân tích hồi quy tuyến tính

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ chế chính sách nhằm huy động nguồn lực tài chính từ khu vực tư nhân trong hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu ở việt nam (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(185 trang)
w